Chúng ta nên sống như thế nào? Bản chất của sự thật là gì? Người chơi golf chuyên nghiệp có nên sử dụng xe đẩy golf từ xa không? Những câu hỏi trên sẽ được trả lời bằng những cuốn sách nhập môn triết học mà Nigel Warburton khuyên đọc.
Nigel Warburton là triết gia nổi tiếng người Anh. Ông hiện là Giảng viên cao cấp Phân khoa Triết học của trường Open University. Trong nhiều năm qua, Nigel đã đóng góp rất nhiều cho nền triết học hiện đại.
Chào Nigel, ông bắt đầu cảm thấy hứng thú với triết học từ khi nào?
Tôi nhớ khi còn nhỏ tôi đã hỏi mẹ là: “Các em bé học nói như thế nào?”. Mẹ bảo em bé chỉ vào đồ vật rồi người lớn nói tên đồ vật đó cho em bé bắt chước. Tôi không thật sự thỏa mãn với câu trả lời này. Tôi không chắc hiện giờ mình có thể trả lời được nó, nhưng câu hỏi như thế đã nhen nhóm đam mê triết học từ thuở thơ ấu trong tôi. Khi trở thành một nam sinh, tôi đã nghiền ngẫm cuốn Lịch sử Triết học phương Tây của Bertrand Russell trong thư viện. Chính thư viện, chứ không phải là cuốn sách là một trong những nguồn cảm hứng lớn cho tôi. Và hơn cả cuốn sách ấy, thư viện là một nơi yên tĩnh cho tất cả mọi người. Thư viện đã mang đến cho tôi nhiều loại sách khác nhau, tôi hào hứng đến mức sẵn sàng đi bộ vài dặm tới thư viện địa phương để mang về bất cứ cuốn sách nào tôi muốn. Và chắc chắn rồi, trong một lần tình cờ, tôi đã mượn thêm vài quyển về triết học kèm theo những cuốn nổi tiếng khác.
Vậy ông đã theo học ngành triết ở đại học?
Ban đầu, tôi theo ngành Tâm lý học ở đại học Bristol, nhưng nó khiến tôi khá thất vọng và đã quyết định bỏ học giữa chừng. Sau một năm rời Bristol, tôi gần như dành toàn thời gian làm việc ở bãi đỗ xe. Khoảng thời gian đó, mâu thuẫn giữa triết học và tâm lý học đã thôi thúc tôi quay trở lại trường đại học để học triết học thay vì ngành tâm lý. Bạn biết đấy, tôi rất thích đọc các tác phẩm tâm lý của Sartre, nhưng tôi lại không thể hiểu được những cuốn về triết học của ông như Being and Nothingness. Điều này khiến tôi thực sự tò mò và muốn tìm hiểu về triết, để có thể hiểu dù chỉ một chút. Sau đó, tôi chính thức chuyển sang nghiên cứu triết học.
Rất nhiều nhà triết học Anh – Mỹ đã quyết định theo đuổi triết học khi còn trẻ, bởi họ được tiếp xúc với Sartre và Chủ nghĩa hiện sinh. (Chủ nghĩa hiện sinh là từ dùng để nói về nghiên cứu của một nhóm các triết gia cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, những người tuy khác nhau về học thuyết nhưng có chung niềm tin rằng tư duy triết học xuất phát từ chủ thể con người — không chỉ là chủ thể tư duy, mà là cá thể sống, cảm xúc, và hoạt động.) Tuy nhiên sau một thời gian nghiên cứu, họ lại kịch liệt phản đối Sartre và thuyết này. Ông có như vậy không?
Tôi không cho rằng bạn phải hoàn toàn đồng ý với những triết gia bạn đọc. Sẽ tốt hơn nếu bạn phản đối khi bạn đọc và trao đổi về sách, chứ không chỉ đọc một cách thụ động. Tôi tìm thấy trong các tác phẩm của Sartre sự kích thích, khó khăn và bực bội. Những tác phẩm sau này của ông thậm chí tôi còn không thể đọc nổi vì ông dùng thuốc phiện quá nhiều và câu chữ khiến người đọc cảm thấy nghẹt thở. Bản thân tôi không đồng ý với nhiều quan điểm của Sartre, nhưng không thể phủ nhận ông là nhà tư tưởng lỗi lạc có ảnh hưởng lớn đến tôi.
Sartre cũng là một tiểu thuyết gia về triết học. Vậy một người nghiên cứu triết học có thể viết được tiểu thuyết triết học không? Hay chỉ các nhà tư tưởng lớn mới làm được điều đó?
Tôi nghĩ các nhà tư tưởng lớn thường giản lược vấn đề họ viết với thực tế bằng cách thiết lập những giới hạn tùy ý. Theo tôi được biết, triết học nghiên cứu tất cả những vấn đề chung và cơ bản của con người như chúng ta nên sống như thế nào, sự thật của tạo hóa là gì v.v. Với tôi, bộ môn này không phải là một đống chữ nghĩa khó hiểu như nhiều bài báo phân tích. Nhiều công trình nghiên cứu triết học đã góp phần quan trọng vào nền văn học thế giới, như các các phẩm của Plato và Lucretius. Nhiều tác phẩm về thơ cũng mang màu sắc triết lý của triết học như thơ của TS Eliot, thơ của Kierkegaard hay Nietzsche. Các nhà thơ lỗi lạc kể trên cũng là nhà triết học.
Ông có cho rằng chương trình phát thanh Philosophy Bites gồm nhiều series của ông đã giúp khán giả đến gần hơn với triết học trong suốt 20 năm qua?
Có lẽ chương trình của chúng tôi đã làm khán giả yêu thích bộ môn triết học thêm một lần nữa, nhưng đó không phải tất cả. Khi tôi bắt đầu viết cuốn sách đưa ra cái nhìn tổng quan về triết học cuối thập kỉ 80, cuốn sách nhập môn duy nhất ở thời điểm ấy là The Problems of Philosophy của Bertrand Russell, xuất bản năm 1912 và được gọi là cuốn Triết học Cơ bản. Đó là một cuốn sách hay, nhưng tiêu đề khiến cho người đọc cảm thấy triết học thật nhàm chán và lý thuyết. Nếu bây giờ bạn đi vào nhà sách, sẽ có hàng dãy sách nhập môn cơ bản của mọi lĩnh vực. Nhưng 20 năm về trước, thật khó để tìm ra một cuốn sách phổ thông cho mọi đối tượng người đọc.
Khi còn giảng dạy triết học cho học sinh phổ thông và sinh viên đại học, tôi nhận ra rằng chẳng có cuốn sách nào gây hứng thú cho người đọc tới mức họ chuyển từ trạng thái quan tâm sang yêu thích và săn đón các tác phẩm kinh điển. Do đó tôi viết cuốn Philosophy: The Basics. Hầu hết các giảng viên sẽ bảo bạn không cần phải đọc sách hướng dẫn hay nhập môn gì cả, cứ tìm đọc luôn các cuốn nổi tiếng của Hume, Descartes hay Mill. Nhưng nhiều độc giả không thể hấp thụ nhưng tinh túy ấy nếu không trải qua một quá trình tìm hiểu từ căn bản.