5 TƯ DUY CẦN CÓ CỦA NGƯỜI KINH DOANH ONLINE

by admin

Bạn có suy nghĩ gì về kinh doanh online? Bạn cảm thấy như thế nào khi ngày càng có nhiều người thành công trong việc kiếm tiền online?

Cách đây khoảng 2 tháng thì tư duy cũ của mình về kinh doanh online sẽ như là:

?Công việc online bấp bênh lắm. Vì mình nghĩ rằng chỉ những ai chưa tìm được công việc tại công ty, mới phải chọn làm online để có thêm thu nhập. Công việc online thì làm theo dự án. Và không phải lúc nào cũng có dự án để làm. Điều này không đảm bảo thu nhập, không ổn định tí nào.

?Không cần chuẩn bị và đầu tư nhiều. Bởi vì mình cho rằng công việc online chỉ là làm thêm để có thu nhập nhất thời. Vì thế, mình nghĩ là không cần chuẩn bị và đầu tư quá nhiều. Kỹ năng đủ là được.

?Mình không có sự kiên trì rèn luyện tốt một kỹ năng nào cả, chỉ cần biết làm là được.

?Chính những tư duy đó đã đem lại hậu quả là: mình ứng tuyển các công việc được đăng tải trên mạng xã hội. Nhưng chưa từng nhận được một công việc tốt, đôi khi tiền công thấp và thậm chí bị lừa gạt nữa.

Tuy nhiên, tư duy của mình hoàn toàn thay đổi khi tham gia cộng đồng học viên của cô Nhung Phùng. Mình nhận ra rằng suy nghĩ lúc đầu của mình chỉ nằm ở góc độ cá nhân và chưa mở rộng tầm nhìn. Cô đã giúp mình thay đổi tư duy rất nhiều. Và mình biết rằng muốn phát triển trong việc kinh doanh online phải có những tư duy nào.

Cùng mình tìm hiểu 5 tư duy cần có của người kinh doanh online nhé!

1. Kiên trì và tập trung

Estee Lauder từng nói rằng: “Bất cứ khi nào tôi nghĩ mình không thể tiếp tục, tôi buộc bản thân phải tiến tới. Thành công của tôi được dựa trên sự kiên trì, chứ không phải may mắn.” Quả đúng như thế, chúng ta làm việc gì cũng cần có sự kiên nhẫn. Đặc biệt là ở giai đoạn bắt đầu, chúng ta sẽ dễ bị chán và sinh ra cảm giác lười. Sau đó, việc từ bỏ sẽ xuất hiện. Đôi khi, bạn từ bỏ ngay cả khi chưa đủ thời gian để bạn xác định mình có phù hợp với công việc, lĩnh vực này không.

Cô Nhung đã chia sẻ rằng khi bạn kinh doanh online, bạn cần tạo cho mình website, nội dung,… để mọi người biết đến bạn. Tùy vào việc bạn lựa chọn lĩnh vực sẽ phát triển (ví dụ như yoga, làm bánh, mỹ phẩm…), đối tượng đọc giả hướng đến và cách bạn nghiên cứu, thực hiện sẽ tác động đến thời gian mọi người biết đến bạn. Nếu chọn đúng và làm đúng, thời gian sẽ rất nhanh. Mình biết có nhiều anh chị đi trước mình, chỉ trong vòng 1 tháng đã có lượt follow rất cao. Cũng có khả năng thời gian dài hơn vì bạn chưa nghiên cứu chính xác và nội dung chưa tốt. Chúng ta cần kiên trì và cải thiện công việc mỗi ngày, ít nhất là trong vòng 6 tháng.

Bên cạnh đó, chúng ta cần tập trung cho công việc này. Vì khi tập trung năng lượng, tư duy cho công việc, bạn sẽ làm liên tục, rút kinh nghiệm và phát triển hơn.

2. Liên tục cập nhật kiến thức và phát triển

Bạn biết đấy, làm việc online với công việc văn phòng sẽ khác nhau. Nếu bạn nhận thấy làm việc văn phòng cũng cần học hỏi kiến thức mới thì với kinh doanh online, bạn phải liên tục cập nhật kiến thức. Thậm chí, nếu bạn muốn càng ngày phát triển, không bị thụt lùi thì điều này là bắt buộc. Vì công nghệ và thị trường luôn không ngừng phát triển. Các nền tảng mạng xã hội luôn biến động, thay đổi thuật toán thường xuyên. Khi chúng ta dừng việc nghiên cứu và tiếp cận kiến thức mới, chúng ta sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu.

Bên cạnh đó, bạn còn phải đối mặt với việc đối thủ ngày càng nhiều và mạnh. Khi bạn thấy được cơ hội tiến bộ thì người khác cũng nhìn thấy. Khi mọi người luôn chạy mà bạn vẫn dậm chân tại chỗ thì việc bị đào thải chỉ là sớm muộn. Việc học không ngừng nghỉ giúp chúng ta mở rộng tầm nhìn, phát triển bản thân và công việc.

3. Khác biệt hay là chết

Bạn biết đấy, khi mới bắt đầu, chúng ta chỉ là cá nhân hoặc đội nhóm nhỏ. Từ từ chúng ta mới phát triển thêm được. Khi ấy, chúng ta khó có thể cạnh tranh với những tập đoàn hay đối thủ có nguồn lực tài chính mạnh, công nghệ cao… Điều này bắt buộc chúng ta phải có sự khác biệt với người khác thì mới có khách hàng trung thành, đọc giả trung thành. Bạn phải không ngừng tư duy, quan sát, học hỏi và sáng tạo ra cái riêng, cái độc đáo của bạn. Khi đó, bạn sẽ trở nên đặc biệt và mọi người luôn nhớ đến bạn trước tiên.

4. Vượt qua vòng an toàn

Khi bạn đắn đo giữa việc có nên làm 1 công việc nào đó không, tức là bạn đang đấu tranh để khuyến khích bản thân bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Lúc đầu, mình nhận thấy là khi lựa chọn phát triển theo lĩnh vực mới đã là ra khỏi vùng an toàn của mình rồi.

Nhưng, cô Nhung đã cho mình thấy thêm một hướng nhìn khác nữa. Khi bạn đã thành công ở một mức độ nào đó rồi, bạn sẽ không muốn thay đổi công việc hằng ngày, không muốn thử bước tiến cao hơn. Bạn hài lòng với những gì đang có và dừng bước. Lúc này, chiếc vòng an toàn của bạn đã mở rộng hơn. Chính xác, nó vẫn là chiếc vòng an toàn, không có thử thách, không có nỗ lực thêm. Đây cũng được xem là việc bạn quay vào vòng an toàn của mình.

Để luôn thử thách bản thân và ngày càng tiến bộ, bạn nên đặt ra mục tiêu cao hơn khi đạt được mục tiêu hiện tại. Như vậy, vừa tránh được sự nhàm chán, vừa có động lực để phấn đấu.

5. Xem việc làm blog là một bussiness thực thụ

Cô Nhung chia sẻ rằng không phải ai làm blog cũng đều thành công và có thu nhập. Vì nhiều bạn vẫn xem việc viết blog chỉ là viết cho vui, không có mục đích rõ ràng, không có định hướng và không nghiêm túc. Khi bạn thay đổi tư duy rằng đây là công việc kinh doanh của mình (bạn cứ nghĩ giống như bạn đang khởi nghiệp vậy), bạn đầu tư, bạn làm thì bạn mới có kinh nghiệm. Thất bại thì rút kinh nghiệm rồi chỉnh sửa. Chỉ như vậy, bạn mới dần lớn lên và đạt được giá trị mà mình mong muốn.

Mình nghĩ rằng khi đã quyết định làm bất cứ việc gì, bạn phải đặt mục tiêu và có trách nhiệm với điều đó. Bạn càng không ngừng cố gắng học tập và làm việc thì bạn càng phát triển. Mỗi ngày, xung quanh chúng ta, có rất nhiều anh chị phát triển không ngừng, dừng chân một bước là bạn mất đi cơ hội. Mình biết rằng tốc độ của mỗi người là khác nhau, nhưng chỉ cần không ngừng lại, bạn cũng có thể thành công.

You may also like

Leave a Comment