Edit: Tiêu Dao Thư Quán.
Tục bó chân bắt nguồn từ thời Tống nhưng thịnh hành nhất là ở thời nhà Thanh, nhưng cũng có người nói nó đã xuất hiện rất sớm từ thời nhà Tùy.
Thiếu nữ sau khi bó chân, bước chân càng thêm mềm mại uyển chuyển. Dựa theo cách bó khác nhau mà chia thành những phẩm cấp khác nhau, nhưng chỉ khi đủ 3 tấc mới được xưng là “ba tấc kim liên” cao quý.
Dân gian truyền tụng, thiếu nữ thời đó khi ra đường mọi người sẽ không nhìn mặt chỉ nhìn dáng đi và gót chân để phán định vẻ đẹp, còn những thiếu nữ không bó chân (đa phần là những gia đình nghèo, tầng lớp thấp) hay bó không chuẩn đều bị người đời cười nhạo đến nỗi không dám bước ra đường. Ví dụ điển hình nhất chính là Mã thị – vợ của Chu Nguyên Chương, có chồng là khai quốc Hoàng đế bản thân là Hoàng hậu cao quý cũng là khai quốc công thần nhưng bởi vì chân to mà bị thế nhân châm biếm nửa kiếp người.
Còn có một giải thích khá thú vị khác, bó chân khiến thiếu nữ khi di chuyển bắp đùi sẽ kéo căng, vùng kín bị ép chặt, nên trong chuyện phòng the đạt được nhiều khoái cảm. Cách nói này không biết thật hay giả nhưng cũng phản ánh vai trò quan trọng của ba tấc kim liên.
Các bậc thầy thơ ca như Lý Bạch, Tô Thức… cũng từng những bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của ba tấc kim liên. Có thể thấy, ở thời bấy giờ bất luận là tầng lớp nào đối với ba tấc kim liên cũng đều tôn sùng yêu thích.
Thực tế thì, nói một cách khách quan, bó chân được xem là một phương cách “làm đẹp” ở thời đó, cho dù là tự nguyện hay ép buộc. Nhưng để thỏa mãn sự tôn sùng đó và sợ hãi “sự khác biệt” mà phụ nữ phải trả giá bằng máu và nước mắt. Trong nhà ai có con gái thì phải được người nhà bó chân từ nhỏ, mặc kệ cô gái có đau đớn khóc lóc cầu xin như thế nào. Khi ấy không có thuốc tiêu viêm nhưng bởi vì “chân có mùi, mới là chân bó đẹp”, mà không biết bao nhiêu bé gái chết yểu, bị người nhà, bị chế độ, bị sự yêu thích mù quáng của nam giới thời đó ép chết.
Mọi người có thể tưởng tượng, một cô gái được nuôi trong lầu son gác tía chưa bao giờ bước ra khỏi cổng lớn, suốt ngày bị ép học nữ tắc nữ đức, dáng người mảnh mai yếu ớt cùng đôi chân bó mỗi bước đi đều run lẩy bẩy, đi ba bước lùi lại một bước, bên cạnh phải có tỳ nữ dìu dắt. Sống một cuộc sống như vậy, thì những cô gái đó làm sao tồn tại mà không mang ám ảnh tâm lý, làm sao có thể tự lập đây?
– Quá trình bó chân:
Vật phẩm cần chuẩn bị:
1, 6 miếng vải bố màu lam, dài ước chừng 8 đến 10 thước, nói chung càng dài càng tốt, lúc bó sẽ không bị nhăn.
2,, 5 đôi giày đi bình thường, mũi giày phải nhọn, rộng hẹp tùy theo quá trình biến hóa của đôi chân, có thể sau khi bó dần nhỏ hơn.
3, 2 đôi giày sử dụng lúc đi ngủ, nhưng cũng có thể dùng vải bố quấn lại.
4, Vải bông, trong quá trình bó có thể xương chân sẽ gồ lên cần dùng vải bông để chèn, tránh tạo ra vết chai.
5, Chậu rửa chân, trước khi bó cần ngâm chân trong nước ấm.
6, Kéo nhỏ, dùng để cắt móng chân.
[Quá trình]:
Phương pháp bó chân thông thường chính là dùng vải bố bó chặt quanh bàn chân rồi dùng sức bẻ quặp ngón chân ra phía sau tạo thành một độ cong tiêu chuẩn, miếng vải phải được siết chặt đến cực hạn nên thường xảy ra tình huống trật khớp, chờ đến khi bàn chân biến thành cây cung nhỏ tự nhiên là hoàn thành. Đây là phương pháp phổ biến nhất, nhưng ở trường hợp những cô gái bó chân trễ hay có yêu cầu đặc biệt với độ nhỏ của chân, thì ngoại trừ vải bố chúng ta còn có thể mượn những vật phẩm khác.
Đây là phương pháp thịnh hành ở phương Bắc, những ngón chân sau khi đã bẻ gãy ép xuống lòng bàn chân, dùng hai thanh trúc kẹp hai bên bàn chân sau đó dùng vải siết lại để cố định hình dạng. Ở tỉnh Sơn Tây, rất nhiều người sử dụng phương pháp này, mục đích chính là ngoại trừ hình dáng thon nhỏ, những đốt lồi ở các ngón chân cũng sẽ tinh tế. Mỏng manh như lá liễu, lúc di chuyển mới lung lay đáng thương.
Sử dụng chén, dĩa, bình hoa… làm bằng gốm sứ, đập vỡ ra thành mảnh vừa phải. Thời điểm bó chân sẽ để những mảnh gốm lên trên bàn chân và dưới lòng bàn chân rồi quấn lại, lúc các cô gái đi đường những mảnh gốm sắc nhọn đâm vào bàn chân và ngón chân, máu chảy ra thấm vào vải bố, nhưng vì được quấn rất dày nên không bị thấm ra ngoài. Lúc rửa chân sẽ dùng sức xé vải bố ra, thịt sống cũng bị kéo xuống máu chảy đầm đìa, sau đó ngâm miệng vết thương trong nước ấm, qua vài lần bàn chân sẽ nhiễm trùng làm mủ, như vậy bàn chân càng thêm nhỏ. Sở dĩ Sơn Tây, Đài Loan, Hà Nam, Cam Túc thịnh hành phương pháp này bởi vì mục đích chính là muốn bàn chân bị nhiễm trùng, chân chẳng những thon nhỏ hơn mà ngón chân càng thêm dễ gãy, thỏa mãn đủ ba điều kiện “Mùi chân, thon nhỏ, hoàn mỹ”.
Trước tiên bó chặt hai bên bàn chân, sau đó dùng gậy gỗ đập liên tục vào các ngón chân cho đến khi trật khớp, giống như lúc giặt quần áo. Như vậy ngón chân sẽ dễ dàng bị bẻ ra phía sau, mà bàn chân càng thêm mềm mại không xương. Trong kỹ viện, các tú bà thường sử dụng thủ đoạn này, cũng là một cách mẹ kế đối đãi với con riêng của chồng, có thể nói so với khổ hình càng tàn độc hơn.
Kẹp trúc, mảnh gốm, gậy gỗ là những phương pháp chỉ được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt, nhưng nói theo khía cạnh nào đó, thủ đoạn quả thật đặc biệt.
_________________________
[+260 likes]
Bỗng nhiên, không muốn làm phụ nữ nữa….
_________________
[+363 likes]
Ngón chân bị bẻ sống???
________________
[+219 likes]
Mị cảm thấy may mắn khi sinh ở thời hiện đại.
_______________
[+664 likes]
Người ta từng muốn xuyên không làm nương nương….
Phần 6: Miêu Cương cổ thuật