Nguồn: Tiêu Dao Thư Quán
Năm 1961 ở thị trấn Lệ Giang, trên một bãi đất trống dùng để phơi lúa thóc xuất hiện ba cặp thi thể nam nữ chết do tự sát. Một đôi trong đó chính là, bởi vì người thanh niên đem lòng yêu một cô gái xinh đẹp nhưng cô gái đó bị vu là “Dưỡng độc cổ”, nên nhà trai nhất quyết không đồng ý hôn sự này. Sau đó đôi nam nữ xấu số cùng nhau tự sát.
Loại tình huống trên ở Lệ Giang không tính là hiếm.
Ở đây có 2 điểm mấu chốt, một là vu sư, hai là cổ. Vu cổ, là chỉ Vu sư sử dụng tà thuật “Cổ”, độc trùng – , giá họa cho người khác.
Vu sư tin tưởng quỷ thần, bọn họ lấy việc ca múa để câu thông với thần linh, thường ngày luôn ra vẻ bí ẩn. Hơn nữa, bọn họ biểu hiện càng thần bí, người khác càng nghĩ bọn họ có năng lực siêu quần. Tóm lại, hát càng high, múa càng balance, thì vu sư càng lợi hại.
Vu sư thường sẽ đi kèm với vu thuật, vu thuật được chia làm 2 chủng loại: bạch vu sư và hắc vu sư.
Bạch vu sư là cầu phúc, cầu bình an giảm tai ương. Mà hắc vu thuật chính là thông qua cổ thuật, phù chú, nguyền rủa mục đích đem đến tai họa, bệnh dịch, mê hoặc, hại người.
Nói theo nghĩa đơn giản, cổ là chỉ độc trùng nhưng không phải độc trùng bình thường, để có một cổ trùng bọn họ sẽ thả thật nhiều độc trùng vào trong một cái chậu lớn, để chúng nó tàn sát lẫn nhau, con còn sống cuối cùng chính là cổ. Tựa như xà cổ, kim tàm cổ, cóc cổ, rết cổ, nhện cổ.
Nói theo cách phức tạp hơn, trừ bỏ cổ trùng, chỉ cần là thông qua lực lượng thần bí nào đó để khống chế người sống, đều có thể xưng là “cổ”. Giống như ở HongKong từng lưu hành trò “đánh tiểu nhân”.
Cổ – từ thời kì giáp cốt văn hơn 3000 năm trước đã tồn tại. Vu cổ từ khi xuất hiện đã bị cho là mê tín, tà thuật. Mà tà thuật này còn dễ dàng uy hiếp đến sự an ổn của triều đình. Ở thời Tây Hán Vũ đế, từng phát sinh “Nạn vu cổ” khiến mấy vạn người chết oan uổng.
Trong lịch sử vương triều phong kiến vô cùng bài xích phong trào vu cổ này, bởi vì nó lây lan quá nhanh, từ Trung Nguyên lan rộng đến các khu vực dân tộc thiểu số phía Nam, như Miêu tộc, Dao tộc, Choang tộc, Bố Y tộc, Thái tộc, vô cùng thịnh hành vu cổ.
Ở Tương Tây, khi đi vào một thôn nào đó, nếu có người hướng về bạn làm động tác *Ngón trỏ đặt trên đầu lưỡi, sau đó rà xuống*, có nghĩa là “Cẩn thận, nơi này có cổ”.
Người hạ cổ sẽ dùng độc trùng nghiền thành bột phấn giấu ở dưới móng tay, sau đó lặng lẽ rải vào trong thức ăn, khi người bị hại ăn vào sẽ bị trúng cổ, mà cổ còn có thể truyền nhiễm. Cho nên phàm là người hoặc người nhà của người bị trúng cổ sẽ bị mọi người xa lánh, không dám đến gần.
Vài dân tộc thiểu số ở Tương Tây, khi xác định mối quan hệ hôn nhân, không phải ở tình cảm hai bên nam nữ hay môn đăng hộ đối, mà là ở chỗ đối phương “Sạch hay không sạch”.
Vậy sau khi người bị “trúng cổ” sẽ có hậu quả như thế nào?
Trong phim ảnh chúng ta thường xem, một người bị trúng cổ cơ thể đột nhiên lở loét sưng mủ, da phồng lên sau đó vỡ ra, nội tạng dần thối rữa, không thể giải thích.
Tất nhiên đó chỉ là phim ảnh phóng đại, sự thật cũng không có đáng sợ như vậy. Người bệnh đa số cảm thấy tức ngực, ho khan, nội tạng không khỏe, sắc mặt tái xanh, da ngứa ngáy giống như có trăm con kiến bò qua.
Dưới ánh mắt y học hiện đại, từng có bác sĩ công tác tại nơi phát sinh “cổ”, cho biết: Tổng cộng có 48 bệnh nhân đến cầu cứu. Kết quả, trong đó có 4 người bị lao phổi, 2 người bị suy tim, 4 người bị ung thư dạ dày thời kì cuối, 1 người xơ gan, 6 người viên gan nặng, 14 người loét dạ dày, 2 người viêm dạ dày mãn tính, 6 người trướng bụng, 9 người rối loạn dạ dày.
Cho nên là, trúng cổ, chẳng qua là sinh bệnh mà thôi.
Bất quá, bệnh chỉ cần uống thuốc theo lời bác sĩ, nhưng đối với những người trúng cổ, bọn họ cần thông qua một nghi thức “Giải cổ” mới có thể trị tận gốc.
Lòng của bọn họ, cũng bị “trúng cổ”.
Có một thí nghiệm tâm lý rất nổi tiếng: Một tù nhân chuẩn bị “cắt máu tử hình”, sau đó bị bịt kín mắt, dùng sống dao giả vờ cắt lên tĩnh mạch, rồi vẩy vài giọt nước giống như chảy máu. Chỉ chốc lát, tù nhân kia lại chết thật, chết do suy tim.
Cho nên “trúng cổ” là một loại tra tấn sinh lý lẫn tâm lý. Mà đối với người “thi cổ” cũng bị tra tấn đồng dạng. Vu thuật có “truyền thừa”, đa số là cưỡng ép truyền xuống. Những người từng có quan hệ với vu sư, hoặc bị nói là người “Dưỡng cổ”, vô luận thật giả thì vận mệnh của họ và gia đình họ lập tức thay đổi. Những người này hoặc là bị thôn dân xa lánh, sống cô độc tới già, hoặc là rời bỏ quê hương, ra ngoài sinh tồn.
Vu thuật không đáng sợ, đáng sợ nhất là lòng người.
Phần 7: Người giấy