8 LÍ DO TUYỆT VỜI GIẢI THÍCH TẠI SAO LÀM VIỆC 8 GIỜ MỖI NGÀY LÀ HOÀN TOÀN VÔ NGHĨA

by admin

Mặc dù không còn nhiều ý nghĩa, thế nhưng làm việc 8 tiếng một ngày vẫn là tiêu chuẩn cho rất nhiều nơi trên thế giới. Ác cảm của chúng ta về tiêu chuẩn này đã chuyển thành nhiều cuốn sách như Escape from ‘Cubicle Nation, the 4-Hour Workweek hay bộ phim Office Space. Các tập đoàn, công ty, văn phòng áp dụng tiêu chuẩn này giống như một cái lồng nhốt thay vì một nơi mà chúng ta mong muốn được đến đó hàng ngày. Thực tế là, bộ não con người không được tạo ra để làm việc liên tục trong 8 tiếng và hiện nay chúng ta đang ở trong một nền kinh tế tri thức thay vì công nghiệp như trước đây.

1/ Đó là một khái niệm lỗi thời

Làm việc 8 tiếng một ngày là một sản phẩm của cuộc cách mạng công nghiệp. Việc lắp ráp và chế tạo trong nhà máy không đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ chuyên sâu và đắm chìm vào đó. Trong một dây chuyền sản xuất mà một người có thể làm việc trong khoảng thời gian đủ lâu, miễn là không gây hại đến sức khỏe người đó là một việc hoàn toàn có thể chấp nhận được. Để hỗ trợ cho việc này, người ta đã xây dựng một hệ thống giáo dục đào tạo ra những “cỗ máy con người” có thể làm việc 8 tiếng một ngày. Từ khi trường học kết thúc vào lúc 3h chiều, và các hoạt động ngoại khóa xuất hiện để chúng ta có thể học được cách ngồi im một chỗ từ 8h sáng tới 5h chiều. Nhưng cách mạng công nghiệp đã kết thúc cách đây hơn 50 năm.

2/ Não bộ con người chỉ có khả năng làm việc tập trung trong 2 giờ đồng hồ

Sau nhiều năm nghiên cứu, nhà tâm lí học người Thụy Điển Anders Ericsson đã chỉ ra rằng những người có năng suất làm việc cao nhất trong mọi lĩnh vực đều không thể duy trì làm việc sâu và tập trung trong hơn 2 giờ đồng hồ.

Ngay cả những người thuộc top đầu về năng suất lao động chỉ tập trung được trong 2 tiếng, vậy những người như chúng ta có thể làm gì khi phải ngồi im một chỗ tới tận 8 tiếng mỗi ngày? Có lẽ là không nhiều lắm. Chắc chắn rằng ở một thời điểm nào đó hiệu quả từ sự nỗ lực của chúng ta sẽ bắt đầu giảm sút, cả về số lượng lẫn chất lượng. Trong kinh tế học người ta gọi đó là Quy luật hiệu suất giảm dần. Đây là một thực tế không thể tránh khỏi trong tiêu chuẩn làm việc 8 tiếng vì không phải giờ nào trong ngày cũng giống nhau. Nếu 3 giờ đầu tiên trong ngày là giá trị nhất, thì 3 giờ cuối cùng là vô cùng lãng phí.

You may also like

Leave a Comment