Thiên Long Bát Bộ lấy bối cảnh thời đại Bắc Tống, xuyên suốt hơn 33 năm đó cụ Kim xây dựng khá rõ nét quan hệ bang giao và xung đột giữ Tống – Liêu – Tây Hạ – Thổ Phồn – Đại Lý. Vậy tình hình bang giao giữa Đại Việt và các nước láng giềng trong khoảng thời gian này có gì nổi bật.
ĐẠI VIỆT BỐI CẢNH THIÊN LONG BÁT BỘ.
Thời điểm diễn ra sự kiện quần hào Trung Nguyên vây đánh Tiêu Viễn Sơn, mở đầu thời kỳ Thiên Long Bát Bộ thì ở phía Nam, quân Tống và quân Đại Việt đụng độ nhẹ ở biên giới. Đại Việt bắt được chỉ huy sứ là Dương Bảo Tài và quân lính, trâu ngựa đem về.
Khoảng 8 năm sau sự kiện Nhạn Môn Quan, vua Đại Việt đích thân đi đánh Chiêm Thành, bắt được vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn người.
Khoảng 14 năm sau sự kiện Nhạn Môn Quan, nhà Tống ngầm xúi giục người Man động, cấm giao thương ở biên giới, tích cực điều động binh lính, tích trữ lương thảo chuẩn bị đánh Đại Việt. Lý Thường Kiệt biết tin, mang hơn 10 vạn binh sang tận đất Tống đánh châu Khâm, Liêm, Ung. Trận này quân Đại Việt giết hơn 10 vạn người, bắt sống người ba châu ấy đem về.
Khoảng 15 năm sau sự kiện Nhạn Môn Quan, nhà Tống sai Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy, liên kết với Champa, Khmer đánh Đại Việt. Lý Thường Kiệt đại phá quân Tống trên sông Như Nguyệt, Chiêm Thành Chân Lạp nghe tin sợ vỡ mật chạy về nước.
Khoảng 16 năm sau sự kiện Nhạn Môn Quan, Đại Việt lại đem đại binh sang đánh hai châu Khâm và Liêm nước Tống, nói lấy tiếng rằng nhà Tống thi hành phép thanh miêu, tàn hại dân, cho nên đem quân sang hỏi tội.
Khoảng 18 năm sau sự kiện Nhạn Môn Quan, nhà Tống đem Thuận Châu trả cho Đại Việt (tức là châu Quảng Nguyên).
Khoảng 20 năm sau sự kiện Nhạn Môn Quan, Đại Việt trả lại cho nhà Tống dân và lính bị bắt ở ba châu Ung, Khâm, Liêm, vì trước đó nhà Tống đã trả lại Đại Việt các châu Quảng Nguyên.
Khoảng 23 năm sau sự kiện Nhạn Môn Quan, Đại Việt sai trạng nguyên Lê Văn Thịnh đến trại Vĩnh Bình cùng với người Tống bàn việc cương giới. Nhà Tống trả lại cho Đại Việt 6 huyện 3 động. Người Tống có thơ rằng:”Nhân tham Giao Chỉ tượng, khướt thất Quảng Nguyên kim” (vì tham voi Giao Chỉ, bỏ mất vàng Quảng Nguyên).
Khoảng 24 năm sau sự kiện Nhạn Môn Quan, Tống Thần Tông băng hà, Tống Triết Tông Triệu Hú lên ngôi nhưng tuổi còn nhỏ, Cao thái hậu buông rèm nhiếp chính. Suốt 9 năm Cao thái hậu nhiếp chính, mọi việc đều có khuôn phép, chính sách mềm dẻo nên bang giao khá yên bình.
Khoảng 33 năm sau sự kiện Nhạn Môn Quan, Cao thái hậu băng hà, thằng lõi con Triệu Hú chính thức nắm quyền hành. Ngay tại Nhạn Môn Quan Tiêu Phong tự vẫn, kết thúc hơn 33 năm Thiên Long Bát Bộ.
CÓ THỂ THẤY RẰNG GIAI ĐOẠN NÀY, ĐẠI VIỆT DƯỚI THỜI LÝ VÔ CÙNG HÙNG CƯỜNG, XỨNG ĐÁNG LÀ “TIỂU BÁ VƯƠNG” CỦA KHU VỰC. NHÀ TỐNG CŨNG PHẢI NHÚN NHƯỜNG VÀI PHẦN.