Cách mình xây dựng “cá tính” cho thương hiệu qua từng bài viết

by admin

Mỗi người có một cá tính riêng, không ai giống ai và cá tính thương hiệu của bạn cũng vậy.

Nếu như doanh nghiệp của bạn đang thắc mắc hay cần xây dựng bộ nhân diện và branding tốt hơn thì đây là bài viết dành cho bạn.

Đây là hoạt động mình luôn xây dựng ngày từ đầu khi làm bất cứ plan content marketing nào. Một “bộ quy chuẩn” giúp các công việc sản xuất nội dung, xây dựng thương hiệu của bạn có định hướng nhất quán, rõ ràng hơn.

Cụ thể chúng ta sẽ đi tìm hiểu 4 keyword sau: Voice, Tone& Mood và Style.

1. VOICE

Voice đơn giản là việc mô tả về TÍNH CÁCH, HÌNH TƯỢNG mà thương hiệu theo đuổi.

“Bạn đang muốn sắm vai là người như thế nào?”

Khi trả lời được câu hỏi này sẽ ảnh hưởng đến những chủ đề, nội dung bạn nên và không nên khai thác.

Ví dụ: “voice” của Mailchimp được mô tả trong vai một “kẻ tiên phong đầy thông thái trong lĩnh vực digital marketing”, họ luôn giữ tiếng nói trung thực, hữu ích, không bao giờ đưa ra những ý kiến chủ quan, chiêu trò khích bác,…

Từ định vị mang tính “chuyên gia” như vậy, các thông tin, kiến thức mà họ đăng tải luôn đi theo hướng:

– Cung cấp các kiến thức mang tính ứng dụng cao cho KH chính của họ (thường là các doanh nghiệp)

– Chuỗi bài phân tích, nhận định dưới góc nhìn khách quan, có dữ liệu ptich có căn cứ đi kèm

– Họ hạn chế làm content bắt trend phản cảm chỉ để thu hút sự chú ý

– Họ cũng không khai thác những nội dung tips trick, tool spam,..

– …

2. TONE & MOOD

Tone & Mood là TÔNG GIỌNG, CẢM XÚC, THÁI ĐỘ mà bạn thể hiện qua mỗi bài viết.

VD: trong cùng dòng sản phẩm kem đánh răng: Closeup khiến chúng ta nghĩ đến họ với định vị là “hơi thở thơm mát”, còn Sensodyne lại gây ấn tượng chúng bởi định vị “ngừa ê buốt”.

Đặc điểm của Tone&Mood là có thể thay đổi linh hoạt theo bối cảnh, mục đích mỗi bài nên trước mỗi bài viết hay trong mỗi kế hoạch content mkt, mình luôn xác định rõ những yếu tố sau:

– Sắc thái biểu cảm của bài viết sẽ đi theo hướng: khách quan/ trung lập hay châm biếm/khinh thường/quyết liệt,…

– Ví dụ mình triển khai nội dung cho Coolmate nói về bài viết phê phán, phản ánh vấn nạn về môi trường cần thể hiện được sự bất bình cùng chút thương cảm, lo lắng. Còn với bài chia sẻ mẹo tips tái chế, tận dụng sản phẩm bền vững thì lại cần giọng điệu thủ thỉ, thân thiết, chân thành.

– Những trường từ vựng mà bạn nên và không nên sử dụng theo tone đó.

– Cách diễn đạt câu cú, cấu trúc lập luận, sử dụng ngôi xưng phù hợp: Ví dụ: Ngáo Content của mình xưng “nhà Ngáo” – bạn, Coolmate xưng “Coolmate” – “chàng/ anh em”, các chị em bán mỹ phẩm thì có thể xưng “nhà mình” – “các nàng”,…

– Ngoài ra Tone còn là cách bạn truyền tải thông tin: bạn sẽ dẫn dắt trực tiếp hay gián tiếp, có sử dụng biện pháp tu từ nào không, hay có lồng ghép yếu tố kể chuyện ra sao,…

– …

3. STYLE

Style là QUY CHUẨN, HÌNH THỨC bạn trình bày content ấy ra sao.

Ví dụ bạn làm content fanpage với dạnh album ảnh để chạy quảng cáo vậy thì style thể hiện của bạn phải như thế nào cho phù hợp, nó khác vói 1 bài đăng fanpage với mục đích branding sản phẩm đúng không?

Tương tự với bài blog cũng sẽ có quy chuẩn về công thức viết Headline, Meta, url, keyword chính phụ, internal links,…

Ngoài ra mỗi doanh nghiệp không thể thiếu bộ nhận diện riêng rồi. Nó sẽ bao gồm những thứ như logo, font chữ, element được quy định theo từng sản phẩm hay chiến dịch, bảng pallete màu, banner, kích thước,…. Và nhiều thứ khác bạn cũng phải thống nhất ngay từ đầu nhé.

Nhờ xác định 3 keyword này sẽ giúp content của bạn có “hồn” hơn, đi vào lòng người hơn.

Nguồn: Trần Hoàng Ngọc Tâm

You may also like

Leave a Comment