Bác sĩ cảnh báo chấn thương hay gặp nhất của người chơi golf

by admin
bac-si-canh-bao-chan-thuong-hay-gap-nhat-cua-nguoi-choi-golf

PGS.TS Dương Đình Toàn, Phó trưởng khoa Khám xương và Điều trị ngoại trú (Bệnh viện Việt Đức) cho biết, theo thống kê, gần 44% chấn thương gặp ở người chơi golf trẻ do chơi quá nhiều, thiếu kỹ thuật. 

“Cú swing liên quan đến sự chuyển động lặp đi lặp lại với tốc độ cao của cổ, vai, cột sống, khuỷu, cổ tay, háng, gối… là yếu tố dễ phát sinh chấn thương. Những vùng dễ bị chấn thương là vai, lưng, khuỷu và cổ bàn tay”, PGS Toàn cho biết. 

Bác sĩ cảnh báo chấn thương hay gặp nhất của người chơi golf - Ảnh 1.Bác sĩ cảnh báo chấn thương hay gặp nhất của người chơi golf - Ảnh 1.

Theo thống kê, gần 44% chấn thương gặp ở người chơi golf trẻ do chơi quá nhiều, thiếu kỹ thuật. Các tổn thương thường gặp như tổn thương vùng khuỷu, cổ bàn tay thường gặp như bong gân, chấn thương dây chằng, bao khớp… Ảnh minh họa BSCC

Theo PGS Toàn, những nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương của người chơi golf bao gồm: 

 – Khởi động chưa đủ 

– Điều kiện chơi không tốt 

– Chơi quá sức hoặc luyện tập quá mức 

– Cú swing gậy không tốt 

– Chơi gián đoạn. 

Theo PGS Toàn, các chấn thương thường gặp khi chơi golf bao gồm: 

– Các tổn thương vùng khuỷu, cổ bàn tay thường gặp như bong gân, chấn thương dây chằng, bao khớp;

– Viêm gân; 

– Viêm điểm bám gân cơ. Đau mặt trong khớp khuỷu, gần chỗ nhô cao của mỏm xương (mỏm trên ròng rọc) do viêm điểm bám khối cơ gấp (golfer’s elbow), đau tăng khi duỗi tối đa cổ bàn tay và các ngón tay về phía mu tay. 

Ngoài ra đau còn gặp ở phía ngoài khớp khuỷu, gần chỗ nhô cao của mỏm xương (mỏm trên lồi cầu), do viêm điểm bám khối cơ duỗi (Tennis’elbow).

– Gãy xương móc (một trong 8 xương con ở cổ tay, nằm gần với đầu dưới xương trụ). Khi gậy đánh xuống mặt đất, phản lực từ gậy tác động trực tiếp lên vùng tiếp xúc với gậy là xương móc, nếu phản lực đủ mạnh có thể làm gãy xương móc.

– Tổn thương mạch máu do sự va đập trực tiếp và lặp đi lặp lại của gậy vào lòng bàn tay. Hội chứng va đập mô út (Hypothenar Hammer Syndrome) được mô tả bởi tổn thương một nhánh động mạch ở lòng bàn tay khi các cú đánh được lặp đi lặp lại làm suy yếu thành mạch, dẫn đến giãn mạch, có thể gây huyết khối lòng mạch. 

Biểu hiện của hội chứng là đau cục bộ lòng bàn tay hoặc đau, tê, thay đổi màu sắc đầu ngón tay do gián đoạn cấp máu tới đầu ngón.

 “Để tránh các chấn thương, người chơi golf nên: Làm ấm cơ thể đúng cách, tập giãn cơ trước khi chơi; Tăng dần độ dài và cường độ chơi trước các mùa giải; Tập luyện cơ bắp giúp cải thiện cú swing; Làm đúng hướng dẫn của chuyên gia, huấn luyện viên; Không chơi quá sức, tập luyện quá mức; Không chơi gián đoạn”, PGS Toàn khuyến cáo. 

Để giúp các người chơi golf hạn chế chấn thương vùng cổ bàn tay, PGS Toàn cũng cho rằng, người chơi golf cần hạn chế đánh quá nhiều bóng trên các thảm tập golf bởi chúng sẽ truyền phản lực lại thông qua gậy và chính cổ tay là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất. 

“Thay vì chơi trên thảm tập, người chơi nên đánh bóng nhiều hơn trên mặt cỏ tự nhiên bởi chúng sẽ hấp thu phần lớn lực khi gậy tiếp xúc với cỏ. Phần grip của gậy nên được thay bằng loại to hơn, mềm hơn nếu cần thiết. Giảm thiểu lực khi cầm gậy”, PGS Toàn nhấn mạnh.  

You may also like

Leave a Comment