Bão giông mới là cuộc đời: Chúng ta cần trở thành bậc thầy của nội tâm mình

by admin

 Đức Phật cũng luôn dạy rằng đời là bể khổ. Dẫu không phải là đau khổ của sinh – lão – bệnh – tử thì cũng không tránh được nỗi đau khi xa lìa người thân yêu, đối mặt với kẻ thù và không đạt được những điều mong muốn. Rõ ràng cuộc đời có rất nhiều niềm vui, vì sao Đức Phật luôn nhấn mạnh vào đau khổ?”

Bão Giông Mới Là Cuộc Đời

Bão Giông Mới Là Cuộc Đời

Trong cuộc đời này, điều chắc chắn duy nhất là vạn vật luôn luôn biến đổi. Người có quyền có thể thành tù nhân, bạn bè tâm phúc có thể thành kẻ thù, những gia đình hạnh phúc có thể chia ly… Thực sự ngay cả những hoàn cảnh tốt đẹp nhất cũng có thể thay đổi và sự thay đổi gây ra đau khổ. Đây chính là ý nghĩa của câu nói đời là bể khổ. Nếu bạn không chịu chấp nhận điều này mà cứ cố chấp rằng cuộc đời là một chuyến du ngoạn tươi vui, tự che mắt mình trước thực tại, lầm lẫn đau khổ với hạnh phúc thì sẽ đánh mất cơ hội thoát khỏi khổ đau.

Đối mặt với chân lý khổ đau là bước đầu tiên tiến đến hạnh phúc chân thực và lâu bền. Đức Phật đã giác ngộ chỉ sau khi thấy nỗi thống khổ của sinh lão bệnh tử. Vì thế, đừng cố né tránh khổ đau và cũng đừng sợ nó. 

Khi cuốn sách Bão giông mới là cuộc đời lần đầu xuất bản, sự đón nhận rộng rãi đã khiến tác giả phải ngạc nhiên, nhiều người tìm thấy phương pháp điều phục tâm thông qua những chuyện kể kim cổ Đông – Tây này. Hơn nữa chính những câu chuyện giản dị thường dễ để lại ấn tượng sâu đậm. Vào những thời điểm khó khăn thách thức thật dễ hồi tưởng lại những câu chuyện như vậy.

Cuộc đời không có khổ nạn giống như con tàu trống rỗng, dễ bị lật úp trong bão giông

sach-bao-giong-moi-la-cuoc-doi

Một số người nghĩ rằng chính đau khổ ngăn cản bình an và hạnh phúc, vì vậy họ không thể chấp nhận nó. Đây là một cách nhìn thiển cận. Bởi bão giông mới là cuộc đời. Với những người có thể chuyển hóa đau khổ thành động lực thì đau khổ chính là nguồn lực to lớn.

Đương đầu với những khổ nạn hiện tại mang đến cho chúng ta sự dũng mãnh để chiến thắng những khổ nạn trong tương lai. Hầu như không có một bậc thầy vĩ đại nào chưa từng trải qua nỗi đau khổ to lớn trước khi đạt những thành tựu vĩ đại.

Tục ngữ có câu: “Nhân vô thập toàn”. Trên thế gian này, chẳng thể nào tìm được một người không hề mắc lỗi

Một số người rất hứng thú với việc bàn tán lỗi của người khác. Ngay khi nghe được lời đồn đại về ai đó, họ liền thêu dệt và thích thú buôn chuyện. Tương tự như vậy, khi giận ai đó, người ta thường chỉ trích, bới móc lỗi lầm của người đó và làm cho họ rơi vào đau khổ. Đây là hành vi phá hoại.

Khi trách mắng người khác, đừng bới móc lỗi lầm của họ. Nếu bạn muốn là người có đức hạnh thì cho dù là vấn đề gì trong hoàn cảnh nào, hãy uốn lưỡi cẩn thận.

Đức hạnh tốt nhất là chiếc lưỡi đã được điều phục – Vidura nói trong sử thi Mahabharata –

Tâm là thứ quyết định lời nói của chúng ta có đạo đức hay không. Những thứ chúng ta nghĩ quyết định những điều chúng ta nói. Để kiểm soát cái lưỡi của mình, trước tiên chúng ta phải vun bồi đức hạnh. Khi tâm có kỷ luật, lời nói của chúng ta cũng sẽ như vậy.

Vì vậy, những người có đức hạnh sẽ giữ im lặng sau khi nghe về hành vi xấu của người khác, giữ lại lời bình phẩm cho riêng mình.

Bạn sẽ thấy sự khác biệt sau khi đọc cuốn sách Bão giông mới là cuộc đời bạn sẽ cảm thấy sự khác biệt. Nếu trí tuệ, đức hạnh và tâm thanh tịnh sinh khởi trong bạn nhờ cuốn sách này thì bạn sẽ có được bánh lái khi đi qua những thăng trầm trong cuộc đời. Bạn sẽ có niềm tin rằng dù hành trình xuyên suốt các kiếp tương lai sẽ rất khó khăn, với vô vàn những con sóng khổng lồ, nhưng một ngày nào đó bạn sẽ đến được bờ bên kia đại dương!

You may also like

Leave a Comment