VINTAGE FASHION LÀ GÌ THẾ?
Chà, Vintage là gì mà giờ ai cũng nhắc nhỉ. Người người Vin tệch – nhà nhà Vin Tệch, nhiều như cách mà Vin Group làm truyền thông cho dòng xe Vinfast và điện thoại Vinsmart, phổ biến rộng rãi. Nhưng có thật sự chúng ta hiểu về “Vintage Fashion” hay có những brands/ những người làm những chiếc áo in hình, những chiếc quần in hình rồi gắn mác “Vintage shirt/ Vintage pants?”
Vintage theo định nghĩa của Wiki là một thuật ngữ được dùng để chỉ những quần áo cũ, có tuổi đời từ 20 năm tuổi đến 100 năm tuổi. Nhưng có một quy chuẩn chung dành cho những sản phẩm thời trang được gọi là”Vintage” là chúng phải phản ánh rõ phong cách và xu hướng của thời đại mà chúng được sản sinh hay đại diện. Quần áo vintage là một “minh chứng” cho văn hóa thời trang mà chúng gắn liền tại một thời điểm trước khi chúng ta sinh ra và yêu thích fashion hiện tại.
Vintage clothing khá đa dạng (tuy nhiên vẫn phải đảm bảo hai yếu tố trên: tuổi đời và văn hóa chúng phản ánh) – có thể là một nhãn hàng thời trang haute couture nào đó (Ví dụ Vivienne Westwood, Y’s, Balenciaga vintage..) hay các fashion labels phổ biến như Ralph, Levi’s.. và nhiều khi là cả đồ thủ công. Khái niệm về vintage khá linh hoạt, không nhất thiết phải chung một mẫu rập khuôn mới là đồ vintage tại vì thời trang là một vòng lặp thần kì, trong một vòng tuần hoàn thì một món đồ vintage có thể quay lại với những nét cải tiến khác nhau cho phù hợp – lúc đó chúng ta sẽ có những khái niệm mới. Bao gồm “retro” – là từ retrospective, hay “Vintage style inspired” / Cảm hứng từ những phong cách đã cũ, có thể là copy-cat hay là mặc lại, phối theo nhịp thở của thời đại để tạo ra một phiên bản mới dựa trên các phần cũ hơn của thời gian trước.
(Bạn nào hãy chơi giày thì biết mấy cái dòng Jordan Retro đấy – đó là dựa trên nguyên tác bản OG mà Nike làm ra các phiên bản mới hơn, vẫn bám sát thiết kế/màu sắc và thêm bớt một số chi tiết mới vào).
Nhưng có một số người hiểu lầm rằng – sở hữu một phong cách cổ điển, là đang mặc đồ vintage. Hoàn toàn không đúng. Phong cách là một thứ tồn tại mãi mãi, qua thời gian và không bao giờ lỗi thời, chúng tồn tại thế kỉ này qua thế kỉ khác hay mình gọi là “Timeless item”. Chúng sống mãi trong mindset thời trang của chúng ta. Tỉ dụ như là mặc suits, mặc kiểu workwear thì không thể nào gọi là Vintage mà hãy gọi là classy style. Nhưng một chiếc áo blazer với nút vàng hay phần đệm vai, hay original varsity jacket có thể được xem là vintage items vì chúng phản ánh được văn hóa thời trang tại thời điểm chúng sinh ra và lưu truyền tới tận bây giờ.
Một ví dụ cụ thể hơn đó là chiếc áo Tee in hình graphic của các bạn nhạc xưa, rock hay country sao cũng được – xuất hiện đầy hiện đại thì mình sẽ không nghĩ đó là “Vintage item” vì chúng không có tuổi đời mà nên chỉ được gọi là “Vintage style”. Nhưng mặt khác, một chiếc áo shirt của Vivienne Westwood được phát hành năm 1976 với sự bùng nổ của bà già điên và người chồng trước Malcom Mclaren đã đánh dấu một mốc son chói lọi của văn hóa punk/rock tại nước Anh nói riêng (Nhóm Sex Pistols) và cả thế giới nói chung. Chiếc áo đó là vintage.
Mỗi giai đoạn có một văn hóa khác nhau và có những món đồ phản ảnh dòng chảy văn hóa đó. Trải qua 20-100 năm, những tưởng người ta sẽ quên nó mà vì 1 lí do thần kì nào đấy, chúng lại trở lại sân chơi thời trang – những món đồ đó sẽ gọi là Vintage Clothing.
Bạn có thể nói 1 cách nào đó, chiếc áo mà ông bạn cha truyền con nói chắt chít cụ kị là 1 chiếc áo “vintage family” vì nó có tuổi đời và phản ánh được văn hóa mà ông bạn sống thời trai trẻ.
Khi vintage item đạt con số >= 100 năm tuổi sẽ cho là đồ cổ. Chung quy có khá nhiều điểm giống nhau giữa “Vintage Item” hay “archived fashion” vì chúng đều có tuổi lão sản xuất và phản ánh văn hóa , từ người mặc đến người thiết kệ tại 1 thời điểm nào đó trong xã hôi.
VINTAGE có tốt không?
Đương nhiên là rất tốt, vì muốn theo đuổi Vintage ngoài sự am hiểu về văn hóa mà chúng phản ánh mà còn tái sử dụng quần áo cũ mà giảm bớt đi việc mua quần áo mới.Việc này sẽ bảo vệ môi trường rất nhiều khi kiếm soát :”Thói mua sắm vô độ” của nhiều người và là tiền đề của “Fast Fashion”/”Thời trang nhanh”. Tuy nhiên, không phải khoác chiếc áo in hình các band nhạc thì có thể nói đó rằng là “1 Vintage Item”.