Là một danh tướng, Trần Quốc Tuấn cũng là một nhà văn hóa lớn. Ông giỏi tâm lý, biết cách thu phục lòng quân để giữ yên lòng dân, ra sức đoàn kết tướng sĩ, đoàn kết quân dân, đoàn kết Vương triều tạo nên sức mạnh vô địch cho cả quốc gia – dân tộc.
Chứng minh cho sự đoàn kết này là sự kết hợp đầy nhiệt huyết và hiệu quả của các Gia Thần của Hưng Đạo Vương Phủ, họ bao gồm những ai?
Sau đây là bài thống kê của tại hạ về sức mạnh lẫn chiến công của các Gia Thần đó, Ngũ Đại Gia Thần gồm:
— Thượng Tướng Quân
— Thống Lĩnh Tượng Binh
— Thống Lĩnh đặc công Thủy Binh
— Chánh Tướng Tiên Phong
— Tướng chỉ huy Cấm Quân
—————————————
1. PHẠM NGŨ LÃO – Thánh Dực Thượng Tướng Quân
— Sức Mạnh
Ai cũng biết sự tích đan sọt giữa đường ,bị giáo đâm mà ông vẫn coi như không đủ thấy sức mạnh của PNL quả là phi thường
Sau khi về kinh đô, Hưng Đạo Vương tiến cử Phạm Ngũ Lão lên Triều đình với chức cai quản quân Cấm vệ. Vệ sĩ biết ông là nông dân thì không phục bèn xin tâu được cùng ông thử sức. Phạm Ngũ Lão bằng lòng, nhưng trước khi vào đấu sức, ông xin về quê 3 tháng. Về quê, ngày nào Phạm Ngũ Lão cũng ra cái gò lớn ngoài đồng, đứng cách một tầm mà nhảy lên, nhảy mãi cho đến khi cái gò bị sạt mất một nửa. Hết hạn, ông trở về cấm thành, cùng các vệ sĩ so tài. Thấy ông tiến thoái như bay, tay đấm, chân đá thoăn thoắt, xem ra sức có thể địch nổi cả vài chục người. Từ đó, quân vệ sĩ bái phục ông.
— Chiến Công
► Phạm Ngũ Lão được lệnh mang 3 vạn quân phục kích đánh địch ở Vạn Kiếp, chặn đường địch rút chạy lên biên giới phía bắc và diệt được hai phó tướng địch là Lý Quán và Lý Hằng.
► Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba(12/1287), Phạm Ngũ Lão cùng các tướng bày trận phục kích đường rút lui của giặc trên sông Bạch Đằng, trong trận này quân nhà Trần bắt sống các tướng nhà Nguyên là Phàn Tiếp, Áo Lỗ Xích, Ô Mã Nhi. Phạm Ngũ Lão tiếp tục truy kích cánh quân của Thoát Hoan trên đường bộ.
► Phạm Ngũ Lão đã ba lần cất quân đi trừng phạt sự xâm chiếm, quấy nhiễu của quân Ai Lao vào các năm 1294, 1297 và 1301; hai lần Nam chinh đánh thắng quân Chiêm Thành vào năm 1312, buộc vua Chiêm là Chế Chí phải xin hàng và 1318 vua Chế Năng phải bỏ chạy sang Java.
2. DÃ TƯỢNG – Thống lĩnh Tượng Binh ( Voi Chiến )
— Sức Mạnh
Dã Tượng là người có tài thuần phục và huấn luyện voi chiến.
— Chiến Công
► Ông là người đã chỉ huy lực lượng tượng binh Nhà Trần giao chiến với kỵ binh quân Nguyên ở trận Vạn Kiếp.
► Trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên, ông đóng góp đắc lực, tận tình bảo vệ chủ tướng.
► Chính ông và Yết Kiêu có công lớn trong trận bắt sống Toa Đô.
3. YẾT KIÊU – Thống lĩnh Đặc Công Thủy Chiến.
— Sức Mạnh
Ai cũng biết ông có tài bơi lội rất giỏi,có truyền thuyết nói rằng ông lặn dưới nước tận 7 ngày, 7 đêm mà vẫn không sao.
— Chiến Công
► Khi quân Nguyên tới, Yết Kiêu giữ thuyền ở Bãi Tân (trên sông Lục Nam), Dã Tượng đi theo Hưng Đạo Vương. Khi quân Việt thua chạy, thủy quân bị tan cả. Hưng Đạo Vương định rút theo lối chân núi. Dã Tượng nói:
– Yết Kiêu chưa thấy Đại Vương thì nhất định không dời thuyền.
Hưng Đạo Vương đến Bãi Tân, chỉ có thuyền Yết Kiêu vẫn còn ở đó, vui mừng nói:
– Chim hồng chim hộc muốn bay cao phải nhờ ở sáu trụ cánh. Nếu không có sáu chiếc trụ cánh ấy thì cũng là chim thường thôi.
Nói xong chèo thuyền đi, kỵ binh Nguyên đuổi theo không kịp. Hưng Đạo Vương rút về Vạn Kiếp, chia quân đón giữ ở Bắc Giang.
► Bấy giờ, giặc Nguyên kéo mấy trăm chiếc thuyền theo đường biển vào đánh chiếm Đại Việt. Yết Kiêu không quản mùa đông giá rét, đêm đêm lặn xuống biển, nằm dưới đáy thuyền, lấy dùi sắt nhọn đục thủng thuyền. Thuyền giặc bị nước biển chảy ồ vào, chìm ngay. Quân giặc sợ lắm.
4. NGUYỄN CHẾ NGHĨA – Chánh Tướng Tiên Phong
— Sức Mạnh
Nguyễn Chế Nghĩa là người thiên tư anh tuấn, có chí lớn vừa giỏi văn vừa giỏi võ.
Là người thông thạo thập bát ban võ nghệ, sử dụng được nhiều binh khí, có biệt tài đánh côn, dân gian gọi là đánh thó.
— Chiến Công
► Thời còn trẻ ông đầu quân dưới trướng Phạm Ngũ Lão, tham gia đánh thắng quân nhà Nguyên ở ải Chi Lăng. Ra trận, ông “cưỡi ngựa, cầm giáo xông vào giữa đám quân giặc, đánh đâu thắng đấy. Chẳng ai địch nổi; chúng sợ gọi ông là thần tướng. Khi giặc dẹp xong, ông được cử làm Khống Bắc đại tướng quân, tước Nghĩa Xuyên công, ở lại trấn thủ Lạng Sơn sáu năm, lập được nhiều công, danh tiếng ngang với Phạm Ngũ Lão”.
► Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên – Mông lần thứ ba (1287 – 1288), Quốc công Tiết chế phong Nguyễn Chế Nghĩa làm chánh tướng tiên phong, cùng hai ông Hùng Thăng và Huyền Du làm phó tướng tiên phong. Ông mang quân đóng ở Yên Hưng (Quảng Yên, Quảng Ninh ngày nay), rồi lại đem quân lên cửa ải Nội Bàng, chém chết tướng giặc là Trương Quân.
► Khi biết Thoát Hoan trốn chạy theo đường núi, không chạy theo đường sông Bạch Đằng, vua sai ba ông lên giữ ải Nam Quan, Chi Lăng đánh lui Trương Bằng Phi, Áo Xích Lỗ. Sau đó ông còn đánh trên 20 trận nữa.
Tiếp đó Nguyễn Chế Nghĩa nhận được lệnh đem quân về chặn quân giặc ở Vạn Kiếp, Lục Nam.
5. ĐỘ HÀNH – Tướng Cấm Quân
— Sức Mạnh
Bơi giỏi, võ công tuyệt đỉnh, sức mạnh phi thường. Là chỉ huy trưởng Cấm Quân bảo vệ Hoàng Gia
— Chiến Công
► Đứng ở mũi thuyền, ông nhìn thấy một tướng quân Nguyên cao lớn, mặc áo giáp dày, đội mũ trụ, nhảy khỏi thuyền, đang ngụp lặn. Vốn là tay bơi giỏi, Đỗ Hành lao xuống sông, sải cánh bơi tới. Ông túm được tên tướng giặc, lôi lên thuyền.
Ông đã bắt được tướng Ô Mã Nhi. Tướng Đỗ Hành còn bắt thêm được một tướng quân Nguyên nữa là Tích Lệ Cơ – một viên quý tộc cao cấp – thân vương của vua Nguyên.
——————————–
BÁCH LỆ XUYÊN KHÔNG – HỘI QUÁN KIẾM HIỆP
Viết xuống “Gia Thần của Hưng Đạo Vương Phủ” không dễ, mọi người tán dương chính là động lực để tiểu biên tiếp tục kiên trì viết tiếp! Hẹn gặp lại a…