Một trong những điều dễ nhận biết nhất nhưng đáng ngạc nhiên nhất về nền giáo dục hiện đại là bạn chỉ học một lần duy nhất. Bạn học mỗi ngày trong những năm nhất định, được cung cấp những kiến thức cần thiết và sau đó, khi bạn tầm 21 tuổi, bạn ngừng học – và bắt đầu phần còn lại của cuộc đời.
Trước khi nền giáo dục hiện đại xuất hiện, hệ thống giáo dục sớm nhất trên thế giới là giáo dục tôn giáo. Các tôn giáo dạy cho giáo dân về đạo đức, mục tiêu và ý nghĩa của cuộc đời. Một trong những khía cạnh thú vị nhất trong quá trình truyền giáo là họ rất coi trọng việc học đi học lại. Đối với họ, việc học bất cứ thứ gì một lần duy nhất rất vô lý. Điều cơ bản của giáo dục tôn giáo nằm ở việc lặp lại. Người theo đạo Hồi sẽ đọc kinh 5 lần một ngày; giáo sĩ đạo Thiên Chúa giáo sẽ xem lại thánh thư 7 lần một ngày.
Một giáo dân Do Thái chính thống sẽ dành 300 ngày trong một năm để tưởng niệm và lặp lại các nghi lễ học kinh Torah, trong khi một phật tử sẽ ngồi xếp bằng và hành thiền khoảng 12 lần từ lúc sáng tinh mơ đến tối đêm.
Tôn giáo có một khả năng có thể gọi là sàng lọc tâm trí: bất cứ thứ gì ta nạp vào nhanh chóng sẽ bị trôi đi trong những những kí ức hổng lỗ chỗ của chúng ta.
Ngược lại, giáo dục hiện đại tuân theo thuyết “cái xô trí não”: những kiến thức ta tiếp thu được sẽ ở lại cùng ta suốt cả đường đời.
Đó là lí do vì sao chúng ta không nghĩ đến việc thực sự coi một cuốn sách là một niềm vui thích – và hạ cố đọc nó có một lần thôi.
Các tôn giáo thì bớt ngây ngô và thêm phần phóng khoáng khi cho rằng những thứ bạn kể cho người ta nghe vào buổi sáng sẽ dần dần trôi khỏi đầu óc trước hai giờ chiều và gần như biến mất hẳn vào nửa đêm.
Lặp đi lặp lại là cách duy nhất để đảm bảo rằng ta có thể giữ lại kiến thức. Một khi bạn đọc xong một văn bản, một câu chuyện, bạn hãy lật lại từ đầu và bắt đầu đọc thêm lần nữa.
Chúng ta trả một cái giá đắt cho việc không hào hứng xem lại bài vở và lật lại các ý tưởng. Đây là những thứ chúng ta rất cần trong đầu: những thiên thần trong ta nói với chúng ta hãy kiên nhẫn, hãy giữ sự dịu dàng, hãy cố gắng tha thứ, hãy dừng lại để biết ơn, hãy cố gắng để hiểu những thứ lúc đầu quá đỗi qua lạ…
Đương nhiên, chúng ta đã được học những điều trên một lần rồi. Nhưng đó là chuyện hồi trước thôi. Có lẽ là khi chúng ta mới 7 tuổi. Rất tự nhiên, những điều tốt đẹp đó không còn trong tâm trí khi chúng ta trải nghiệm cuộc sống, va vấp việc này người kia, hăm dọa và đổ lỗi, vu khống và thù ghét.
Có thể trong các lĩnh vực khác đối lập với tôn giáo có có số lượng triết lí tương đương hoặc thậm chí còn hơn trong tôn giáo. Tuy nhiên những ai bỏ qua kiến thức thì đều quá lạc quan về chức năng của não bộ. Họ chọn cách nói với ta chỉ một lần, có thể là với một giọng nói trầm thấp, về tất cả những thứ quan trọng, có thể truyền tải dưới dạng một bài thơ hay nhưng nặng nề hay một quyển tiểu thuyết tình tiết chậm chúng ta đã từng đọc một mùa hè của hai mươi năm trước. Sau đó họ kì vọng chúng ta nhớ những điều trong đó trong tâm trí cả đời.
Chúng ta không nên bỏ qua những hiểu biết quí giá nhất về những vệ sĩ của kí ức. Chúng ta cần trộm ý nghĩ cần học đi học lại từ các tôn giáo – và tạo ra những công cụ để xào lại kiến thức cho riêng mình. Chúng ta cần khiến những ý tưởng quan trọng nhất trở nên sống động trong đầu. Chúng ta không bao giờ có thể làm điều đó ở trường học. Chúng ta nên ngày ngày lặp đi lặp lại những sự thật: rằng chúng ta sẽ chết, chúng ta phải hiểu bản thân, chúng ta phải yêu thương, con người thì buồn nhiều hơn là tầm thường khổ đau…
Chúng ta có được nhiều thứ nhờ các tôn giáo, nhưng chúng ta không thể có được với những lí thuyết tôn giáo biết về bộ não: sẽ chẳng có kiến thức gì đọng lại trong não trừ phi chúng ta ôn tập và lặp lại kiến thức mỗi sớm mai thức dậy.
Theo The book of life