Tại sao lại có nhiều loại vít khác nhau?

by admin

Mỗi loại đầu vít đều đáp ứng những nhu cầu khác nhau hoặc là để giải quyết một vấn đề. Cùng nhìn một cách ngắn gọn về một số loại…

• Vít rãnh (Slotted) –  Dễ dàng sản xuất. Bạn chỉ cần cắt một cái khe trên đỉnh của con vít. Bạn có thể vặn chặt nó rất tốt. Vấn đề lớn nhất của vít rãnh là không có gì giữ tuốc lơ vít đặt ở giữa con vít và vì thế tuốc lơ vít rất dễ dàng trượt sang một bên của con  vít và vấn đề này còn lớn hơn đối với tuốc nơ vít điện. Việc này dễ dàng khiến cho bề mặt con vít bị hỏng.

• Vít thập (Cross Slot/ Phillips) – Giải quyết vấn đề định tâm bằng cách sử dụng rãnh chữ thập và bo góc ở đáy. Đầu vít được thiết kế sao cho tuốc nơ vít đi ra khi đạt được mức mô men xoắn nhất định vì thế loại bỏ được việc siết lực dư thừa (điều này quan trọng với ngành hàng không và các ngành công nghiệp khác sử dụng kim loại tấm tránh vít làm vỡ lỗ trong khi gắn với tấm nền).

• Vít Pozi (Pozidriv) – Một dạng khác của vít Phillips được thiết kế để không bị đẩy ra khi đủ lực nhằm tăng thêm mô-men xoắn.

• Vít vuông (Robertson) – Cũng giải quyết vấn đề định tậm bằng cách sử dụng một lỗ vuông thay vì chữ thập như ở vít thập hay Pozi. Mặt đáy của lỗ vuông là mặt phẳng vì thế sẽ không có thể đẩy tuốc nơ vít ra khi đủ mô-men.

• Vít lục giác (Allen/Hex) – Sử dụng một lỗ lục giác thay vì hình vuông hay hình thập. Loại vít này có một lợi thế vì ta có sẵn cờ lê lục giác (lục lăng) đầu hình tròn. Sử dụng lục lăng cho phép ta xoay vít ở một góc nghiêng khiến cho nó trở thành loại vít duy nhất có thể xoay bởi thiết bị ở một góc nghiêng.

• Vít hoa khế (Torx) – Sử dụng hình dáng ngôi sao sau cánh để làm lỗ trên vít khiến nó cũng được gọi là vít sao (chỗ mình gọi là hoa khế). Đáy của lỗ phẳng như của vít vuông và lục giác và khá  sâu. Tuốc lơ vít mà tôi sử dụng có độ con nhẹ để giữ vít trên tuốc nơ vít khá tốt giúp xoay vít dễ dàng hơn ở những nơi không có vị trí giữ tay khi vặn.

• Vít biến thể an toàn  –  Đầu vít của vít vuông, vít Pozi, và hoa khế cung cấp thêm một chức năng chốt trung tâm nhằm ngăn các tua vít lạ trừ khi chúng cũng có một chốt trung tâm để chấp nhận chốt. Chúng được gọi là chốt chống giả mạo vì các tua vít loại này thường ít phổ biến hơn so với các loại khác.

CHỈNH SỬA – Một số người đã yêu cầu tôi mở rộng danh sách này ngoài các loại tua vít thông dụng và các kiểu đầu vít. Các loại dưới đây được bổ sung…

 Kiểu lõm – Dùng để gắn đầu vít vào bề mặt (phần này mình sẽ để tiếng anh với các loại đầu vì từ chuyên ngành mình không có, bạn nào biết thì góp ý nhá)

• Bugle Head – Không sử dụng cho lỗ lõm. Mặt dưới của đầu vít được uốn cong ra ngoài từ trục vít đến mép đầu vít khiến các vật liệu mềm như gỗ hoặc vật liệu đóng sàn (theo như mình biết thì thêm cả thạch cao nữa) phân tán ra ngoài cho phép mũi vít có thể gim vào vật liệu.

• Composite Head  – Không sử dụng cho lỗ lõm. Đầu vít có đường kính nhỏ giống như một cái  vít  siết nhưng lại vuông ở mặt cạnh và phần dưới như đầu của Flat Fillister. Đường kính nhỏ của đầu vít cho phép nó có thể đâm vào bề mặt của vật liệu sàn tổng hợp  mà không cần khoan trước.  

• Fillister Head – Lỗ được khoan cho trục vít và một lỗ lớn hơn, đáy lỗ bằng phẳng được khoan bằng vít đầu chìm. Vít Fillister tiêu chuẩn  có đỉnh hình hòm nhô ra khỏi lỗ. Một dạng khác của mũi Fillister là Flat Fillister có đỉnh bằng phẳng chứ không có vòm để nó có thể bằng với bề mặt. Vít đầu Fillister thường được dùng để ghép các chi tiết kim loại với nhau hoặc kim loại với gỗ. Vít đầu Fillister còn có tên gọi khác là Cheese Head Screws (vít đầu phô mai) (tra mạng “vít đầu phô mai” ra thật luôn các bác ạ).

• Flat Head  – Một lỗ khoan cho trục vít và một lỗ  khoan nghiêng cho vít được khoan cho các vít chìm. Đây là loại vít rất phổ biến được sử dụng trong các đồ gỗ và kim loại nơi đầu vít vẫn bằng phẳng với bề mặt. Một ví dụ đơn giản như cái bản lề cửa được sửa dụng loại ốc này.

• Flat Trim –  Đây là một biến thể của vít đầu bằng với đầu có đường kính nhỏ hơn làm cho nó khó nhìn thấy hơn. Tôi có xu hướng sử dụng loại này để gắn các miếng gỗ trang trí  trong đó đinh cũng có thể được dùng.

• No Head – Vít hai đầu được sử dụng như chốt giữa hai vật dày cả hai đều có ren. Chúng được dùng để nối gỗ với gỗ, gỗ với kim loại và cả kim loại với kim loại.

• Pocket Hole – Các loại đầu Fillister hoặc Round Washer được thiết kế dành riêng cho các lỗ rỗng (lỗ chéo, lỗ khoan trước để giấu ốc dưới một tấm che).

Kiểu kẹp chặt –  các đầu vít được cố định và giữ bằng các đai ốc

• Carriage Head – có một đầu nồi không có rãnh và phần trục vuông ngắn ngay dưới đầu vít. Phần hình vuông đi vào lỗ vuông khiến cho con vít không thể quay trong khi vặn đai ốc vào vít. Chúng thường được sử dụng để gắn một bộ phận lên một về mặt và chúng cũng đã từng được dùng để gắn giảm xóc vào ô tô.

• Plow head –  Loại này tương tự như loại Carriage ngoại trừ việc nó được countersunk( hiểu đơn giản là khoét trên cái lỗ để cái đầu vít chìm bên trong lỗ) và phẳng. Nó được sử dụng  trong ngành công nghiệp nặng nơi yêu cầu bề mặt phẳng và nhẵn.

        Kiểu lồi – Không được dấu xuống, đầu của vít sẽ nằm trên bề mặt của vật được gắn.

• Button head – Giống loại Round Head ngoại trừ ngắn hơn một chút.

• Eye Head – Đầu vít tạo thành một vòng tròn thường được sử dụng để nối với các kết nối tạm thời như móc kéo hoặc dây.

• Hook Head – Đầu của vít có dạng hình móc và công dụng phổ biến của chúng là treo cốc nên chúng cũng hay được gọi là Vít treo cốc. Ở kích thước lơn hơn chúng còn được dùng để treo đèn và cả hoa nữa.

• Hex Head – Đầu vít hình lục giác, được vặn bằng cờ lề hoặc tua vít lỗ sáu cạnh. Hex-washer là một biến thế khác được tích hợp một vòng tròn bên dưới đầu lục giác. Chúng ứng dụng trong các trường hợp cần mô-men xoắn  cao ở cả gỗ và kim loại.

• Krunrled Head  – Như cái loại đầu phô mai que nhưng lại không có rãnh để dùng tuốc nơ vít. Thay vào đó mặt bên của đầu vít đã được làm nhám để có thể vặn bằng tay.

• Oval Head –  Vẫn tương tự như Flat Head nhưng bề mặt lại dạng vòm.

• Oval Trim – Cũng tương tự Flat Trim nhưng bề mặt lại dạng vòm.

• Pan Head – Loại này có đầu to hơn thường được sử dụng để giữ chắc các tấm kim loại hay gỗ. Đầu vít lớn hơn đem lại lực giữ lớn hơn.  Nó còn có biến thể là Round Washer và Truss Head.

• Power Head –  Tương tự như Fillister nhưng mỏng hơn (chiều cao) và rộng hơn (bán kính) được sử dụng để giữ những vật nặng. Thường thì chúng được sử dụng để giữ giá treo vào tường. Một dạng khác của Power Head là Wafer được thiết kế để gắn tấm cách.

• Round Head – Đầu vít có đường kính bình thường có dạng mái vòm, sức giữ yếu. (Sử dụng Pan Head để có lực giữ nhiều hơn)

• Square Head – Tương tự như Hex Head nhưng có bốn cạnh. Cũng được thiết kế để sử dụng với cờ lê với mặt tiếp xúc lớn.

• Thumb Head – Giống như Knurled head, Thumb Head cũng được vặn bằng tay. Trong thiết kế, mặt trên của đầu vít  được làm phẳng thành một tay nắm thẳng đứng để quay bằng tay ( cứ liên tưởng đến cái khóa). Đầu vít không thể tạo ra nhiều mô-men xoắn như Wing Head và ngang bằng dạng Knurled Head.

• Wing Head – Giống như Knurled Head, đầu vít có thể vặn bằng tay. Đầu vít có dạng 2 chiếc cánh cho phép tác động nhiều mô-men xoắn bằng tay hơn Knurled Head.

You may also like

Leave a Comment