Con 9 năm là học sinh giỏi vẫn trượt lớp 10 công lập, bố mẹ nên làm điều này để con vượt qua khủng hoảng

by admin
con-9-nam-la-hoc-sinh-gioi-van-truot-lop-10-cong-lap,-bo-me-nen-lam-dieu-nay-de-con-vuot-qua-khung-hoang

9 năm liền là học sinh giỏi vẫn trượt lớp 10 trường công

Cuộc đua vào lớp 10 công lập ở Hà Nội năm nay được đánh giá là căng thẳng, áp lực hơn cả thi đại học vì cạnh tranh cao, tỷ lệ tuyển sinh thấp hơn các năm trước. Trong số hơn 104.000 thí sinh tham dự kỳ thi, chỉ có khoảng 72.000 sĩ tử giành được “tấm vé” vào các trường THPT công lập, đồng nghĩa số thí sinh trượt là khoảng 32.000 em.

Năm nay, điểm chuẩn của đa số các trường đều tăng, trong 117 trường có đến 97 trường tăng từ 0,25 đến 7,0 điểm. Nhiều trường có điểm chuẩn neo ở mức cao, khiến không ít sĩ tử điểm thi trên dưới 8 điểm 1 môn vẫn trượt. Có thí sinh nhiều năm liền là học sinh giỏi nhưng không chỉ trượt nguyện vọng 1 mà các nguyện vọng khác cũng không đậu dù điểm thi trên 40.

Con 9 năm là học sinh giỏi vẫn trượt lớp 10 công lập, bố mẹ nên làm điều này để con vượt qua khủng hoảng - Ảnh 1.Con 9 năm là học sinh giỏi vẫn trượt lớp 10 công lập, bố mẹ nên làm điều này để con vượt qua khủng hoảng - Ảnh 1.

Có thí sinh là học sinh giỏi, điểm thi cao nhưng vẫn trượt lớp 10. Ảnh minh họa: TL

Mẹ khóc, con khóc – đó là tâm trạng của mẹ con chị N. (Hà Nội) sau khi điểm chuẩn vào lớp 10 công lập được công bố.

Tâm sự trong một group phụ huynh trên Facebook, chị cho biết con gái chị 9 năm liền là học sinh giỏi, điểm tổng kết Văn, Toán luôn trên 9,0, đi họp phụ huynh lần nào cũng được cô khen nên chị khá yên tâm về học lực của con.

Hôm làm hồ sơ, con chị đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường THPT Kim Liên và bảo với mẹ rằng con chỉ thích trường đó, không quan tâm đến các nguyện vọng khác. Con cũng nói đã thi thử 2 vòng, điểm Văn và Toán đều dao động trong ngưỡng 8.5 – 9 điểm nên con khá tự tin, mẹ không cần phải lo. Chị nói mãi về phương án dự phòng, đăng ký thêm nguyện vọng cũng không mất gì thì con chị mới miễn cưỡng đăng ký thêm nguyện vọng 2 là Trường THPT Lê Quý Đôn (Đống Đa).

Hôm có kết quả điểm thi, con chị được 41,5 điểm, trung bình hơn 8 điểm 1 môn nên cả nhà khá hy vọng. Thế nhưng điều tồi tệ đã xảy ra ngay ngày hôm sau, khi điểm chuẩn của Trường THPT Kim Liên được công bố là 43,25 điểm. Trường THPT Lê Quý Đôn con chị cũng trượt vì trường lấy 41 điểm nhưng vì con đăng ký nguyện vọng 2 nên phải cộng thêm 1 điểm, tức 42,5 điểm mới đỗ.

Chị khóc từ lúc biết điểm chuẩn và con chị cũng khóc, đóng cửa phòng không muốn gặp ai. Chị rất buồn và tự trách bản thân vì đã chủ quan, không tìm hiểu kỹ để giúp con đăng ký nguyện vọng phù hợp trong cuộc thi khốc liệt này.

Giúp con vượt qua lần “vấp” đầu đời

Thực tế, những trường hợp học sinh giỏi nhưng trượt lớp 10 hầu như năm nào cũng có. Năm ngoái, báo chí từng đưa tin một nữ sinh ở Hoàn Kiếm, Hà Nội, 9 năm liền là học sinh giỏi, thi được 40,75 điểm nhưng trượt cả 2 nguyện vọng trường công. Do quá buồn bã, em đã bỏ nhà ra đi khiến người thân phải đăng tải thông tin lên mạng nhờ cộng đồng mạng giúp đỡ. Năm trước đó, một nữ sinh đã bị mẹ bắt quỳ tại sân trường vì 7 năm là học sinh giỏi nhưng trượt lớp 10 trường công, đến cả trường tư cũng không nhận.

Con 9 năm là học sinh giỏi vẫn trượt lớp 10 công lập, bố mẹ nên làm điều này để con vượt qua khủng hoảng - Ảnh 2.Con 9 năm là học sinh giỏi vẫn trượt lớp 10 công lập, bố mẹ nên làm điều này để con vượt qua khủng hoảng - Ảnh 2.

Cô Lanh khuyên cha mẹ nên động viên con vượt qua thất bại đầu đời. Ảnh: FBNV

Theo Thạc sĩ Khoa học Giáo dục, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lanh (Học viện Minh Trí Thành), trước mỗi kỳ thi học sinh và phụ huynh đều có những kỳ vọng. Đối với các học sinh giỏi, có thành tích học tập tốt trong những năm trung học cơ sở, kỳ vọng lại càng lớn. Tuy nhiên kết quả không phải lúc nào cũng được như mong đợi. Cánh cửa trường công không mở cho tất cả sĩ tử, thực tế sẽ có những học sinh giỏi, điểm thi cao nhưng cuối cùng vẫn trượt.

Cô Lanh cho biết, gánh nặng tâm lý do thi trượt ở những học sinh giỏi thường khá nặng nề. Đó là bởi những em này thường có quá trình học tập suôn sẻ, quen được khen ngợi, ít khi bị thất bại, chưa trải qua nhiều thử thách về mặt tâm lý. Vì thế, khả năng chịu đựng thất bại, ổn định tinh thần khi đón nhận kết quả không như mong đợi từ một kỳ thi lớn sẽ yếu hơn các bạn khác. Các em học giỏi cũng tự đặt ra cho mình những kỳ vọng cao hơn về kết quả thi. Bởi vậy, khi thi trượt, các em rất dễ suy sụp, thất vọng, trách móc bản thân.

“Nếu lúc này cha mẹ chỉ trích, đánh mắng, các em sẽ càng thêm tổn thương, có thể dẫn tới những hành động dại dột”, cô Lanh nói.

Theo nữ chuyên gia tâm lý, điều cha mẹ cần làm nhất lúc này là trò chuyện, động viên để giúp con ổn định tâm lý, vượt qua cú “trượt ngã” đầu đời: “Cha mẹ ở bên con, đồng hành cùng con khi con vấp ngã có ý nghĩa gấp nhiều lần việc ở bên con lúc con thành công”.

Trong quá trình chia sẻ, tâm sự, cha mẹ hãy phân tích cho con hiểu cuộc đời sau này còn những thử thách khác khốc liệt hơn cả thi cử. Một vài lần thất bại không có nghĩa là cả đời sẽ thất bại. Con cần học cách đối diện, vững vàng để tiếp tục đứng lên sau thất bại.

Cánh cửa trường công không phải là duy nhất, con vẫn còn những con đường khác để tiếp tục học hành. Sau đó, cha mẹ nên cùng con tìm kiếm, lựa chọn các phương án thay thế phù hợp, đó có thể là một trường tư thục, một trường nghề…

You may also like

Leave a Comment