Ông nổi tiếng khắp thế giới vì sở hữu một công trình nghiên cứu về luân hồi vô cùng đồ sộ: trong 40 năm đi khắp thế giới nghiên cứu, ông đã sưu tầm được 3.000 trường hợp luân hồi ở trẻ em.
Swarnlata Mishra được coi là một trong những trường hợp luân hồi nổi tiếng nhất và câu chuyện của bà đã xuất hiện trong cuốn sách kinh điển của Tiến sĩ Ian Stevenson “20 câu chuyện luân hồi có thật”.
Câu chuyện của Swarnlata Mishra được Tiến sĩ Stevenson dựng lại theo trình tự thời gian, bắt đầu thì khi bà là một cô bé. Lần ấy, khi đang cùng cha đi qua thị trấn Katni cách nhà mình hơn 100 dặm, cô bé Swarnlata đột nhiên yêu cầu tài xế quay về “nhà của mình” để uống trà và nghỉ ngơi. Ngay sau đó, cô bé tiếp tục kể về cuộc sống của mình ở Katni. Swamlata nói rằng, mình tên là Biya Pathak và cô có hai cậu con trai. Tiếp đó, cô mô tả ngôi nhà của mình: nhà sơn màu trắng có cửa sắt đen, bốn phòng được trát vữa, cửa trước chỉ là một phiến đá.
Cô bé nói rằng, ngôi nhà đó ở Zhurkutia, một quận của Katni. Đằng sau nhà có một trường nữ sinh, đằng trước nhà là đường ray tàu hỏa. Swamlata kể rằng, Biya Pathak ch.ế.t vì “đau họng” và được chữa trị bởi bác sĩ S.C. Bhabrat ở Jabalpur: Thậm chí cô vẫn còn nhớ về chuyện cô và một người bạn không tìm được nhà vệ sinh trong khi đang dự đám cưới!
Khi đó, Swamlata mới có 3 tuổi!
Vào mùa xuân năm 1959, khi Swamlata được 10 tuổi, câu chuyện đến tai Giáo sư Sri H.N. Banerjee, một nhà nghiên cứu những hiện tượng siêu linh. Banerjee lần theo lời kể của cha Swamlata đến Katni để xác minh lời Swamlata nói.
Không sử dụng gì ngoài những lời miêu tả của Swamlata, ông đã tìm thấy căn nhà, mặc dù căn nhà đã được tu bổ và cơi nới năm 1939, sau khi Piya chết. Ngôi này thuộc về nhà Pathak (một cái tên rất phổ biến ở Ấn Độ), một gia đình thương nhân giàu có và danh giá. Tất cả đều y như Swamlata kể: trường nữ sinh, đường ray tàu hỏa…