Ở Trung Quốc tục xây lăng mộ có lẽ muộn hơn Ai Cập thế nên nghề trộm mộ cũng ra đời muộn hơn, tuy nhiên do cách ghi chép và làm sử của Trung Quốc nên người đời sau vẫn còn biết đến tên tuổi và chiến tích của những kẻ trộm mộ. Người đầu tiên lịch sử Trung Quốc ghi nhận lại có lẽ là Ngũ Tử Tư, danh tướng nước Ngô thời Xuân Thu. Ngũ Tử Tư tên thật là Ngũ Viên, vốn là người nước Sở, Sở Bình Vương lấy cha Viên là Ngũ Xa cùng với Phí Vô Cực làm thầy dạy thái tử. Tuy nhiên về sau, Phí Vô Cực xúi Sở Bình Vương lấy luôn công chúa nước Tần làm vợ, trong khi trước đó cô này được hỏi về làm vợ cho thái tử, tức là cha lấy con dâu. Vầng, đấy là cái vấn đề của nước Sở trong xuyên suốt thời Xuân Thu – Chiến Quốc: Cứ sau một đời minh quân thì lại đến hai ba thằng óc heo lên làm vua, thế nên mặc dù nước Sở đất rộng dân đông nhất trong lục quốc nên mãi vẫn không thể làm nên trò trống gì, để cuối cùng bị Tần diệt quốc (Trần Thắng, Lưu Bang, Hạng Vũ đều là gốc dân nước Sở, sau này lại diệt Tần thế mới đau). Lại nói Sở Bình Vương tán tận lương tâm, cướp vợ của thái tử lại sợ thái tử để bụng trả thù nẻn nghe lời Phí Vô Cực bắt nhốt Ngũ để chặt vây cánh thái tử. Xa lại có hai con trai là Ngũ Thượng, Ngũ Viên – Thượng nổi tiếng là bậc mãnh tướng, Viên là một mưu sĩ lừng danh, Phí Vô Cực ép Ngũ Xa viết thư gọi hai con trai về triều định giết đi. Xa một mực cự tuyệt không viết, Cực cho người giả chữ viết thư gọi, Ngũ Thượng vốn dân võ biền, dù Ngũ Viên đã can là coi chừng gian kế, Thượng vẫn một mực đòi về vì … biết đâu là thư thật. Đúng như Viên tính toán, Thượng về kinh lập tức Bình Vương lôi hai cha con ra xin thủ cấp. Ngũ Viên ôm con trai của thái tử chạy ra nước ngoài, lưu lạc hơn chục năm, có lúc phải đi ăn xin để nuôi chủ, về sau Viên có công lớn trong việc phò Công tử Quang, tức Hạp Lư lên ngôi vua Ngô. Năm 506 TCN, Ngũ Viên, lúc này đã đổi thành Ngũ Tử Tư lĩnh quân 3 nước Ngô, Đường, Sái đi đánh nước Sở. Đại tướng quân Ngô là binh thánh Tôn Vũ, đánh một lèo thẳng đến Dĩnh Đô, kinh đô nước Sở. Sở Bình Vương lúc này đã chết xanh cỏ, Ngũ Tử Tư không biết mộ ở đâu vì quan viên nước Sở đã chạy hết sạch, Tử Tư khóc suốt mấy ngày, sau có người tiều phu thương tình chỉ chỗ cho, Ngũ Viên lập tức mang quân lính đến phá lăng, quật mồ, bung nắp áo quan, xỉ vả từ sáng đến trưa rồi mang roi ra đánh 300 roi vào xác đến nỗi xương cốt nát vụn, quần áo tan nát mới thôi … đấy có thể coi như người đầu tiên trộm mộ được sử sách ghi nhận nhưng mục đích hãy còn thông cảm được, ấy là vì … tư thù.
Trải mấy trăm năm sau, khi nhà Tần đã thống nhất Trung Hoa để rồi sau đó nhanh chóng bị các cuộc khởi nghĩa do tàn dư của lục quốc nổi dậy đánh gục. Trong khi quân của Hạng Vũ đang khổ chiến ở Cự Lộc với gần như toàn bộ chủ lực quân Tần thì Lưu Bang lại đi đường phía tây, nhanh chóng vào Quan Trung và chiếm luôn Hàm Dương. Tất nhiên Hạng Vũ không đời nào để yên và Lưu Bang cũng thừa biết mình không phải đối thủ của họ Hạng bèn theo kế của Tiêu Hà: Kê khai đầy đủ dân chúng, của cải châu báu trong thành rồi niêm phong lại, chờ Hạng Vũ đến thì giao ra sổ sách, chìa khóa, không quên biện minh: Tiểu tướng đợi thượng tướng quân đến duyệt của cải, vàng bạc, tuyệt nhiên không dám tơ hào … chính vì vậy mà Hạng Vũ siêu lòng mới tha cho Lưu Bang một mạng ở Hồng Môn Yến.
Ấy thế nhưng chưa phải là hết, có người mách cho Hạng Vũ rằng tại Ly Sơn có lăng mộ khổng lồ của Tần Thủy Hoàng, của cải chôn theo nhiều không kể siết nhưng ngặt nỗi là lính xây dựng lăng sau khi hoàn thành nhiệm vụ đã bị tiễn đi theo Tần Thủy Hoàng sau đó nên không ai rõ đường vào lăng như thế nào, phải đào từ đâu… Thời may, một đại tướng của Hạng Vũ là Anh Bố bước ra:
– Anh mày đây khi xưa vốn là phạm bị bắt đi đào lăng, vì chúng nó định thịt tao nên tao rủ anh em chuồn ra ngoài làm ăn cướp. Đường vào lăng anh đây nắm rõ như lòng bàn tay !
Lập tức Hạng Vũ cho người theo Bố đi đào mộ thu hết của nả bồi táng lại cộng với số đã cướp được từ Hàm Dương cho chở hết về Giang Đông. Phạm Tăng nghe nói đã từng khuyên can Hạng Vũ chớ có đào mộ chôm đồ của người chết vì sẽ tổn âm đức lắm nhưng Hạng Vũ cóc nghe, vẫn cứ đào, nhà cửa, cung điện không mang đi được, Vũ cho lính đốt sạch, công cuộc đốt phá kéo dài tận ba tháng mới dứt. Đoạn này trong Hán Sở tranh hùng có ghi lại nhưng trong Sử ký Tư Mã Thiên thì không, vì Thiên rõ ràng muốn buff uy tín cho Hạng Vũ, qua đó gián tiếp dìm Lưu Bang, hehe. Điều đó cũng giải thích vì sao từ năm 1976, giới khảo cổ học đã tái phát hiện lăng mộ Tần Thủy Hoàng nhưng chỉ tuyền đào được quân đất nung và giáo mác, kiếm cung mà đếch có châu báu? – Vì con Vũ khuân mẹ đi hết rồi còn đâu nữa mà có? – Lại nữa, các bạn thử nghĩ: Trung thành và tận tụy với Hạng Vũ nhất là Chung Ly Muội, Long Thư, Quý Bố, Phạm Tăng … không được phong vương mà cái thằng phạm trốn nã là Anh Bố (Kình Bố) lại được? Để rồi sau đó Kình Bố quay giáo đi theo Lưu Bang đánh lại Hạng Vũ? – Chỉ có giải thích được là vì Hạng Vũ muốn “tưởng thưởng” cho công lao chỉ điểm của Bố, còn việc Anh Bố chống lại Vũ là vì Vũ vơ hết của nả, chỉ ban cho Anh Bố cái tước vương hữu danh vô thực.
Sau đó đến thời Tam Quốc, từ một chư hầu dưới trướng Viên Thiệu nhiều boong, nhờ đào trúng được mộ Lương Vương – Lưu Vũ mà Tào Tháo dư tiền nuôi quân đến tận 3 năm để rồi sau đó hất cẳng Viên Thiệu, trở thành quân chủ hùng bá toàn miền bắc Trung Hoa. Và tất nhiên, do khi sống đã đi đào mộ người ta nên Tào Tháo cực kỳ lo sợ khi chết cũng sẽ bị bọn khác đến thăm mả. Khi Tào Tháo còn sống, đã làm sẵn … 72 ngôi mộ nằm rải rác ở phía bắc Hoàng Hà. Năm 220, Tào Tháo chết, lễ tang làm nhanh gọn lẹ rồi 72 cỗ xe chở áo quan cùng lúc xuất phát từ Hứa Xương tỏa ra các nơi đưa quan tài vào mộ, trong đó xe nào chứa xác thật, đưa đi đâu thì có trời mới biết … Trên netizen xứ Trung có câu chuyện rằng: Năm 2003, giới khảo cổ đã khai quật một ngôi mộ cổ ở Hà Nam, được cho là mộ Tào Tháo. Các nhà khảo cổ trước khi khai quật đã quả quyết đây đích xác là mộ Tào Tháo xịn, nhưng khi đào đến chỉ tìm thấy trong quan tài một bộ xương của trẻ em lên 7, các nhà khảo cổ quả quyết rằng đây là xương của Tào Tháo lúc nhỏ.
Thật ra, chuyện làm mộ giả không phải đến tận thời Tào Tháo mới có, trước đó ngay chính Khổng Tử cũng được xây đến 5 ngôi mộ bởi những học trò của ông hay Bao Thanh Thiên – Bao Chửng sau này cũng có tới 3 ngôi mộ. Bên cạnh việc làm mộ giả thì cạm bẫy trong các hầm mộ cổ Trung Quốc cũng là điều đáng nói: Bên cạnh các loại bẫy chông, bẫy sập như của Ai Cập, người Trung Quốc đã tinh vi và chuyên nghiệp hơn khi xây dựng hệ thống bẫy treo có sử dụng ròng rọc và khóa đoàn bẩy, để cho các loại bẫy sau khi sập xuống có thể trở về nguyên vị trí cũ và … ready for next time. Bên cạnh đó, còn có một loại bẫy khác đặc trưng của Trung Hoa, nó khiến cho một ngôi mộ dù đã bị lộ vị trí từ mấy trăm năm qua vẫn không có kê nào dám xâm phạm hay ít ra chỉ đào vài cuốc xong rồi bỏ đi, đó là mộ cát. Có một vị vương tử thời Tây Chu từ khi còn sống đã bỏ tiền ra để mua cát và lần lượt đem hong trên lửa, cứ như thế năm này qua năm khác, khi hắn qua đời thì dặn người nhà đổ cát xuống huyệt trước rồi bỏ quan tài vào, lại đổ cát lên rồi mới bít lăng mộ. Chỉ mấy trăm năm sau, trộm đã đến tìm nhưng chúng không thể nào đào xuyên qua lớp cát phủ lên trên quan tài được. Vì cát đã được hơ lửa nên rất nhẵn và mịn, khi một chỗ bị đào và múc đi, cát từ các vị trí khác nhanh chóng chảy vào bịt lại lỗ, và lớp cát ấy dày chừng … 13m. Suốt hơn 2000 năm, người ta đếm được có gần 50 hố khoan/đào của bọn trộm mộ để lại bên ngoài lăng nhưng đều phải rút lui trước mật độ dày đặc của lớp cát. Đến những năm 1990, chính phủ vào cuộc bằng xe cơ giới và máy hút cát, máy siêu âm chuyên dụng mới có thể khai quật được mộ này.
Đến đời Hán, một loại hình mộ đặc trưng của người thời này đó là mộ cũi. Mộ cũi được làm từ gỗ lim nguyên khối, ngâm nước 3 năm, lại phơi nắng suốt 1 năm để chống mối mọt rồi mới đem ra xài. Một ngôi mộ cũi thường gồm có 3 ngăn thông nhau: Ngăn trong cùng chứa quan tài, ngăn giữa đựng đồ tùy táng, ngăn ngoài cùng chứa vũ khí. Các thanh gỗ sau khi được chuẩn bị xong sẽ được ghép với nhau thật khít để làm sàn, rồi đến tường bao xung quanh, đến kèo rồi mái, tất cả đều làm bằng gỗ 100%, và không sử dụng cây đinh nào. Khi thanh gỗ cuối cùng lợp trên mái được ghép vào thì người ta lấp đất lại, dưới sức nặng của đất đá, các thanh gỗ sẽ càng xếp chặt lại với nhau. Qua nhiều năm, các thanh gỗ sẽ càng cứng lại, trong một số trường hợp sẽ diễn ra tình trạng hóa thạch, làm các thanh gỗ càng dính liền thành một khối. Khi gặp những mộ cũi dạng này, kẻ trộm vừa lo vừa mừng, mừng vì chắc chắn kẻ nằm trong mộ phải có thân phận rất tôn quý, cơ may hốt được nhiều đồ tùy táng giá trị (chỉ quan lại và quý tộc mới có đủ tiền mà xây mộ cũi, dân thường thì chỉ có bó chiếu đem chôn là xong), nhưng lo là vì nếu không cẩn thận, chỉ cần một thanh gỗ sút ra, cả ngôi mộ sẽ đổ sập luôn, chôn theo cả kẻ xâm nhập… Ở miền bắc Việt Nam mà cụ thể là Hải Dương, đầu thập niên 1990 từng phát hiện một mộ cũi kiểu này, trong đó phần gỗ có thể tích 32x16x3 m. Rất tiếc là khi tới tai chính quyền thì dân chúng xung quanh đã đua sạch số gỗ đem về làm … củi đun, quan tài và đồ tùy táng có hay không và đi đâu mất thì đếu ai biết… các nhà báo chỉ kịp chụp lại vài pô hình của mấy cây gỗ mục còn sót lại để có cái quăng lên báo gây hot một thời.
===========
Viết xuống “Kiểm kê vài tên trộm mộ nổi danh trong lịch sử” không dễ, mọi người tán dương chính là động lực để tiểu biên tiếp tục kiên trì viết tiếp! Hẹn gặp lại a…