Ngân sách quốc phòng của Nga. Tài khóa năm 2021 trước cuộc xâm lược Ukraine, ngân sách Nga chi cho quốc phòng là hơn 65.9 tỷ USD – Đứng thứ 5 thế giới. Còn hình 1 dưới là 10 năm trước từ 2010 -> 2019. Có thể nói rằng trung bình hàng năm từ 2010 tới 2022 Nga bỏ ra tầm 60 tỷ cho mỗi năm.

by admin

60 tỷ USD hàng năm được phân bổ cho việc:

  • Trả lương cho lính và sỹ quan, huấn luyện cho tân binh. Đào tạo sỹ quan.
  • Chi chí hoạt động của các khí tài.
  • Duy trì, sửa chữa bảo dưỡng và nâng cấp khí tài.
  • Ngân sách dành cho tình báo quân đội GRU
  • Đóng mới các trang thiết bị như Su-57, T 14 Armata, tàu ngần hạt nhân Yasen Borei, tàu khinh hạm Gorskov, tên lửa hypersonic …..
  • Nghiên cứu các dự án tương lai của quân đội
  • Ngân sách cho lực lượng tên lửa chiến lược để duy trì kho hạt nhân với lượng đầu đạn nhiều nhất tg và nghiên cứu hàng mới.

Vậy nhìn thử xem quân đội Nga trên giấy có những gì (nguồn quốc hội EU 2019) hình 2:

Lính và sỹ quan thường trực của quân đội Nga :

  • Lục quân: 280k – Không quân: 165k – Hải quân: 150k – Spetsnaz: 1k – Dù: 45k – Tên lửa chiến lược: 50k – Đường sắt: 30k – Bộ chỉ huy và hậu cần: 180k
    -> Tổng cộng năm 2019 trên giấy tờ Nga có xấp xỉ gần 1 triệu 1 lính và sỹ quan thường trực.

Lại nói về khí tài trên giấy đang trực chiến, đây mới là thứ dc tung hô nhiều nhất:
Lục quân:

  • Trên giấy có gần 3k xe tăng trực chiến gồm T-72,T-80,T-90 các phiên bản ( chưa tính đến dự bị trong kho )
  • Trên giấy có hơn 10k xe thiết giáp IFV và APC trực chiến gồm BMP 1/2/3, BTR-70/80/82A/90, Typhoon, MT LB ( chưa tính đến dự bị trong kho )
  • Trên giấy 1200 bệ phóng rocket TOS SMERCH URAGAN BM-21 ( chưa tính đến dự bị trong kho )
  • Trên giấy hơn 3000 tổ hợp và bệ phóng phòng không thấp trung cao từ Tunguska, Osa, Buk, Tor, Pantsir cho đến S-300 S-400. ( chưa tính đến dự bị trong kho )
  • Trên giấy hơn 1000 xe pháo tự hành từ 2S1 cho tới 2S19 Msta ( chưa tính đến dự bị trong kho )
    Đó là chưa kể hàng hà xa số pháo kéo, xe công binh, xe tải, xe hậu cần, xe jeep như Tigr …….

Không quân:
-Trên giấy hơn 400 con tiêm kích đa năng và đánh chặn Mig-29/35, Su-27/30/35, Mig-31 ( chưa tính đến dự bị trong kho )
-Trên giấy hơn 500 con cường kích và ném bom như Su-24 Su-25 Su-34 ( chưa tính đến dự bị trong kho )
-Trên giấy hơn 300 con vận tải từ An-12 cho tới IL-76 ( chưa tính đến dự bị trong kho )
-Trên giấy hơn 100 con ném bom từ Tu-22 Tu-95 cho tới Tu-160
Đó là chưa kể đến vô số trực thăng như đám Mi đám Ka, rồi máy bay cảnh báo sớm đang trực chiến, máy bay huấn luyện.

Hải quân có gần 350 tàu đang trực chiến:

  • Trên giấy 37 con tàu ngầm hạt nhân cả chiến lược và tấn công
  • Trên giấy 21 con tàu ngầm điện
  • Trên giấy Tuần dương : 1 con Kirov và 2 con Slava đang hoạt động
  • Trên giấy 10 Khu trục hạm
  • Trên giấy 11 khinh hạm
  • Trên giấy 80 corvette
    Và vô số tàu dò mìn tàu đổ bộ, tàu vận tải hậu cần.

Tên lửa chiến lược:

  • Trên giấy có hơn 6000 đầu đạn hạt nhân và vô số bệ phóng.

Vậy với chỉ 60 tỷ hàng năm, các bạn nghĩ đủ để duy trì cái đống trang bị trên giấy kia không? Rồi tiền đâu mà làm việc khác? Chưa kể tình trạng Nga Á trong quân đội.

Theo tính toán, hơn 15.000 đô la mỗi phút là khoản tiền nước Nga phải chi cho vũ khí hạt nhân. Với khoản chi đó người Nga cũng mới chỉ đạt “huy chương đồng” trong số các quốc gia dẫn đầu về chi tiêu cho vũ khí hạt nhân. Chỉ trong năm 2020, nước Nga đã phải chi 8 tỉ USD cho vũ khí này, tương đương 15.222 USD mỗi phút.

Vị trí dẫn đầu luôn thuộc về Hoa Kỳ với chi tiêu 37,4 tỉ đô la. Trung Quốc, nằm ở vị trí thứ hai trong bảng xếp hạng, chi tiêu cho vũ khí hạt nhân ít hơn gần 4 lần – 10,1 tỉ đô la, theo các dữ liệu của Chiến dịch Bãi bỏ Vũ khí hạt nhân toàn cầu, ICAN.

=> Ngân sách QP Nga cỡ Vương quốc Anh nhưng lại phải nuôi một đội quân cỡ Mỹ. Cái bất ngờ là trong thời gian dài mà cường quốc quân sự như Nga không có khả năng ứng cứu vài nghìn quân cách biên giới mình có một hai trăm km.

You may also like

Leave a Comment