#REVIEW_NHẠC KỊCH: NHỮNG NGƯỜI KHỐN KHỔ
Tác phẩm: Les Misérables – Những người khốn khổ
Thể loại: (phim) nhạc kịch
Review bởi: Cchấm Đuôi
(Review phim nhưng thực ra là PR nhạc kịch sân khấu trá hình hahahahaha, bởi, BÀ CON LÀNG NƯỚC ƠI THÁNG 11 NÀY HÀ NỘI SẼ CÔNG DIỄN CHÍNH THỨC LES MIS LẦN ĐẦU TIÊN TẠI VIỆT NAM ĐẤYYYYYYYYYYYYYYYY TRỜI ƠI LÀ TRỜI FINALLY *bưng mặt khóc nhưng vì không có cái emoji đấy nên *)
???? Những người khốn khổ – cái tên lừng danh quen thuộc mà người Việt Nam không ai không biết, bất kể đã đọc hay chưa thì ít nhất cũng biết đó là của đại văn hào Pháp Victor Hugo, tác phẩm kinh điển đã được chuyển thể đi chuyển thể lại và lần nào cũng thành công như bật hack. Vở nhạc kịch Les Mis cũng vậy, cùng với The Phantom of The Opera (Bóng ma trong nhà hát), là hai tác phẩm nhạc kịch có thể nói là đình đám và thành công nhất cuối thế kỷ XX, đến nay vẫn là hai vở diễn được biết đến nhiều nhất khi người ta nói đến nhạc kịch. Tiếp nối thành công ấy, bộ phim năm 2012 của đạo diễn Tom Hooper cũng làm nên thắng lợi với vô vàn những đề cử và đánh giá tích cực từ phía các nhà phê bình điện ảnh, fans điện ảnh cũng như sự hoan nghênh của những người hâm mộ bản sân khấu gốc.
???? Câu chuyện của Les Mis kể về những người khốn khổ và hành trình hướng đến cái đẹp, cái tích cực của họ trong thời buổi đầy biến động của lịch sử khi nước Pháp đang đứng trước cột mốc cách mạng lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế. Đó là một bầu không khí cực kỳ epic được tạo nên từ những mảng màu tương phản gay gắt của tình hình xã hội, chính trị và cuộc sống mỗi cá nhân, mỗi tầng lớp trong đó. Thành bại của câu chuyện này có đến một nửa là nằm ở việc có tạo được nên bầu không khí ấy không, và rất rõ ràng, Monsieur Claude-Michel Schönberg đã cực kỳ thành công trong việc ấy.
???? Nhân vật trung tâm của Les Mis là Jean Valjean (đọc là Giăng Van-giăng nha) – người đàn ông mãn hạn 19 năm tù, với số hiệu 24601, vì tội đánh cắp bánh mì và vượt ngục bất thành, trở lại cuộc sống bình thường với tiền án đeo bám mãi mãi trên lưng. Jean Valjean chắc chắn là một trong những vai nặng nhất trong thế giới nhạc kịch với sự phát triển tâm lí phức tạp thế hiện qua những đoạn độc thoại nội tâm đầy mâu thuẫn và tranh đấu, luôn cố gắng để trở thành một con người tốt hơn song đồng thời cũng ôm nỗi ân hận, ám ảnh, che giấu thân phận thật trong bóng tối của mình mà chính ông không thể buông xuôi được cho đến tận lúc chết. Trải qua 40 năm kể từ khi vở nhạc kịch được công diễn lần đầu, rất nhiều người đã thủ vai Jean Valjean, song ấn tượng nhất không thể không kể đến Colm Wilkinson mà khi ông diễn, người ta như nhìn thấy Jean Valjean bước ra từ tiểu thuyết vậy. Vậy khi lên phim, Hugh Jackman đã xử lý vai diễn này như thế nào? Thú thật, với một fan nhạc kịch như mình thì mình không đánh giá quá cao Valjean của Hugh Jackman, nhưng mình cũng hiểu rằng phim khác với kịch nên cách thể hiện trên màn ảnh rộng cũng khác trên sân khấu trực tiếp. Jackman diễn vừa tròn vai, đủ để thỏa mãn yêu cầu của câu chuyện, có thể nói là vậy.
???? Tương phản với Jean Valjean là Javert (Gia-ve), đây là nhân vật nặng đô thứ hai của tác phẩm. Javert là vai phản diện sắt thép, máu lạnh, thiếu sự đồng cảm, một mực tôn thờ luật pháp hủ bại của chế độ thối rữa, nghe có vẻ khá một màu và dễ diễn ha, nhưng thực chất, cú ngoặt tâm lí của Javert ở cuối câu chuyện mới là mấu chốt của nhân vật này. Javert cũng là người khốn khổ trong vai một kẻ tay sai dần mất đi niềm tin của mình và bị lạc lối về tư tưởng, cuối cùng là chọn tự sát để kết thúc cơn hoang mang không có lời giải đáp của mình. Ở một mức độ nào đó, vai này còn khó diễn hơn Valjean bởi sự khốn khổ của Javert ẩn rất sâu, vừa sâu vừa mâu thuẫn tăng lên theo từng diễn biến. Và, thật đáng tiếc khi Russell Crowe, người thủ vai này trong bản điện ảnh, hoàn toàn thất bại với vai diễn, cứng và đơ thật sự, nhưng cũng phải nói rằng chưa một ai mà tớ được xem hay nghe diễn tròn được vai này nên chắc là có thể thông cảm?
???? Hai bóng hồng chắc chắn là để lại ấn tượng mạnh nhất cho khán giả còn hơn cả nhân vật được coi là nữ chính, đó là người phụ nữ cùng đường Fantine (Phăng-tin) và cô gái đơn phương đau khổ Éponine (Ê-pô-nin). Khác với Hugh Jackman, Fantine của Anne Hathaway vừa phù hợp với điện ảnh vừa thỏa mãn được fan nhạc kịch như tớ, không ngạc nhiên khi Hathaway đã thắng được vai nữ phụ xuất sắc nhất Oscar 2013 cho vai này. Số phận của Fantine thảm quá thảm, cái sự thảm triệt để của một hồng nhan bạc phận thực sự mà khi cô đau, mọi khán giả đều cảm nhận được điều đó. Éponine cũng vậy, những đứa con của hai vợ chồng đểu cáng Thénardier đều đẹp tuyệt trần, trong đó vẻ đẹp của Eponine là bi thương nhất, yêu mà không được đáp lại, vừa hèn mọn vừa thiện lương, một chút ích kỷ cũng chẳng nỡ giữ cho mình. Ở nhân vật này, cũng có thể nói diễn viên bản điện ảnh đã diễn tròn vai, nhưng với tớ thì không có gì quá mức ấn tượng.
???? Tương phản với Éponine là Cosette (Cô-dét), trong khi Éponine sướng trước khổ sau thì Cosette khổ trước sướng sau. Thực ra vai Cosette trong bản nhạc kịch rất mờ nhạt mà nhiệm vụ chính của ẻm là đẹp, đúng, đẹp, đẹp từ đầu đến cuối, trong khi tất cả những vai khác đều phải giãy giụa, kể cả vai người tình ẻm, Marius. Thế nên rất khó để mà đồng cảm với nhân vật này, nhưng cần hiểu vai trò của Cosette là người thừa kế cho tất cả mọi thứ diễn ra ở Les Mis, là hi vọng cho tương lai, bởi vậy nên cái đẹp của Cosette nó mới nhất quán đến thế. Ờ thì diễn viên đóng vai này cũng chỉ cần làm tròn sự đẹp là ok, vai này nên được đánh giá nặng ở giọng hát, bởi nó phải trong, phải mảnh mai nhưng bền dẻo. Amanda Seyfried đủ đẹp về ngoại hình nhưng mà giọng chị yếu quá nên nghe lắm lúc như sắp đứt hơi
huhu, nhưng mà may không đứt, ơn giời.
???? Hai nhân vật phụ khác có lẽ cũng dễ chiếm được sự chú ý của khán giả, đó là Enjolras (Ăng-giôn-gát), thủ lĩnh team cách mạng, và Gavroche (Ga-vrốt), đứa con trai út nhà Thénardier. So với Marius, Enjolras dễ chiếm lĩnh trái tim chị em phụ nữ hơn nhiều, chàng như người tình trong mộng với nét đẹp lý trí và lạnh lùng, quyết đoán và quả cảm, ôm hoài bão to lớn và chết đi như một anh hùng, dù cuộc cách mạng của chàng đầy những sơ hở và khuyết điểm đáng phải thất bại, nhưng không sao, chàng vẫn đẹp Vai này được diễn bởi Aaron Tveit, nghệ sĩ nhạc kịch chân chính nhất trong dàn cast của phim nên trời ơi mị nói chứ nó phêêêêêêêêêêêêê Còn Gavroche, em là cậu bé lanh lợi khiến mọi người đều yêu thương và cảm phục, đến mức cái chết của em có lẽ là để lại ấn tượng chấn động nhất, chấn động hơn bất kỳ một thành viên nào khác của team cách mạng. Em trai diễn vai này trong phim cũng đáng yêu nữa, giỏi thực sự.
???? Thực ra, lần đầu tiên xem xong Les Mis chắc cảm tưởng của đa số mọi người sẽ là Ủa cái quần què gì vừa diễn ra vậy? =)))) Bởi tóm gọn cả bộ tiểu thuyết dài đến mấy tập dày cộm vào một vở kịch cũng như một bộ phim nhạc kịch thì nhất định sẽ có cái được tôn lên và có cái bị làm mờ, ví dụ như trường hợp của Cosette vậy, có lẽ xem nhiều rồi mới ngấm được. Nhưng cũng có những cái nó sẽ ngấm ngay lập tức, ví dụ điển hình là phân cảnh “Do you hear the people sing?” mở đầu cuộc khởi nghĩa, trời ơi nó epic thật sự luôn!!! Tớ rất thích bối cảnh nền xây dựng trong phim, nó đúng là nước Pháp mà tớ biết qua những tác phẩm văn học kinh điển đại diện cho một trong những đất nước trung tâm của nền văn minh châu Âu chứ không phải là với cái cục thép Eiffel sinh sau đẻ muộn bây giờ. Và phần nhạc của vở nhạc kịch cũng sẽ mãi mãi là kinh điển của kinh điển trong giới nhạc kịch đương đại, nên được bảo tồn và thưởng thức rộng rãi ạ.
???? Rồi, đến phần bonus mà thực ra là mục đích chính của cái bài này =)))) Như đã nói bên trên, Les Mis sắp được công diễn chính thức lần đầu tiên ở Việt Nam do Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam dựng vào cuối tháng 11 này ạ, biết tin mà mừng muốn khóc thật sự :(((( Các nước bạn bè láng giềng của chúng ta đã có Les Mis riêng cho mình từ khá lâu rồi làm tớ mỗi lần xem đều ghen tỵ muốn chết :(((((( Vậy có gì để mong chờ ở phiên bản Les Mis Việt Nam? Thực ra tớ không đòi hỏi bất cứ điều gì nhiều bởi, nhạc kịch còn rất rất non trẻ ở nước mình, chúng ta không có ngành đào tạo diễn viên nhạc kịch riêng, ở vở kịch này hầu hết diễn viên chính đều xuất thân opera và nhạc thính phòng mà đa phần sẽ thiện về ca hát hơn diễn xuất – đây là đặc điểm riêng của nhạc kịch đương đại khi cần cân bằng cả hai yếu tố này mới có thể gọi là thành công. Một điều khá là buồn nữa là vở kịch sẽ được diễn hát tiếng Anh và thoại tiếng Việt, hơi bị khập khiễng, ở các nước khác thì sẽ được dịch hoàn toàn sang tiếng nước mình – đó là một thử thách rất lớn cho người soạn lời. Nhưng, không có viên gạch đầu tiên thì không có bức tường thành sau này, không có bước chân đầu tiên thì sẽ không có con đường mai sau, có được là đã rất rất mừng rồi. Thế nên siêu siêu siêu siêu đề cử mọi người đi xem nếu có điều kiện ạ hiuhiu, đặt vé qua fb page này của nhà hát: https://www.facebook.com/Vietnam.National.Opera.Ballet/
À à, nếu xem phim thì đề cử mọi người tìm sub của bên Kites á, hay với đỉnh thật sự.
???? Video là bài “Bring him home” trong Les Mis do Colm Wilkinson thể hiện, cái bài sẽ vang lên tự động trong đầu tớ mỗi lần đọc truyện mà có nhân vật nam nào kiểu lạc lối đau khổ hoang mang trên đường đời (kiểu Hứa Huy trong Nhẫn đông của Twentine này, bài này cũng được Twentine trích vào truyện luôn).