1. Cố Cung
Tôi thường nghe một người bạn khảo cổ nói rằng những cô hồn trong cung điện bị giết oan lúc nửa đêm rất hay ra ngoài đi lang thang. Dù bạn có can đảm thì cũng đừng ở Tử Cấm Thành vào ban đêm, tôi nghe một người bạn cảnh sát nói rằng Tử Cấm Thành đều thả chó vào ban đêm.
Chó chăn cừu Đức…
Chuột trong Tử Cấm Thành.
Mọi người đều biết rằng, Tử Cấm Thành chỉ mở cửa một phần cho người ngoài vào tham quan, vẫn còn một phần lớn không mở cửa tham quan. Không ai biết lý do cụ thể nhưng truyền thuyết kể rằng vào thời vừa giải phóng, những người lính canh của Bảo tàng Cố Cung vào ban đêm thường thấy một con vật lạ, nói là giống chuột nhưng rất to, lại có người nói là giống lợn và chạy rất nhanh. Người ta nói rằng đây là thần thú được hoàng tộc nuôi trong cung từ thời đông tây kim cổ. Về sau, rất nhiều người muốn bắt một hai con, nhưng đã gần sáu mươi năm, ngày càng nhiều người nhìn thấy, nhưng thật sự không ai bắt được một con!
2. Hải nhãn của cầu Bắc Tân
Gần Ung Hòa cung ở Bắc Kinh, có một cây cầu làm bằng bạch ngọc, chính là cầu Bắc Tân. Truyền thuyết nói rằng, sau khi Chu Nguyên Chương lên ngôi, nằm mơ thấy Long Vương muốn lấy hết nước ở kinh thành đi. Lúc bấy giờ, Trung Quốc vẫn là thời phong kiến, mọi người đều tin tưởng vào thần thánh, Chu Nguyên Chương cũng không ngoại lệ. Ông lo sợ chuyện trong mơ thành sự thật, liền tìm đại thần vô cùng thông tuệ – Lưu Bá Ôn. Sau khi được sự ủy thác của Chu Nguyên Chương, Lưu Bá Ôn không phụ kỳ vọng, chinh phục được rồng và nhốt rồng dưới giếng. Ông giao ước với rồng, khi nào cây cầu cạnh giếng từ cầu mới biến thành cầu cũ, rồng sẽ được ra ngoài. Vừa quay đi, Lưu Bá Ôn đã đặt tên cho cây cầu là “Bắc Tân Kiều” (tức là cây cầu mới ở Bắc Kinh), còn cái giếng cổ nhốt rồng, gọi là “Tỏa Long” (tức là giếng khóa rồng). (P/S: Chỗ này tức là Lưu Bá Ôn lừa con rồng để nó bị nhốt mãi dưới giếng vì ông ấy đặt tên cây cầu là “cầu mới ở Bắc Kinh” nên cây cầu không phải là cầu cũ nên con rồng không ra ngoài được.” Miệng giếng này được tương truyền là thông tới đáy biển, không đo được mực nước sâu nông thế nào, hải nhãn dưới đáy giếng là con mắt của biển cả.
Hải nhãn của cầu Bắc Tân này từng bị động đến 2 lần, lần đầu là bọn quỷ Nhật Bản (thời chiến tranh Trung-Nhật, Trung gọi Nhật là quỷ Nhật Bản nên mình để nguyên y như bài gốc nha) kéo vào Bắc Kinh, thuận tiện phái người kéo xích sắt bên dưới lên. Mười mấy người cùng kéo 1 đoạn xích hơn 100m, kéo đến hơn nửa giờ, càng kéo càng dài, tựa như không có điểm cuối. Kéo lâu thiệt lâu thì nghe từ dưới vọng lên tiếng huýt gió và bùn thối, thậm chí còn ẩn ẩn tiếng gió biển, kèm theo mùi tanh tưởi. Người Nhật hoảng quá, nhanh chóng thả sợi xích về chỗ cũ. Lần thứ hai là khi Hồng Vệ binh phá Tứ Cựu, cũng kéo xích sắt lên. Kết quả y hệt người Nhật bản lúc trước, bị dọa tới ngu người, lập tức trả sợi xích về chỗ cũ, phục hồi nguyên trạng. Chuyện gần đây nhất liên quan tới hải nhãn cầu Bắc Tân này là việc tu sửa xây dựng tuyến tàu điện ngầm, thời sự cũng có đưa tin rằng bởi vì không muốn phá hư miệng giếng cổ ở cầu Bắc Tân mà tuyến tàu điện đó phải đi vòng tận mấy km.
(Mục này mng đọc vui vui cho biết thôi nha vì timeline không khớp sử, vì tui còn thấy 1 phiên bản nói Lưu Bá Ôn đi cùng 1 người nữa là Diêu Quảng Hiếu nhưng mà ông này là người thời Chu Đệ, tức là thế hệ sau nữa cơ)
3. Pháp trường Thái Thị Khẩu
Thái Thị Khẩu là pháp trường của tiền triều (nhà Thanh). Có một nhà là tiệm may, ở ngay Thái Thị Khẩu, vì tay nghề tốt nên làm ăn rất thịnh vượng. Qua thời gian thì nức tiếng gần xa. Bỗng nhiên có một năm, con trai nhà họ, Hạ Cảnh Thiên bị loạn đảng chém chết bên ngoài Thái Thị Khẩu. Đêm đó, chưởng quầy của tiệm may đang ngủ ngon, đột nhiên phát hiện có người vào phòng, trong long nghĩ thầm, tám phần kẻ vào phòng chính là trộm. Lại nghĩ, cứ để tên trộm này lục lọi đi, dù gì thì trong phòng cũng chẳng có gì giá trị. Cứ thế nheo nheo mắt nhìn lén, tên trộm này tìm kiếm một hồi, chẳng hiểu sao lại đóng cửa đi mất. Hôm sau, chưởng quầy tỉnh dậy xem xem có mất thứ gì không thì phát hiện đồ dung may vá của mình không còn nữa. Đúng lúc này bên ngoài có người gọi: “Chưởng quầy đâu, mau ra đây xem cái này.” Chưởng quầy cùng mọi người ra ngoại ô xem, người bị chém đầu hôm qua, đầu và thân thể đã được nối liền. Hơn nữa trên cổ còn có vết khâu rất mảnh, bên cạnh còn có đồ dung may vá! Góc đối diện Thái Thị Khẩu có một Hạc Niên Đường, rất nổi tiếng về thuốc trị vết thương đao cắt. Mỗi lần hành hình xong, trong đêm đều có “người” đến gõ cửa mua thuốc trị vết thương cho đao cắt. Về sau, “ đến mua thuốc trị vết đao cắt ở Hạc Niên Đường” trở thành một câu long chửi người của Bắc Kinh cũ.
4. Chú Chung nương nương
Ngày nay, cái chuông lớn ở Chung Lầu không còn được gõ nữa, năm xưa lúc gõ chuông, trong những âm cuối lúc nào cũng ẩn ẩn âm thanh “Tà, tà, tà”. Người lớn tuổi sẽ nói: “Vị Chú Chung nương này lại đi tìm giày của bà ấy rồi!” Chuyện kể rằng, Hoàng thượng đã xây lầu trống, thì phải có một lầu chuông tương tự vậy. Hoàng thượng hạ thánh chỉ cho Công bộ trong vòng 3 tháng phải đúc xong một cái chuông lớn nặng 1 vạn 3 nghìn cân. Công bộ tìm được một thợ đúc chuông giỏi nhất thành Bắc Kinh. Mọi người tề tâm hợp lực đúc xong cái chuông này rất sớm, trong long đều nghĩ thầm làn này có thể lĩnh thưởng rồi. Nhưng ai biết được, sau khi hoàng thượng nhìn thấy cái chuông này, cực kì không vừa ý, nói rằng cái chuông to như vậy mà lại đúc bằng sắt, đen xì xì xấu chết đi được. Lại hạ lệnh cho Công bộ trong vòng 3 tháng phải đúc cái chuông 1 vạn 3 nghìn cân khác, nếu lần này lại không thành nữa thì sẽ vấn tội Công bộ đại nhân. Công bộ đại nhân vội vàng tạ ân, lập tức đi tìm thợ đúc chuông, nói lần này mà không xong thì mấy người đến đầu cũng không còn nữa đâu! Thợ đúc chuông nhanh chóng trở về làm việc, nhưng đến đêm cuối cùng rồi mà vẫn không đúc được chuông. Bởi vì chuông đúc bằng đồng, rất khó ngưng kết. Đợi nó kết thành rồi, lại sớm bị biến dạng, cho nên mọi người chỉ có thể ngồi cạnh lò luyện, đợi đến trời sáng là đến ngày chết! Lại nói đám thợ đúc chuông này, có một người lớn tuổi nhất được mọi người tôn trọng, trong nhà có một cô con gái. Hôm đó, cô con gái đến xưởng đúc chuông đưa cơm cho cha, biết được tình huống hiện tại của mọi người, không ngờ cô ấy muốn xông vào lò luyện chuông. Mọi người thấy không ổn liền cản nhưng đã không kịp nữa, người cha chỉ kịp túm được đôi giày thêu. Nhưng ai biết, sau đó mọi người nhìn vào lò luyên chuông, thấy nước đồng trong lò đã chuyển sang một màu khác. Mọi người cùng nỗ lực, cả đêm mới đúc thành chuông. Sau này, trên nền đất xưởng đúc chuông bị dỡ bỏ khi xưa, xây một ngôi miếu Chú Chung nương nương (tức là nương nương đúc chuông). Bây giờ, cái chuông trên lầu đó cũng bị dỡ bỏ, cái chuông không còn sử dụng nữa được để phía sau lầu.
5. Long Phúc tự
Nghe kể rằng, trận hỏa hoạn nhiều năm trước đã thiêu rụi toàn bộ tòa cao ốc Long Phúc. Người từng sống ở Đông Tứ hay người chưa từng sống ở Đông Tứ đều biết vào thời điểm đó, toàn bộ Long Phúc tự và đường hẻm phía trước nó đều bốc cháy.
Nhưng sau đám cháy, hết rồi ư? Hết triệt để luôn. Bởi vì đã phá phong thủy. Tòa cao ốc Long Phúc được xây dựng lại trên nền đất cũ của một toàn kiến trúc cùng tên, gọi là Long Phúc tự (Được xây từ thời Cảnh Thái đế của triều Minh). Lần xây lại này, đào được hai con rùa đá dưới đất lên, phía trên có khắc chữ “Của Lưu Bá Ôn chôn”. Hai con rùa đá sau khi được đào lên thì bị chuyển đi, kể từ đó, Đông Tứ hoàn toàn sụp đổ. Tòa cao ốc Long Phúc này còn thảm hại hơn. Tương truyền, hai con rùa đá này rất to, mỗi con to cũng phải bằng chiếc xe hơi, thật là không nhỏ chút nào. Chẳng qua năm kia, cạnh tòa cao ốc Long Phúc mới xây một nhà hang Wahaha, cực kì hot, tôi cũng đến đó ăn đồ Hàng Châu hai lần, nhưng không biết tại sao cứ cảm thấy có chút kì lạ.
____________________________
Người dịch: Dương Quý Như – Anh Hoa Vũ Lạc 樱花雨落
==========
Viết xuống “Bắc Kinh ngũ đại tà địa gồm những nơi nào?” không dễ, mọi người tán dương chính là động lực để tiểu biên tiếp tục kiên trì viết tiếp! Hẹn gặp lại a…