SỰ NÂNG CẤP VỀ HÌNH ẢNH VÀ CON ĐƯỜNG GIAO THOA CỦA CÁC THƯƠNG HIỆU VIỆT.

by admin

Nhắc tới các local brands hay các thương hiệu nội địa thì hẳn khá nhiều bạn trẻ hay người đọc của mình sẽ có một cái nhìn không mấy thiện cảm với các thương hiệu mà mọi người đã trót lòng tin tưởng và mua sắm để nhận được 1 sản phẩm chất lượng không đúng với tầm giá. Một lần mất tin, vạn lần bất tín – từ đó nhiều câu chuyện, nhiều luồng ý kiến trái chiều về việc có nên sử dụng hay không sử dụng các thương hiệu nội địa?

Nhưng đó không phải là tất cả, những thứ chúng ta đang nói là những thương hiệu thời trang mà bất kì khoảng thời gian nào chắc chắn sẽ gặp. Mỗi thương hiệu sẽ nhắm tới một đối tượng khách hàng khác nhau, một thị phần khác nhau với từng mức giá khác nhau. Điều rõ ràng là không thể đánh đồng được các thương hiệu với nhau – đó là logic. Nhưng cũng nhiều người lại đánh đồng rằng về thương hiệu Việt kém chất lượng – đó không phải là một điều đúng. Một người tiêu dùng thông minh là một người tiêu dùng biết chọn sản phẩm tốt nhất với tầm giá mình đang có chứ không phải là gồng ép vào một tiêu chuẩn, một xu hướng nhất định. Cũng không phải là một người tiêu dùng thông minh khi ủng hộ những sản phẩm ăn cắp, sản phẩm fake của các thương hiệu lớn – đó là tôn trọng thương hiệu và những người làm công việc về chất xám.

Sự phân hóa ngày càng rõ ràng hơn rất nhiều khi mà nhận thức của khách hàng về các thương hiệu nội địa ngày càng cao hơn và yêu cầu nhiều thứ hơn. Rõ ràng câu chuyện xây dựng thương hiệu thời trang không chỉ là nằm trong câu chuyện về thiết kế một bộ sưu tập mà đó còn là nội dung truyền tải tới thị trường – tới người tiêu dùng. Làm sao để nó tiếp cận được tới không chỉ đối tượng khách hàng mục tiêu mà còn là khách hàng tiềm năng hoặc thế hệ khách hàng kế cận để họ biết và nhận diện được thương hiệu. Sau đó là phương thức tiếp cận phải đa dạng hơn trong kỉ nguyên 4.0 này – nó phải giao thoa và cân bằng giữa các yếu tố offline và online. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và đào thải cực nhanh như thời trang như thế này, để phát triển và duy trì một thương hiệu không phải là một điều dễ dàng.

Nếu ngày xưa chỉ cần thực hiện một bộ lookbook đơn giản cũng có thể được đón nhận dễ dàng bởi thị trường nhưng bây giờ nó không còn là phương thức tạo được điểm nhấn khi mà ai cũng có thể làm được. Giờ còn phải bao gồm sự chuyên nghiệp về hình ảnh, concept cũng như câu chuyện “lồng ghép” khéo léo bên trong hay sự xuyên suốt về DNA’s của thương hiệu được thể hiện trong từng ản phẩm nằm trong bộ sưu tập để khiến khách hàng luôn nhớ và nhận diện brands. Ngoài ra còn phải có các hoạt động offline truyền thống như runway, giới thiệu sản phẩm và còn chưa kể các thể thức mới như NFTs, Metaverse…

Yếu tố câu chuyện ngày càng được xem trọng khi nó là thứ luôn “vô giá” khi gắn liền với thông điệp và văn hóa. Các founders, các ekip và creative director trong giai đoạn chuyển giao về thế hệ luôn nhận thức được về giá trị văn hóa tân thời và xa xưa của người Việt Nam để khéo léo cân bằng được tính hiện đại của nhịp sống hiện đại, của thời trang mới của người Việt và những câu chuyện về những hình ảnh truyền thống mà không quá bị nặng nề. Làm thời trang và thương mại là câu chuyện khác về tính văn hóa.

Chúng ta có thể những bóng dáng về hình ảnh thiên nhiên Việt nam, những hình dáng thiết kế của các trang phục truyền thống hay tính hiện đại được thể hiện bằng ngôn ngữ thời trang của các fashion designer mới. Sự cân bằng về ứng dụng sản phẩm trong cách ăn mặc hàng ngày và thời trang (còn tính sang trọng hay bụi bặm thì phụ thuộc vào tính cách của mỗi người sáng tạo). Bằng cách này hay cách khác, Việt Nam vẫn luôn có những anh/chị/bạn bè thiết kế vẫn đang thổi hồn Việt vào sản phẩm thời trang của mình một cách hiện đại hơn. Nó tạo ra một mức tiêu chuẩn mới để thế hệ sau lựa chọn những điểm mạnh, điểm yếu để tạo ra một nền tảng cao và sâu hơn sau này

Trí Minh Lê

You may also like

Leave a Comment