Có lẽ Côn Luân là bộ tiểu thuyết kiếm hiệp mà tôi cảm thấy xứng đáng để đọc trong hàng trăm hàng ngàn bộ truyện kiếm hiệp hiện nay. Kim Dung gác bút, Cổ Long qua đời, làng kiếm hiệp dường như hiu hắt đi vì thiếu vắng những cây đa cây đề. Tuy nhiên, khi Phượng Ca xuất hiện với bộ truyện Côn Luân, độc giả nghiền võ hiệp nhận ra bóng dáng một “đệ tử chân truyền” của Kim Dung.Không phải ngẫu nhiên mà Côn Luân của Phượng Ca vượt lên hẳn so với các tác gia khác, trở thành tác phẩm kiếm hiệp đáng đọc nhất từ đầu thế kỉ mới cho đến nay.
Côn Luân gồm 7 tập. Chỉ với 7 tập ngắn ngủi, một thế giới giang hồ sinh động mạt Tống sơ Nguyên được định hình với bao mới mẻ và kịch tính.Có người, sau khi đọc mấy tập đầu của Côn Luân thì cho rằng, các nhân vật trong Côn Luân chẳng qua là sự ……phóng đại cuộc đời và số phận các nhân vật trong truyện của Kim Dung. Điều này không phải là không có cơ sở, nhưng…..quả là có chút hơi oan uổng cho Phượng Ca.
Tài năng của Phượng Ca là điều phải thừa nhận, nếu như đầu truyện là kiến thức về Toán Học, Thiên Văn, Dịch học, càng về cuối truyện, ông khôg chỉ khoe được cái kiến thức phong phú của bản thân về chiến trận, về triết lí sống, về y học, về cách đối nhân xử thế….thoát li so với Kim Dung, mà còn mang đặc trưng riêng. Ngừơi đọc được cuốn hút vào hệ thống các mâu thuẫn, vấn đề cần giải quyết, thắt mở nhịp nhàng, lôgic, giọng văn có lúc bi thống hào hùng, có lúc da diết quặn thắt tâm can, lại có lúc hài hước dí dỏm….bản thân tôi nhiều lúc vui buồn, cười khóc theo diễn biến câu chuyện.Côn Luân khép lại, sao mà đau lòng quá, ta càng thấm thía câu nói của nhà Phật: Đời là bể khổ. Cái hay của tác giá đã lồng ghép những kiến thức về toán học, dịch học, thiên văn học cả một chút lịch sử vào chuyện nhưng lại uyển chuyển một cách tinh tế đem cho người đọc cảm thấy mê mẩn .
Cách hành văn của tác giả thể hiện một cái nhìn sâu sắc đến từng chi tiết. Không một từ ngữ hoa mĩ nào để tôi có thể bộc lộ cảm xúc khi đọc hết bộ truyện này. Mỗi nhân vật trong truyện đều được tác giả thả hồn một cách chân thực nhất về tính cách đến số phận của cách nhân vật mỗi hình mỗi vẻ luôn ẩn dụ tronh đó là bản thân chúng ta hiện tại . Lương Văn Tĩnh, chàng trai ưa văn ghét võ, tấm lòng lương thiện, thông minh nhưng phi thực tế, vô tình cuốn vào cuộc chiến tranh của Nguyên – Tống. Vì có khuân mặt giống gã Vương gia trẻ yêu nước đã chết, hắn bị bắt là “diễn viên đống thế”, trong phúc có họa, tính tình cở gặp được cùng nho Công Dương Vũ, được truyền thụ Tuyệt Học Tam Tài Quy Nguyên chưởng bác đại tình thâm, uy trấn thiên hạ; hơn cả thế, hắn tìm được người trong mộng Tiêu Ngọc Linh, cả hai tình yêu sét đánh, kết thành phu phụ.
Tiêu Ngọc Linh là nữ đệ tử của con người cô ngạo Tiêu Thiên Tuyệt – võ công trác tuyệt, cùng với Công Duơng Vũ là thái sơn bắc đẩu trong võ lâm- tính tính ả chua ngoa đanh đá còn hơn cả Hoàng Dung, nhiều lần làm trò tác quái, nhưng lại chịu ……nhu thuận dưới tay Lương Tĩnh, đúng là……..chuyện lạ trên đời. Sau nhiều biến cố, Lương Văn Tĩnh mất vợ, con thất lạc, bản thân bị hại chết.
Tiêu Ngọc Linh bị sư phụ bắt đi, sau gần 20 năm nín nhịn vì sự an toàn của chồng con, tới khi gặp đuọc đứa con duy nhất cũng là lúc trận quyết chiến của đứa con với Sư Phụ cô xảy ra, chỉ có cái chết mới hóa giải được. Cùng nho Công Dương Vũ, võ công trác tuyệt, cao ngạo hơn người, cả đời tìm tình yêu chân chính nhưng tay trắng lại hoàn tay trắng, chịu nỗi nhục mất nước mà đành bất lực đứng nhìn. Tiêu Thiên Tuyệt, kẻ thù không đội trời chung với Công Dương Vũ, võ công Thiên Vật Nhận quán tuyệt thiên hạ “hắc thủy cuồn cuộn ngập tràn thiên hạ”. Cũng là 1 con người đớn đau vì tình, cô khổ lạnh lùng, lúc hối hận cũng là lúc chết oan uổng.
Trung Điều Ngũ Bảo, 5 cái tên 5 viên ngọc, nhưng lại là 5 kẻ xấu xí gàn dở, võ công tầm tầm, nhưng chân thật, nghĩa khí, vượt ra lễ giáo giang hồ. 5 người này gọi cho người ta nhớ tới Đào Cốc Lục Tiên trong Tiếu ngạo giang hồ của Kim Dung. Hoa Vô Xuy, Cung chủ Thiên Cơ cung – nơi chứa đựng học thức trùm thiên hạ- người phụ nữ của lí tính, trong nội tâm cũng là kẻ lụy tình, cuối cùng cũng đoàn tụ với Công Dương Vũ. Hoa Thanh Uyên, con của Công Dương Vũ và Hoa Vô Xuy, người thâm trầm, nhân hậu, do quá nghe lời mẹ mà không dám làm theo tâm nguyện bản thân, cuối cùng dẫn tới nhiều bi kịch, trong đó có cái chết của người yêu Hàn Ngưng Tử (ác độc nhưng yêu say đắm Hoa Thanh Uyên), và sự lạnh nhạt, bất an của vợ và con gái Hoa Hiểu Suơng. Hoa Hiểu Sương, cô gái mắc bệnh từ nhỏ, sống lay lắt, cuộc đời chỉ có ý nghĩa khi gặp Lương Tiêu. Nàng là hiện thân của Bồ Tát, con người cứu khổ cứu nạn nhân thế, trở thành thần y trong thiên hạ.
Liễu Oanh Oanh, trang quốc sắc thiên Hương, thông minh trác tuyệt, nhưng là…nữ đạo tặc! Tuổi trẻ cao ngạo, cùng với Lương Tiêu yêu nhau say đắm, nhưng vì hiểu nhầm mà ôm hận thiên thu.Vân Thù, đệ tử của Công Dương Vũ, con người trung nghĩa, võ công trác tuyệt nhưng …quá cứng nhắc, thiếu sự linh động thời cuộc.Hạ Đà La, võ công tài giỏi, lật mặt không chớp mắt, cả đời mưu tính, về tay trắng.
Thích Thiên Phong, thông minh trác tuyệt, mê võ quên thân, cả đời không yên ả.
Cửu Như, quả thực đây là một nhân vật tôi rất thích. Mặc dù lão mang tiếng là……..Hòa thượng nhưng lại chả kiêng khem gì, thịt chó, rượu uống tì tì. Với chủ trương Phật tại tâm, đây là mẫu người phóng khoáng, sống thẳng thắn, vượt lên lễ giáo, sớm ngộ đạo. Món Đại Kim Cuơng thần lực rất phù hợp với ông.
Hoa Sơn, đệ tử của Cửu Như, ngu độn, tham ăn, chân thật trọng tình. Sau này kết nghĩa với Lương Tiêu, ai cũng coi thường tên hòa thượng ngốc này, cuối cùng chính hắn lại là kẻ ngộ đạo, mà trong tác phẩm Thương Hải sau này, Hoa SInh được miêu tả như một bậc trí giả.
Và nhân vật chính là Lương Tiêu, thông minh tuyệt thế, nhưng hành đồng thiếu quuyết đoán, bề ngoài tà ác nóng nảy, nhưng sâu thẳm trái tim là tấm lòng nhân hậu hiệp nghĩa. Tuổi nhỏ êm đếm chả được bao lâu, cuối cùng hứng chịu nỗi đau cha chết mẹ bị bắt, và kẻ thù chính là ……ông ngoại. Thật chớ trêu, hắn đầu nhập vào Thiên Cơ cung, nhiệt huyết tuổi trẻ, sớm đạt thành tựu cao trong Toán học và võ học. Sau biến cố ở Thiên Cơ cung, vì nóng giận nhất thời mà đầu quân cho Nguyên diệt Tống gây nên bao nhiêu oán thù , đau khổ trái ngang sau này. Mặc dù đã hối hận nhưng kẻ thù không buông tha. Con người đó tâm cao khí ngạo, võ công, kiến thức, tài năng quán tuyêt thiên hạ, nhưng cũng là kẻ hứng chịu bao cái nghiệt ngã đắng cay nhất, có lẽ mỗi nhân vật có một nỗi khổ riêng thì Luơng Tiêu chính là kẻ phải hứng chịu nõi đớn đau của tất cả mọi người cộng lại: Nào là mất cha, mất mẹ(ngộ sát), bị người đời hắt hủi, kẻ thù truy sát, người yêu hiểu nhầm…Còn nhiều nhiều sô phận khác nữa, tựu trung lại người ta không thấy được nét vui tươi trong truyện, mặc dù tác giả đã rất cố gắng có nhiều tình tiết dí dỏm pha trò, song đó chỉ là cái cười thoáng qua của nỗi đau trường thiên tê tâm liệt phế: Tất cả chỉ vì một chữ tình mà ra
Từ Kim Dung đến Phượng Ca, có thể thấy được sự phát triển, phổ biến của tư tưởng Đại Hán tại Trung Quốc thời gian gần đây. Trong các tác phẩm của Kim Dung, chiến tranh Tống – Nguyên được thể hiện như một cuộc kháng chiến vệ quốc, trong đó rõ ràng tác giả đứng về phía người Tống để coi quân Nguyên là kẻ xâm lược. Tuy nhiên, đến Côn Luân, Phượng Ca dường như nhìn cuộc chiến tranh này như một thứ nội chiến, trong đó người bố có thể chọn 1 bên, người con chọn phía bên kia, không ai hẳn đúng cũng hẳn sai. Nhà Nguyên dần đã được công nhận như một vương triều đầy đủ của lịch sử Trung Hoa, cũng như không ít người Tàu hiện nay ngấm ngầm hay công khai coi người Mông Cổ như một bộ phận thuộc khối Đại hán…
Thật sự đây là bộ truyện tuyệt vời nhưng cái kết khiến người ta có chút tiếc nuối một chút. Các bạn muốn tìm hiểu thì có thế mua trên TIKI hoặc đọc free trên Toàn thư viện. À có cả kênh anh Phi Tùng đọc chữ rất hay luôn.