Trên truyền thông đại chúng, hình ảnh các cuộc chiến tranh thời Trung Cổ gắn liền với các hiệp sỹ với giáp sắt sáng bóng, cưỡi ngựa chiến phi nước đại với những mũi thương dài, đập tan mọi kẻ thù dám cản đường tiến của họ.
Chiến tranh trên lục địa châu Âu thời Trung cổ đúng là rất nổi tiếng với lực lượng hiệp sỹ, những chiến binh cưỡi ngựa và mặc áo giáp, thường có quan hệ với giới quý tộc hoặc hoàng gia, mặc dù (đặc biệt là ở đông bắc châu Âu). Và thực tế, đây đúng là lực lượng nổi bật trên chiến trường châu Âu vào thời kỳ này. Nhưng bên cạnh đó, thời Trung Cổ còn chứng kiến sự xuất hiện và lụi tàn của nhiều lực lượng/đơn vị quân sự nổi bật với chiến tích vượt trội, nhiều lực lượng trong số đó khiến cả các hiệp sỹ xuất xắc nhất cũng phải kiêng dè và thực tế đã vài lần đánh bại các hiệp sỹ trên chiến trường
Sau đây là một vài lực lượng quân sự khét tiếng thời Trung Cổ
- Berserker
Trong các tài liệu cổ viết bằng tiếng Bắc Âu, Berserker là những chiến binh được cho là chiến đấu trong cơn giận dữ điên cuồng giống như bị thôi miên, một đặc điểm mà sau này đã tạo ra từ tiếng Anh hiện đại berserk (có nghĩa là “cuồng bạo lực hoặc mất kiểm soát”). Sự tồn tại của các Berserker được chứng thực trong nhiều nguồn ghi chép của người Bắc Âu cổ.
Các bức phù điêu trên cột của Trajan ở Rome mô tả cảnh Trajan chinh phục Dacia vào năm 101–106 SCN. Các cảnh điêu khắc cho thấy những người lính La Mã đang chiến đấu với kẻ thù bao gồm cả các chiến binh bộ lạc từ cả hai phía của sông Rhine. Có những chiến binh được miêu tả là đi chân trần, để ngực trần, mang vũ khí và đội mũ bảo hiểm có liên quan đến người Germani. Cảnh 36 trên cột thể hiện một số chiến binh người Dacian đang đứng cùng nhau, với một số đội mũ đầu gấu và một số đội mũ đầu sói. Các ghi chép xuất hiện một lần nữa vào năm 872 SCN, khi mổ tả Thórbiörn Hornklofi trong trận chiến Hafrsfjord, chiến đấu cho Vua Harald Fairhair của Na Uy. Vào mùa xuân năm 1870, bốn chiếc khuôn đúc bằng đồng, các đĩa Torslunda, được Erik Gustaf Pettersson và Anders Petter Nilsson tìm thấy trong một ngôi mộ đá trên vùng đất của trang trại số 5 Björnhovda ở giáo xứ Torslunda, Öland, Thụy Điển, một trong số chúng thể hiện nghi thức Berserker.
Các Berserker là một nhóm những chiến binh tinh nhuệ trong văn hóa Germanic, Norse… tồn tại ở vùng Trung và Bắc Âu. Những chiến binh này được mô tả là có sức khỏe phi thường, chiến đấu với rìu, kiếm và khiên thường đội mũ mũ bảo hộ làm từ đầu sói hoặc gấu, trên mình đầy hình xăm, một số truyền thuyết mô tả họ chiến đấu không cần áo giáp, khi ở trong trạng thái Berserker, da thịt của họ cứng như sắt thép và không thể bị làm tổn thương, cơn điên loạn khiến đợt tấn công của họ không thể bị ngăn chặn
Vua Harald Fairhair sử dụng Berserker làm “Lực lượng gây shock”. Các vị vua Scandinavi khác đã sử dụng Berserker như một phần của đội quân đột kích của mình và đôi khi xếp họ tương đương với cận vệ hoàng gia.
Vào năm 1015, Jarl Eiríkr Hákonarson của Na Uy đã đặt Berseker ngoài vòng pháp luật. Trong trận cầu Stamford, khi lực lượng người Saxon của Harold Godwinson tấn công bất ngờ lực lượng Viking của Harald Hardrada, một chiến binh Viking đã 1 mình đứng chặn trên cầu để cản quân Saxon, ông đã giết rất nhiều kẻ thù và ngăn cả đối phương đủ lâu cho tới khi quân Viking tập hợp được hàng ngũ, chiến binh này được cho là 1 Berserker. Đến thế kỷ 12, những chiến Binh Berserker hoàn toàn biến mất trong lịch sử.
- Varangian Guard
Vệ binh Varangian (tiếng Hy Lạp: Τάγμα τῶν Βαράγγων, Tágma tōn Varángōn) là một đơn vị tinh nhuệ của Quân đội Byzantine từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14, từng là vệ sĩ riêng cho các hoàng đế Byzantine. Lực lượng Cận vệ Varangian được biết đến với thành phần chủ yếu gồm các chiến binh đến từ Bắc Âu, bao gồm chủ yếu là người Bắc Âu đến từ Scandinavia nhưng cũng có cả người Anglo-Saxon đến từ Anh.
Vùng Rus’ là nơi đầu tiên cung cấp các chiến binh Varangian cho Đế chế Byzantine bắt đầu từ năm 874. Các chiến binh Varagians chiến đấu trong quân đội Byzantine băn đầu như những lính đánh thuê, họ tham gia vào các cuộc viễn chinh của Đế chế quanh khu vực Địa Trung Hải như tại Đảo Crete năm 949; cuộc viễn chinh ở Italy năm 936…. các chiến binh người Bắc Âu xuất hiện trong các cuộc xung đột với người Ả Rập tai Syria năm 955. Năm 988, Basil II yêu cầu hỗ trợ quân sự từ Vladimir I của Kiev để giúp bảo vệ ngai vàng của mình. Tuân thủ hiệp ước do cha mình lập sau Cuộc vây hãm Dorostolon (971), Vladimir gửi 6.000 chiến binh đến cho Basil. Để đổi lại điều này, Basil gả em gái của mình, công chúa Anna, cho Vladimir. Vladimir cũng đồng ý chuyển sang Cơ đốc giáo và đưa người dân của mình theo đạo Cơ đốc. Năm 989, những chiến binh Varangian này, do chính Basil II lãnh đạo, đổ bộ lên Chrysopolis để để dập tắt cuộc nổi dậy của Bardas Phokas. Trên chiến trường, Phokas quá sốc khi chứng kiến kẻ thù của mình chiến đấu, chết vì đột quỵ; quân của ông ta quay đầu bỏ chạy. Sự tàn bạo của chiến binh Varangian được ghi nhận khi họ truy đuổi đội những kẻ bỏ chạy và “hào hứng chặt chúng thành từng mảnh”.
Những chiến binh này sau đó được Basil II tổ chức thành lực lượng cận vệ Varagians, họ tiếp tục tham gia vào các cuộc viễn chinh tại miền Nam Italia năm 1018 và Sicily năm 1038. Thành viên nổi tiếng nhất của lực lượng không ai khác ngoài Harald Hardrada, sau này là vua của Nauy. Là một trong những lực lượng tinh nhuệ nhất của Đế Chế, Varagians Guard cũng là lực lượng được trang bị tốt nhất. Họ thường được trang bị theo kiểu Byzantin với giáp Lamellar, phủ bên ngoài Chainmail và Gamberson, họ đội mũ trụ mang hơi hướng Viking có lưới che mặt chỉ để hở 2 hốc mắt; theo thời gian, chiến binh Varagians cũng từ bỏ khiên tròn truyền thống của người Viking để chuyển sang sử dụng khiên hình cánh diều của người Byzantine. Nhưng về vũ khí họ vẫn sử dụng những loại vũ khí quen thuộc của người Bắc Âu như kiếm kiểu Viking, rìu chiến, và đặc biệt là loại vũ khí biểu tượng cho sức mạnh của các chiến binh phương Bắc, Dane axe, một chiếc rùi lớn, dùng bằng cả 2 tay. Varagians Guard nằm trong danh sách những lực lượng được trả lương cao nhất Đế chế, trong suốt những năm hoạt động, các hoàng đế Byzantine luôn bổ sung nhân sự cho lực lượng này từ các vùng Bắc Âu, Saxon, đảo Anh…
Lực lượng Varagian Guard là nòng cốt trong quân đội Byzantine, họ thường cưỡi ngựa đến chiến trường nhưng xuống ngựa để chiến đấu. Sức mạnh và kỹ năng chiến đấu điêu luyện của Varagians Guard đóng vai trò quan trọng trong chiến thắng của Byzantine trước kẻ thù trong thế kỷ 11, lực lượng tham gia vào hầu hêt các trận đánh quan trọng như trận Montemaggiore, trận Sirmium, trận Beroia…. chống lại người Norman, Lombard, Hungary, Seljuk… Lực lượng Varagians Guard cũng là lực lượng nổi bật trong trận đánh phòng thủ Byzantine trong cuộc thập tự chinh lần thứ 4. Bị áp đảo hoàn toàn về quân số, Varangian Guard giữ vững vị trí của mình và chiến đấu bằng mọi thứ họ có, kể cả tay không. Đây là trận đánh cuối cùng của lực lượng Varangian Guard, lực lượng mờ nhạt dần trong thế kỷ XIV và hoàn toàn biến mất sau khi đế chế Byzantine sụp đổ
- English Longbowmen
Lính trường cung Anh là lực lượng nổi bật của quân đội vương quốc Anh trong thời Trung Cổ. Tin rằng được phát triển đầu tiên ở xử Wales. Theo ghi chép về cuộc xâm lược xứ Wales của người Norman, các cung thủ Welsh đã gây thương vong khủng khiếp cho kẻ thù. Sau khi trở thành 1 phần của vương quốc Anh, lực lượng quân sự xứ Wales bao gồm cả các cung thủ trường cung trở thành 1 phần trong quân đội của Edward trong chiến dịch chinh phục Scotland
Nam giới Anh được khuyến khích luyện tập với Trường cung như một môn thể thao, đây là một cách để huấn luyện cung thủ từ nhỏ, vì để sử dụng trường cung một cách thành thạo không phải chuyện đơn giản và cần rất nhiều thời gian luyện tập. Một cây trường cung có thể dài từ 1,5 – 1,8m, cánh cung làm bằng gỗ thủy tùng hoặc gỗ hoàng dương, mũi tên dài 0,9m. Lực kéo được dự đoán của Trường Cung Anh là từ 100 – 185 lbs. Để sử dụng được một cây trường cung như vậy, người lính phải rất khỏe mạnh thậm chí là có thể hình to lớn.
Lính Trường Cung Anh trở nên nổi tiếng trong chiến tranh Trăm năm. Quân Anh với thành phần lớn là lính trường cung đã đánh bại quân Pháp nhiều trận, nổi tiếng nhất là 2 trận Crecy và Agincourt, quân Anh đã đánh bại quân Pháp với số lượng lớn hơn nhiều. Trong trận Crecy, quân Pháp tổn thất đến 1,200 hiệp sỹ, còn trong trận Agincourt, bên Pháp thiệt hại tổng cộng 6000 – 10000 quân. Hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi việc trường cung có thể bắn xuyên qua giáp Full plate của kỵ binh Pháp hay không, nhưng sự thật không thể phủ nhận là lính Trường Cung Anh nếu có chiến thuật hợp lý và lựa chọn địa hình tốt chắc chắn có thể đánh bại các hiệp sỹ Pháp. Theo các nghiên cứu, mũi tên bodkin chuyên dụng để xuyên giáp có thể xuyên qua 1 vài bộ phận mỏng của giáp Plate từ cự ly 230m. Ở cự ly bắn thẳng, mũi tên bodkin có thể xuyên qua giáp Plate có chât lượng thấp. Ngay cả khi không xuyên qua được Giáp, những cơn mưa tên từ đội hình trường cung cũng có thể làm ngựa bị thương và hất các hiệp sỹ ngã ngựa. Trong trận Crecy, 10.000 lính trường cung Anh đã đối đầu với lực lượng 4.000 lính nỏ Genoese khét tiếng. Nỏ của Genoese bắn mạnh hơn nhiều so với trường cung nhưng chỉ có phạm vi hiệu quả 250m và chỉ có thể bắn 2 phát/phút. Trong khi đó lính trường cung Anh có thể băn 10 mũi tên/phút từ cự ly hiệu quả 330m. Hơn nữa trước trận chiến nỏ của lính Genoese bị ngấm nước mưa khiến họ không thể tác chiến hiệu quả, cuối cùng lính đánh thuê Genoese không thể chống lại những cơn mưa tên từ phía Anh và buộc phải rút lui.
Lính Trường Cung Anh tiếp tục được sử dụng phổ biến trong cuộc chiến tranh Hoa Hồng bởi cả 2 gia tộc Lanscaster và York. Trận đánh cuối cùng của lính Trường cung diễn ra vào năm 1644 tại trận Tippermuir trong cuộc chiến của 3 Vương Quốc. Sau đó việc phổ biến vũ khí sử dụng thuốc súng đen đã chấm dứt sự tồn tại của trường cung như một lực lượng quân sự
- Kỵ binh Mamluk
Mamluk (tiếng Ả Rập: مملوك mamlūk (số ít), مماليك mamālīk (số nhiều), nghĩa là “tài sản” hay “nô lệ” của một vị vua; cũng chuyển tự thành mamluq, mameluk, mamaluke, marmeluke hay mamluke) là những người lính nô lệ cải sang Hồi giáo và phục vụ các khalip Hồi giáo trong suốt thời kỳ Trung Cổ. Qua thời gian, họ trở thành một lực lượng quân sự mạnh mẽ thường đánh bại các đội quân Thập tự chinh châu Âu. Và hơn một lần, họ đã có cơ hội nắm lấy quyền lực cho mình; ví dụ như sự thống trị Ai Cập trong giai đoạn các vua Mamluk từ 1250 đến 1517.
Vào tháng 6 năm 1249, Cuộc thập tự chinh thứ bảy dưới sự lãnh đạo của vua Louis IX của Pháp đổ bộ vào Ai Cập và chiếm Damietta. Quân Ai Cập rút lui ngay từ đầu. Khi sultan Ai Cập As-Salih Ayyub chết, quyền lực chuyển một thời gian ngắn cho con trai ông là Turanshah và sau đó là người vợ yêu quý của ông Shajar Al-Dur (hay Shajarat-ul-Dur). Bà đã giành quyền kiểm soát với sự ủng hộ của các chiến binh mamluk và tiến hành một cuộc phản công. Đội quân do Baibars chỉ huy đã đánh bại quân Pháp của vua Louis IX. Vị vua này đã trì hoãn rút quân quá lâu và bị các Mamluk bắt giữ vào tháng 3 năm 1250 và phải trả tiền chuộc 400.000 livrơ.
Khi quân Mông Cổ của Húc Liệt Ngột tàn phá và cướp bóc Bagdad năm 1258 và tiến xa về hướng Syria, emir Mamluk là Baybars đã rời Damascus tới Cairo nơi ông được tiếp đón bởi sultan Qutuz. Sau khi hạ thành Damascus, Húc Liệt Ngột yêu cầu Qutuz giao nộp Ai Cập nhưng Qutuz đã giết sứ giả của Húc Liệt Ngột và với sự giúp sức của Baibars, huy động quân đội của mình. Mặc dù Húc Liệt Ngột phải trở về phía Đông khi Đại Hãn Mông Kha tử thương trong trận đánh với quân Nam Tống, ông để tướng của mình là Kitbuqa ở lại tấn công. Qutuz nhử quân Mông Cổ vào trong một ổ phục kích gần sông Orontes, đánh họ thảm bại trong trận Ain Jalut, bắt giữ và hành quyết Kitbuqa. Những chiến binh Mamluk đánh bại người Mông Cổ lần thứ hai tại Homs vào năm 1260 và bắt đầu đẩy họ về phía đông. Trong quá trình này, họ thống nhất quyền lực vượt qua Syria, củng cố miền đất này, thiết lập quan hệ ngoại giao giữa các hoàng thân địa phương. Quân đội của Baybars tấn công Acre năm 1263, chiếm giữ Caesaria năm 1265 và thảm sát dân cư ở Antioch năm 1268. Mamluk cũng đánh bại cuộc tấn công của Mông Cổ vào Syria các năm 1271, 1281 (trận Homs lần thứ hai). Họ bị thất trận trước quân Mông Cổ và các đồng minh Cơ Đốc giáo trong trận Wadi al-Khazandar năm 1299. Tuy nhiên, trong các năm 1303/04, 1312, họ lại đập tan những cuộc tấn công của Mông Cổ, khiến cho đế chế này vĩnh viễn không thể chiếm được Syria.
Những chiến binh Mamluk tiếp tục tồn tại cho tới tận thế kỷ 18. Khi Napleon Bonaparte tấn công Ai Cập, ông đã đụng độ và đánh bại các chiến binh này trong trận Kim Tự Tháp. Nhưng quá ấn tượng với khả năng chiến đấu của các Mamluk. Napoleon sau đó quyết định thành lập các tiểu đoàn Mamluk cho riêng mình. Thậm chí cận vệ hoàng gia của ông cũng có những người lính Mamluk trong suốt chiến dịch Bỉ, bao gồm cả những người đầy tớ riêng thân cận. Vệ sĩ nổi tiếng của Napoléon, Roustam Raza là một Mamluk từ Ai Cập.
- Hội hiệp sỹ Teuton
Dòng Huynh đệ Nhà Teuton Thánh Mẫu tại Jerusalem (tên chính thức tiếng Latinh: Ordo domus Sanctæ Mariæ Theutonicorum Hierosolymitanorum; tiếng Đức: Orden der Brüder vom Deutschen Haus St. Mariens in Jerusalem), thường gọi tắt Huynh đệ Teuton (Deutscher Orden, Deutschherrenorden hay Deutschritterorden) là một giáo binh đoàn gốc Đức thời Trung Cổ được thành lập vào cuối thế kỷ 12 ở Acre, vùng Levant với mục đích trợ giúp các Kitô hữu hành hương tới Thánh Địa và thiết lập các bệnh xá. Trong suốt thời kỳ Trung Cổ, đây là một Giáo binh đoàn Thập tự chinh, gồm những hiệp sĩ mặc áo choàng trắng với chữ thập đen, còn ngày nay là một dòng tu Công giáo thuần túy tôn giáo, trụ sở đặt tại thành Viên, nước Áo. Thành viên của giáo đoàn được gọi là Hiệp sĩ Teuton hoặc Hiệp sĩ dòng German. Sau khi văn kiện Con bò vàng của Rimini được Hoàng đế Friedrich II ban hành, vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã Thần thánh này cùng với Đại Thống lĩnh Hermann von Salza và Công tước Konrad của Masovia phát động cuộc xâm lược vùng “Cựu Phổ” vào năm 1226 để buộc người dân vùng Cựu Phổ vùng Baltic phải theo đạo Cơ đốc. Các Hiệp sĩ, sau đó, đã bị tố cáo là vi phạm luật lệ Ba Lan vì cố tình tạo ra một giáo bang độc lập (tiếng Đức: Deutschordensland). Giáo đoàn đã đánh mất mục đính chính của mình tại châu Âu, khi đất nước láng giềng là Litva chấp nhận theo đạo Cơ đốc. Một khi đã được củng cố ở Phổ, Giáo đoàn bắt đầu nhúng tay vào những chiến dịch chống lại các nước láng giềng theo đạo Cơ đốc, Vương quốc Ba Lan, Đại Công quốc Litva và Cộng hòa Novgorod (sau khi sáp nhập binh đoàn Livonia). Cũng như lực lượng phong kiến của mình, giáo binh đoàn này có một nền kinh tế thành thị mạnh, đã thuê nhiều thương nhân từ khắp châu Âu, và trở thành một thế lực hải quân mạnh nhất ở biển Baltic lúc bấy giờ.
Vào năm 1410, liên quân Ba Lan – Litva đã đánh bại Giáo binh đoàn và làm giảm thế lực quân sự của họ trong trận đánh tại Grunwalt (Tannenberg). Giáo binh đoàn đã dần dần suy yếu cho đến năm 1525 khi Đại Thống lĩnh Albert của xứ Brandenburg thoái vị và cải đạo, đi theo học thuyết Lute, để trở thành Công tước xứ Phổ. Các Đại Thống lĩnh khác tiếp tục nắm chủ quyền trên những vùng đất quan trọng của Giáo binh đoàn ở Đức và những nơi khác cho đến năm 1809, khi bị Hoàng đế Pháp là Napoléon Bonaparte ra lệnh giải tán và Giáo binh đoàn mất hết những vùng đất thế tục của nó. Giáo binh đoàn vẫn tiếp tục tồn tại, do Vương triều Habsburg đứng đầu, trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, và đến tận ngày nay vẫn còn hoạt động chủ yếu với những mục tiêu từ thiện ở Trung Âu.
- Dòng Hiệp sỹ Cứu tế
Hiệp sĩ Cứu tế hay Y viện Hiệp sĩ Đoàn hay Hiệp sĩ Y viện (còn được gọi là Giáo binh đoàn Tối cao của Thánh John của Jerusalem của Rhodes và của Malta, Hiệp sĩ Malta, Hiệp sĩ của Rhodes, và Hiệp sĩ Malta; tiếng Pháp: Ordre des Hospitaliers, tiếng Anh: Knight Hospitaller) khởi đầu là bệnh viện Amalfi được thành lập ở Jerusalem vào năm 1080 nhằm chăm sóc những người hành hương nghèo và bệnh tật đến Đất Thánh. Sau cuộc chinh phục Jerusalem vào năm 1099 trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất, nó đã được cho phép trở thành một giáo đoàn (quân đoàn), và được giao nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ Đất Thánh.
Các Hiệp sĩ cuối cùng cũng bị đánh bật khỏi Jerusalem do sự bành trướng thế lực của người Hồi giáo. Sau khi Vương quốc Jerusalem mất (thành phố Jerusalem thất thủ năm 1187), các Hiệp sĩ phải dồn về Hạt Tripoli, rồi sau khi thành phố Acre bị chiếm năm 1291, dòng tu phải chạy về Vương quốc Síp để tránh nạn. Nhận thấy họ càng ngày càng bị cuốn vào cuộc tranh đấu chính trị tại Síp, Đại thống lĩnh của dòng tu là Guillaume de Villaret vạch kế hoạch bỏ đi, chọn đảo Rhodes làm quê hương mới cho họ. Người kế nhiệm ông là Fulkes de Villaret thực thi kế hoạch này, để rồi tới ngày 15 tháng 8 năm 1309, sau hơn hai năm chinh phạt, đảo Rhodes chịu khuất phục trước các hiệp sĩ của dòng tu. Họ cũng giành được quyền cai quản một số hòn đảo nhỏ lân cận, và các cảng Bodrum và Kastelorizo.
Trên đảo Rhodes, các hiệp sĩ Cứu tế, khi đó cũng được gọi là các Hiệp sĩ đảo Rhodes, buộc phải chuyển thành một lực lượng quân sự, chiến đấu chống lại lực lượng cướp biển người Berber. Họ chống trả thành công hai cuộc tấn công vào thế kỷ 15, lần thứ nhất bởi vua Ai Cập năm 1444, lần thứ hai bởi vua Thổ là Mehmed II năm 1480, người sau khi hạ thành Constantinopolis, đặt việc triệt hạ Dòng tu lên mục tiêu hàng đầu của ông. Năm 1522, một đạo quân mới xuất hiện: 400 chiến thuyền Ottoman dưới sự chỉ huy của vua Suleiman I tung từ 100.000 đến 200.000 quân lên đảo. Để chống trả, các Hiệp sĩ, dưới quyền Đại thống lĩnh Philippe Villiers de L’Isle-Adam, có chừng 7.000 chiến binh phòng ngự trong các pháo lũy. Cuộc bao vây Rhodes (1522) kéo dài sáu tháng, kết cục là dòng tu bị đánh bại, các Hiệp sĩ sống sót được phép di tản đến Sicilia
Sau bảy năm lang thang nay đây mai đó ở châu Âu, cuối cùng các Hiệp sĩ cũng tìm được chỗ trú ngụ năm 1530, khi Hoàng đế Karl V của Thánh chế La Mã, với tư cách là Vua Sicilia, ban cho họ đảo Malta. Các Hiệp sĩ Cứu tế tiếp tục các hoạt động quân sự chống lại người Hồi giáo và bọn cướp biển người Berber. Mặc dầu chỉ có trong tay vài thuyền chiến, họ đã nhanh chóng làm cho Đế quốc Ottoman phải tức giận, và không hài lòng thấy họ ổn định trở lại. Năm 1565, vua Thổ là Suleiman I đưa một đạo quân gồm 40.000 người đến để vây hãm 700 hiệp sĩ và 8.000 binh lính của Dòng tu nhằm trục xuất họ khỏi Malta. Cuộc bao vây kết thúc ngày 8.9 với thắng lợi cuối cùng thuộc về các Hiệp sỹ Malta, khi đó, họ chỉ còn 600 người có khả năng chiến đấu. Người ta ước tính lúc đỉnh điểm, quân Thổ lên tới chừng 40 ngàn người, trong đó chừng 15 ngàn sống sót trở về Constantinopolis. Cuộc vây hãm được mô tả hết sức sinh động trong các tranh tường của Matteo Perez d’Aleccio trong đại sảnh St. Michael và St. George, cũng còn được biết đến với tên gọi Phòng Vương miện, trong lâu đài Đại thống lĩnh ở Valletta.
Khi Napoléon Bonaparte chiếm Malta năm 1798, dòng tu Hiệp sĩ ngưng mối liên hệ với tất cả các tổ chức tôn giáo hay chính trị bên ngoài, và cố gắng duy trì sự tồn tại độc lập cho đến ngày nay dưới cái tên Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta (Sovereign Military Order of Malta).
- Lính nỏ Genoese
Các cung thủ người Genova (tiếng Ý: Balestrieri genovesi) là một quân đoàn nổi tiếng của thời Trung cổ, vừa hoạt động để bảo vệ Cộng hòa Genoa vừa là lực lượng lính đánh thuê cho các cường quốc Ý hoặc châu Âu khác. Được trang bị nỏ, họ chiến đấu cả trên bộ và hải chiến; trường hợp đáng chú ý là trong trận Meloria và Curzola. Các thành viên của đội bắn nỏ Genova được tuyển dụng từ các vùng khác của Liguria. Họ cũng đến từ các vùng khác của Montferrat, một số thị trấn của Đồng bằng Po, bao gồm Pavia, Piacenza và Parma, và Corsica, nhưng được thành lập và tổ chức ở Genoa, chỉ huy của các công ty thường xuất thân từ các gia đình quyền quý của thành phố.
Vũ khí chính của những người lính bắn nỏ Genova là nỏ, được sản xuất tại Genoa bởi Cơ sở sản xuất vũ khí Balistrai. Đồng thời, những người lính đánh thuê được trang bị một con dao găm, một chiếc mũ bảo hiểm bằng kim loại nhẹ, một chiếc áo giáp Gamberson và một chiếc khiên lớn, được gọi là pavese (pavise), được sử dụng khi nạp lại nỏ. Đội thông thường bao gồm một người bắn nỏ và hai người hỗ trợ, một người sử dụng khiên, người còn lại chịu trách nhiệm kéo chiếc nỏ thứ hai, do đó tăng gấp đôi tốc độ bắn.
Các tay nỏ người Genova trở nên nổi tiếng trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất, khi chỉ huy người Genova Guglielmo Embriaco sử dụng quân đoàn trong cuộc vây hãm Jerusalem, và một lần nữa trong Trận Jaffa năm 1192 trong cuộc Thập tự chinh thứ ba. Những người lính bắn nỏ Genova vẫn là một trong những lực lượng được coi trọng nhất trên chiến trường châu Âu cho đến thế kỷ XVI. Hoàng đế Frederick II, sau thất bại trong trận Parma, đã ra lệnh chặt ngón tay của bất kỳ lính nỏ nào mà người của ông ta bắt được, rõ ràng lính nỏ Genoa đã khiến Frederick II nhận 1 thất bại đau đớn.
Giống như những lực lượng cung nỏ khác ở châu Âu, việc xuất hiện của vũ khí sử dụng thuốc súng đen dẫn đến sự lụi tàn không thể tránh được của lính nỏ Genoa. Từ đầu thế kỷ XVII, hỏa khí phổ biến trên chiến trường dẫn đến việc từ bỏ sử dụng cung nỏ, và lính nỏ Genoa cũng vì vậy mà trở nên dần mờ nhạt và cuối cùng biến mất khỏi chiến trường.
- Black Army
Quân đội Đen (tiếng Hungary: Fekete sereg, phát âm [ˈfɛkɛtɛ ˈʃɛrɛɡ], tiếng Latinh: Legio Nigra), còn được gọi là Quân đoàn/Trung đoàn Đen – có thể theo tên gọi toàn cảnh áo giáp đen của họ – là tên gọi chung cho các lực lượng quân sự phục vụ dưới triều đại của Vua Matthias Corvinus của Hungary. Black Army của Hungary tồn tại từ năm 1458 đến 1494, thành phần chính là những người lính đánh thuê toàn thời gian được trả lương cao và hoàn toàn cống hiến cho nghệ thuật chiến tranh. Đó là một đội quân thường trực đã chinh phục các phần lớn của Áo (bao gồm cả thành phố Vienna năm 1485) và hơn một nửa Vương quốc Bohemia (Moravia, Silesia và cả Lusatias), và dành nhiều chiến thắng quan trọng khác trước Đế chế Ottoman, như trong trận Breadfield năm 1479.
Cứ bốn người lính trong Black Army thì một người được trang bị súng hỏa mai, đây là một tỷ lệ bất thường vào thời điểm đó. Thậm chí một thập kỷ sau khi Quân đội Đen tan rã, đến đầu thế kỷ XVI, chỉ có khoảng 10% binh lính của quân đội Tây Âu sử dụng súng. Lực lượng chính của quân đội là bộ binh, pháo binh và kỵ binh hạng nhẹ và hạng nặng. Ban đầu, nòng cốt của lực lượng bao gồm 6.000–8.000 lính đánh thuê. Vào những năm 1480, con số này là từ 15.000 đến 20.000, tuy nhiên, con số trong cuộc duyệt binh ở thành Vienna đã lên tới 28.000 người (20.000 kỵ binh, 8.000 bộ binh) vào năm 1485. Những người lính chủ yếu là người Séc, người Đức, người Serb, người Ba Lan và từ năm 1480, người Hungary. Do đó, Quân đội Đen lớn hơn nhiều so với quân đội của Louis XI của Pháp, quân đội châu Âu chuyên nghiệp thường trực duy nhất tồn tại trong thời điểm đó. Black Army chủ yếu được triển khai ở biên giới phía Bắc và Tây Bắc Hungary, chống lại Đế chế La Mã Thần Thánh. Một lực lượng lính đánh thuê khác đóng giữ biên giới phía Nam chống lại Đế chế Ottoman.
Cái chết của Matthias Corvinus đồng nghĩa với sự kết thúc của Black Army, gánh nặng chi phí để duy trì 2 lực lượng thường trực ở 2 đầu biên giới đơn giản là quá lớn, vị vua mới Vladislaus II đã không thể trang trải chi phí cho quân đội.
Khủng hoảng chính trị ở Hungary nổ ra, sau một vài sự kiện, Black Army, lúc này không được trả lương, được gửi đến khu vực phía nam để chống lại các cuộc xâm lược của Ottoman. Vì không có lương, họ tìm cách cướp bóc ở những ngôi làng gần đó. Hội đồng Quốc gia ra lệnh cho Paul Kinizsi phải ngừng cướp bóc bằng mọi giá. Ông đến Szegednic-Halászfalu vào cuối tháng 8 năm 1492, nơi ông giải tán Black Army do Haugwitz chỉ huy. Trong số 8.000 thành viên, 2.000 người trốn thoát được đến miền tây Styria, nơi họ tiếp tục cướp bóc vùng nông thôn. Các tù nhân được áp giải đến Buda, nơi Black Army chính thức bị giải tán và họ được phép ra nước ngoài với điều kiện không bao giờ được quay lại và đòi tiền. Họ đã gia nhập lực lượng ở Áo và đối đầu với Bá tước Georg Eynczinger vào ngày 7 tháng 5 năm 1493, tại Thaya, nơi tất cả họ đều bị giết hoặc bị bắt và bị tra tấn đến chết. Những người lính đánh thuê cuối cùng còn lại được tích hợp vào các đơn vị đồn trú địa phương, Họ quá thất vọng về tình trạng tài chính của mình nên đã liên minh với một chỉ huy quân sự của Ottoman, Mihaloğlu Ali Bey để bí mật giao nộp pháo đài. Khi kế hoạch của họ bị phát hiện, Paul Kinizsi đã can thiệp vào tháng 5 năm 1494 trước khi họ kịp tiến hành bất cứ hành động nào. Anh ta bắt giữ chỉ huy và binh lính vì tội phản quốc và bỏ đói họ đến chết
- Lính đánh kích Thụy sĩ
Lính đánh thuê Thụy Sĩ (tiếng Đức: Reisläufer) là một lực lượng bộ binh hùng mạnh được tạo thành từ những người lính chuyên nghiệp có nguồn gốc từ các bang của Liên bang Thụy Sĩ Cũ. Họ đáng chú ý vì đã phục vụ trong quân đội nước ngoài, đặc biệt là trong lực lượng quân sự của các vị vua của Pháp, trong suốt thời kỳ từ Hậu kỳ Trung cổ đến thời Phục hưng. Hoạt động của họ với tư cách là lính đánh thuê đạt đến đỉnh cao trong thời kỳ Phục hưng, khi khả năng chiến đấu nổi bật khiến họ trở thành đội quân đánh thuê được săn đón nhiều nhất châu Âu vào thời điểm đó.
Các chiến binh của các bang Thụy Sĩ đã nổi tiếng khắp châu Âu với tư cách là những người lính thiện nghệ, do họ đã bảo vệ thành công quyền tự do của mình trước các lãnh chúa Habsburg người Áo, bắt đầu từ cuối thế kỷ 13, bao gồm cả những chiến thắng đáng chú ý trước những hiệp sỹ được bọc giáp dày đặc trong trận Morgarten và trận Laupen. Điều này đã được tiếp tục thúc đẩy bởi các chiến dịch thành công tại các khu vực xung quanh, chủ yếu vào Bán đảo Ý. Đến thế kỷ 15, họ được đánh giá là lực lượng lính đánh thuê có giá trị cao, đặc biệt là sau hàng loạt chiến thắng đáng chú ý trong Chiến tranh Burgundy (1474–1477) vào cuối thế kỷ. Đội quân thường trực của Vua Hungary Matthias Corvinus, được gọi là “Black Army” (1458–1490), cũng bao gồm các đơn vị đánh kích người Thụy Sĩ, những người được nhà vua rất coi trọng.
Lính đánh kích Thụy Sĩ và lực lượng Landsknechts là những đối thủ thường xuyên của nhau trong cuộc xung đột lớn ở châu Âu vào đầu thế kỷ XVI, ví dụ như Đại chiến Ý. Mặc dù người Thụy Sĩ nói chung có lợi thế đáng kể trong một “cuộc chiến xô đẩy” đơn giản, nhưng kết quả là cuộc chiến vẫn khá dã man và được những người theo dõi gọi là “cuộc chiến tồi tệ”. Các nghệ sĩ thời kỳ này như Hans Holbein chứng thực rằng hai cột giáo khổng lồ đâm vào nhau có thể dẫn đến một trận chiến hỗn loạn, với rất nhiều người chết và bị thương ở cả hai bên.
Chuỗi chiến thắng kéo dài hai thế kỷ của lính đánh kích Thụy Sĩ đã kết thúc vào năm 1522 với thảm họa trong Trận Bicocca khi các lực lượng tercios và Landsknecht của Tây Ban Nha kết hợp đánh bại họ một cách dứt khoát bằng các chiến thuật vượt trội: công sự, pháo binh và công nghệ mới (tức là súng ngắn). Tại Bicocca, những người lính đánh thuê Thụy Sĩ, phục vụ cho vua Pháp, đã nhiều lần cố gắng tấn công vào những vị trí phòng thủ bất khả xâm phạm mà không có sự hỗ trợ của pháo binh chỉ để bị tiêu diệt bởi hỏa lực của vũ khí nhỏ và pháo binh đối phương. Chưa bao giờ người Thụy Sĩ chịu tổn thất nặng nề như vậy trong khi không thể gây ra nhiều thiệt hại cho kẻ thù của họ.
Với việc thông qua sửa đổi Hiến pháp Thụy Sĩ năm 1874 cấm các quốc gia nước ngoài tuyển dụng công dân Thụy Sĩ, các mối quan hệ hợp đồng như vậy đã chấm dứt. Các liên minh quân sự đã bị cấm theo hiến pháp Thụy Sĩ năm 1848, mặc dù quân đội vẫn phục vụ ở nước ngoài khi có nghĩa vụ của các hiệp ước. Một ví dụ như vậy là các trung đoàn Thụy Sĩ phục vụ dưới quyền của Francis II của Hai Sicilies, người đã bảo vệ Gaeta vào năm 1860 trong Chiến tranh Thống nhất Ý. Điều này đánh dấu sự kết thúc kỷ nguyên mà lính đánh thuê Thụy Sĩ làm mưa làm gió trên chiến trường châu Âu. Sau đó là một thời kỳ suy thoái, do những tiến bộ về công nghệ và tổ chức đã làm mất đi lợi thế của người Thụy Sĩ. Chủ nghĩa biệt lập quân sự của Thụy Sĩ phần lớn đã chấm dứt
- Landsknecht
Landsknechte, còn được gọi là Landsknechts hoặc Lansquenets, là những lính đánh thuê người Đức được sử dụng trong đội hình pike and shot cuối thời Trung cổ, đầu thời Cận Đại. Bao gồm chủ yếu là lính giáo và bộ binh hỗ trợ, tuyến đầu của họ được tạo thành bởi Doppelsöldner (“những người được trả lương gấp đôi”) nổi tiếng với việc sử dụng Zweihänder và súng hỏa mai. Ban đầu được tổ chức bởi Hoàng đế Maximilian I và Georg von Frundsberg, họ là lực lượng cốt lõi của Quân đội Hoàng gia của Đế chế La Mã Thần thánh từ cuối những năm 1400 đến đầu những năm 1600, chiến đấu trong các cuộc chiến tranh Habsburg-Valois, các cuộc chiến tranh Habsburg-Ottoman và các cuộc chiến tranh tôn giáo ở châu Âu. Landsknechte là những chiến binh được trang bị tốt, có kinh nghiệm và dũng mãnh. Ngoài ra, họ được Hoàng đế La Mã Thần thánh tuyển mộ với số lượng lớn trên khắp nước Đức và Áo, do đó đảm bảo cả về số lượng và chất lượng cho quân đội Đế quốc trong một thế kỷ rưỡi. Ở đỉnh cao danh vọng dưới thời trị vì của Charles V của Habsburg, và dưới sự lãnh đạo của các thuyền trưởng đáng chú ý như Georg von Frundsberg và Nicholas of Salm, Imperial Landsknechts đã có được uy tín toàn cầu nhờ những thành công quan trọng như bắt giữ Vua Pháp Francis Tôi trong Trận Pavia năm 1525 và cuộc kháng chiến chống lại người Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman do Suleiman the Magnificent lãnh đạo tại Cuộc vây hãm Vienna năm 1529, đồng thời chịu trách nhiệm về Cuộc cướp bóc khét tiếng của Rome năm 1527
Maximilian bắt đầu thành lập các đơn vị Landsknecht đầu tiên vào năm 1486, thu hút được 6.000–8.000 lính đánh thuê. Một trong những đơn vị này ông đã trao cho Eitel Friedrich II, Bá tước Hohenzollern, người đã huấn luyện họ với những người hướng dẫn người Thụy Sĩ ở Bruges vào năm 1487 để trở thành “Hắc vệ quân”[a] – Landsknechte đầu tiên. Năm 1488, Maximilian tổ chức Liên minh Swabian, thành lập một đội quân gồm 12.000 bộ binh và 1.200 kỵ binh để ngăn chặn Bavaria và Bohemia. Đây được coi là đội quân Landsknecht đầu tiên được thành lập tại Đức. Cũng giống như Reisläufer, đội hình của Landsknecht bao gồm những người được huấn luyện và trang bị giáo, kích và kiếm, mặc dù cây giáo của Landsknecht thường ngắn hơn của Reisläufer vào khoảng 4,2 mét. Những người lính có kinh nghiệm và được trang bị tốt, nhận lương gấp đôi Landsknecht bình thường và nhận danh hiệu Doppelsöldner, Trong mỗi đơn vị, 50 Doppelsöldner sẽ đc trang bị đại kiếm dài 1m7, phải cầm bằng hai tay, 50 Doppelsöldner khác được trang bị súng.
Imperial Landsknechte đóng góp đáng kể trong nhiều chiến thắng của Hoàng đế, bao gồm Trận Pavia quyết định năm 1525 và các chiến thắng khác trong các chiến dịch của Áo (1532), Pháp (1542), Liên minh Cải cách Đức (1547) và trong tất cả các cuộc chiến tranh Italia.
Từ những năm 1560 trở đi, sau cái chết của Frundsberg, danh tiếng của Landsknechte giảm dần. Trong Chiến tranh Tôn giáo của Pháp và Chiến tranh Tám mươi năm, lòng dũng cảm và kỷ luật của họ bị chỉ trích, và các thành phần từ Tây Ban Nha của quân đội Flanders thường xuyên phản đối tính hữu dụng trên chiến trường của Landsknechte, đôi khi hơi bất công. Tuy nhiên, địa vị của họ cũng bị ảnh hưởng bởi danh tiếng ngày càng tăng của các tercio Tây Ban Nha. Khi phục vụ ở Nam Âu, Landsknechte vẫn được coi là đội quân tinh nhuệ. Trong quân đội của quân nổi dậy Hà Lan, nhiều lính đánh thuê Đức đã được thuê nhưng buộc phải từ bỏ một số truyền thống Landsknecht để tăng cường kỷ luật vượt sông và khả năng chiến đấu hải quân của họ. Kỷ luật ngày càng tăng trong hàng ngũ đã khiến họ bị thay thế bằng một hệ thống quân đội tốt hơn tại Đức, Kaiserlicher Fussknecht, ít phụ thuộc hơn vào lính đánh thuê.