Nhiều người nói là truyện Cổ Chân Nhân độc ác thái quá, tâm lí vặn vẹo không hiểu sao lại có nhiều người thích. Theo cá nhân ta thì Cổ Chân Nhân hay và có nhiều triết lí (đọc đến đây ai không thích có thể bỏ qua vậy), không bởi vì tính cách của Phương Nguyên mà là vì tính nhân văn trong rất nhiều nhân vật khác.
Ai đọc Cổ Chân Nhân rồi thì hẳn đều biết Nguyên Thủy Thiên Tôn vì nhân tộc mà cố gắng cả đời. Một tay gây dựng Thiên Đình truy diệt thú nhân. Hủy bỏ chế độ gia tộc vốn thịnh hành khắp ngũ vực để mở ra hệ thống môn phái khiến bình dân cũng có cơ hội trổ hêt tài năng mà thành cường giả. Dùng nhân đạo sát chiêu mà kết nối lòng người khiến Trung Châu dù bị tứ vực tấn công vẫn vững như thành đồng.
Tiếp đến là Nhạc Thổ Thiên Tôn. Một lòng nhân từ hướng thiện, đến thời điểm thành danh thì Tiên Tôn thậm chí không có bất kì sát chiêu công kích. Nhạc Thổ trái ngược hẳn với những Tiên Tôn đời trước muốn tận diệt dị tộc vì không phải tộc ta tất trong tâm có khác. Nhạc Thổ kiến tạo động thiên an toàn che chở cho mọi chủng tộc cần nơi nương tựa. Bên trong Nhạc Thổ động thiên chủ trương chủng tộc bình đẳng.
Đây là yếu tố khiến ta thích Cổ Chân Nhân. Phương Nguyên thì ác khỏi phải bàn nhưng những người khác cũng đều có lí tưởng riêng, và người tốt không nhất thiết phải cư xử giống nhau. Kẻ bắt giết thú nhân cũng là vì nhân tộc, mà người mở cửa che chở dị nhân cũng đều vì chính nghĩa. Nói là chính nghĩa bởi vì họ coi đó là chính nghĩa.
Long Công vốn sinh ra là nhân tộc, vì tìm cách cái tạo thân thể để kéo dài tuổi thọ mà biến bản thân thành Long Nhân, từ đó mà chủng tộc Long Nhân ra đời. Nhưng về sau, mâu thuẫn giữa con người và Long Nhân nổ ra. Long Công không ngần ngại mà đồ sát toàn bộ con cháu huyết nhục của mình để bảo vệ nhân tộc. Vậy hắn là đúng hay là sai?
Lười viết tiếp nên ta tổng kết vài điểm sau (cái này là tổng kết chung về cả bộ truyện chứ không phải là tổng kết ý ở trên nhé):
1. Cổ Chân Nhân có hệ thống nhân vật có chiều sâu, mỗi người đều chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố. Ai cũng có nguyện vọng riêng, có ích kỉ, có vị tha, nhưng tuyệt đối không giống nhau. Ma Tôn có thể ác nhưng không nhất thiết, Tiên Tôn có thể sáng lập huyết đạo mà dư họa muôn đời. Nhìn chung thì chính đạo trong Cổ Chân Nhân đều rất thực tế, đạo đức giả rất nhiều nhưng người đại đức cũng không thiếu.
2. Yếu tố nhân tổ truyện, cái này bạn nào đọc rồi hẳn sẽ đồng ý là đậm chất nhân văn. Hãy nhớ rằng Hi Vọng Cổ là mở đầu cho con đường tu luyện của mọi cổ sư.
3. Hệ thống tu luyện đơn giản nhưng có tính đa dạng hóa cao (về sau sẽ thấy rõ hơn). Ai ai cũng có sở trường sở đoản.
——————————-
Leo Knight
Viết xuống “ĐÔI LỜI BÊNH VỰC CHO TÁC PHẨM TA YÊU THÍCH: CỔ CHÂN NHÂN” không dễ, mọi người tán dương chính là động lực để tiểu biên tiếp tục kiên trì viết tiếp! Hẹn gặp lại a…