Cận cảnh công trình xây dựng bờ kè “nhấn chìm” chợ nổi Cái Răng

by admin
can-canh-cong-trinh-xay-dung-bo-ke-“nhan-chim”-cho-noi-cai-rang

UBND quận Cái Răng vừa có báo cáo trình lãnh đạo UBND TP.Cần Thơ về công tác bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng.

Cận cảnh công trình xây dựng bờ kè Cận cảnh công trình xây dựng bờ kè

Theo UBND quận Cái Răng, công trình xây dựng bờ kè sông làm phá vỡ cấu trúc “trên bến dưới thuyền”, triệt tiêu tiểu thương trên bến, phân tán thương hồ. Ảnh: Huỳnh Xây

Trong báo cáo trên nêu rõ, chợ nổi Cái Răng bị tác động mạnh bởi công trình xây dựng bờ kè sông. Công trình kè này làm phá vỡ cấu trúc “trên bến dưới thuyền”, triệt tiêu tiểu thương trên bến, phân tán thương hồ.

Do đó, theo UBND quận Cái Răng, thương hồ ở chợ nổi Cái Răng giảm đáng kể, cảnh mua bán không còn nhộn nhịp như trước.

Hiện chợ nổi Cái Răng chỉ còn từ 200-250 ghe tàu, trong khi đó, cách đây vài năm có từ 500-600 ghe tàu, tức giảm từ 50-60%.

Được biết, trước đó, lãnh đạo UBND TP.Cần Thơ đã có văn bản yêu cầu UBND quận Cái Răng chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức đánh giá tác động của công trình xây dựng bờ kè sông đối với cuộc sống của thương hồ tại chợ nổi Cái Răng.

Cận cảnh công trình xây dựng bờ kè Cận cảnh công trình xây dựng bờ kè

Bờ kè sông được xây dựng quá cao, gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa của thương hồ chợ nổi Cái Răng lên trên bờ, cũng như vận chuyển hàng hóa từ trên bờ xuống ghe tàu của thương hồ. Ảnh: Huỳnh Xây

Cận cảnh công trình xây dựng bờ kè Cận cảnh công trình xây dựng bờ kè

Thương hồ chợ nổi Cái Răng phải đi lên trên bờ bằng thang. Ảnh: Huỳnh Xây

Theo phóng viên tìm hiểu, công trình xây dựng bờ kè nói trên thuộc dự án kè bờ sông, ứng phó biến đổi khí hậu TP.Cần Thơ.

Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP.Cần Thơ làm chủ đầu tư. Dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ODA do Cơ quan Phát triển Pháp tài trợ và vốn đối ứng ngân sách của thành phố với thời gian thực hiện từ năm 2016-2023.

Trước khi xây dựng bờ kè sông, nơi đây có nhiều nhà (người dân vừa sinh sống vừa làm vựa – nơi trung chuyển hàng hóa giữa thương hồ ở chợ nổi Cái Răng với các nơi khác và ngược lại).

Tuy nhiên, khi xây dựng kè sông, những ngôi nhà làm nơi trung chuyển hàng hóa này phải dời đi nơi khác.

Cận cảnh công trình xây dựng bờ kè Cận cảnh công trình xây dựng bờ kè

Hiện công trình kè sông đang được xây dựng dang dở, gây mất mỹ quan Chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Huỳnh Xây

Cận cảnh công trình xây dựng bờ kè Cận cảnh công trình xây dựng bờ kè

Đoạn công trình xây dựng bờ kè chưa được xây dựng. Ảnh: Huỳnh Xây

Ghi nhận của phóng viên Dân Việt cho thấy, hiện công trình kè sông đang được xây dựng dang dở, gây mất mỹ quan. Đặc biệt là bờ kè sông được xây dựng quá cao, gây khó khăn cho việc vận chuyển hàng hóa của thương hồ chợ nổi Cái Răng lên trên bờ, cũng như vận chuyển hàng hóa từ trên bờ xuống ghe tàu của thương hồ.

Chợ nổi Cái Răng là khu chợ nổi lớn nhất miền Tây, thu hút rất nhiều du khách tham quan, đặc biệt là khách nước ngoài.

Nét độc đáo của chợ nổi Cái Răng là chuyên mua bán các loại trái cây, rau cải và các loại đặc sản của vùng ĐBSCL.

Năm 2016, chợ nổi Cái Răng được Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

You may also like

Leave a Comment