Thể loại dã sử là các tiểu thuyết tái tạo lại một thời kì quá khứ và thường có sử dụng một số nhân vật và sự kiện có thật trong lịch sử. Để được coi là lịch sử, thường thì thời kì được nhắc tới phải cách thời gian tác phẩm được viết từ 5 thập kỉ trở lên. Dưới đây là danh sách 4 tác phẩm được Read Station lựa chọn.
Thể loại dã sử là các tiểu thuyết tái tạo lại một thời kì quá khứ và thường có sử dụng một số nhân vật và sự kiện có thật trong lịch sử. Để được coi là lịch sử, thường thì thời kì được nhắc tới phải cách thời gian tác phẩm được viết từ 5 thập kỉ trở lên. Dưới đây là danh sách 4 tác phẩm được Read Station lựa chọn.
1. Hồi ức của một geisha – Arthur Golden
Một best-seller đầy chất thơ, tiểu thuyết đầu tay xuất sắc này trình bày với tính chân thực mạch lạc và trữ tình tinh tế những lời tự sự của một geisha nổi tiếng nhất của Nhật Bản.
Trong Hồi ức của một Geisha, chúng ta bước vào một thế giới mà vẻ bề ngoài là tối quan trọng; nơi trinh tiết của một cô gái được bán đấu giá cho người trả giá cao nhất; nơi phụ nữ được đào tạo để mê hoặc những người đàn ông mạnh mẽ nhất; và nơi mà tình yêu bị chà đạp như ảo ảnh. Như hình tượng của nhân vật chính, cuốn sách là một tác phẩm độc đáo, lãng mạn, khêu gợi, hồi hộp – và hoàn toàn không thể nào quên.
2. Cuốn theo chiều gió – Margaret Mitchell
Tiểu thuyết dã sử của Margaret Mitchell về tình yêu và chiến tranh giành giải thưởng danh giá Pulitzer và được chuyển thể thành trong những bộ phim nổi tiếng nhất mọi thời đại.
Có vô vàn tiểu thuyết đã được viết lấy khung cảnh của cuộc nội chiến bi tráng của nước Mĩ. Điểm khác biệt của Cuốn theo chiều gió là nó không đưa độc giả vào những khu vực chiến trận nảy lửa, tác phẩm phác họa chân dung ly kỳ của từng nhân vật một cách sống động và in sâu trong lòng nhiều thế hệ độc giả.
Margaret Mitchell không chỉ truyền tải một câu chuyện vượt thời gian về sự đấu tranh dưới sự khắc nghiệt của hoàn cảnh, cô cũng tạo ra một trong những cặp đôi nhân vật nổi tiếng nhất kể từ thời Romeo và Juliet.
3. Kẻ trộm sách – Markus Zusak
Lấy bối cảnh Thế chiến II tại Đức, cuốn tiểu thuyết là sự đột phá của Markus Zusak, kể về Liesel Meminger – một cô con gái nuôi sống ở ngoại ô Munich. Liesel thể hiện một sự tồn tại ít ỏi cho mình bằng cách ăn trộm thứ mà cô không thể cưỡng lại – những cuốn sách. Với sự giúp đỡ của người cha nuôi, cô học cách đọc và chia sẻ những cuốn sách với những người bạn của mình cũng như với chàng trai Do Thái phải ẩn náu trong tầng hầm nhà cô.
Đây là một câu chuyện về những cuốn sách nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, kể cả trong thời kì đen tối nhất.
4. Bệnh nhân người Anh – Michael Ondaatje
Tác phẩm là câu chuyện của bốn mảnh đời vào cuối Thế chiến II: Hana, cô y tá mệt mỏi; Caravaggio, tên trộm tàn tật; Kip, chàng đặc công thận trọng; và nhân vật bí ẩn Bệnh nhân người Anh không tên mang những kí ức của niềm đam mê, sự phản bội, và sự cứu vớt le lói thắp sáng trong hành trình của những số phận khác thường.
Đây cũng là tác phẩm với phiên bản điện ảnh thành công nhất khi đã gặt hái tới 9 giải Oscar vào năm 1997. Một tác phẩm không thể bỏ qua.
Trạm đọc (Read Station) tổng hợp