Editor – Beta: Leslie Cat
Thể Loại: Hào môn thế gia thiên chi kiều tử, 1×1
Nhân vật chính: Đoạn Lĩnh
Lâm hoa tạ liễu xuân hồng,
Thái thông thông.
Vô nại triêu lai hàn vũ,
Vãn lai phong [1].
Tấn giang biên tập đánh giá:
Lý Tiệm Hồng đang trong tình thế vô cùng nguy hiểm được ăn cả ngã về không, khi bị quanh vây rất nhiều thiết kỳ. Phong tuyết nộ hào, thiên lý tuyết nguyên. Ngay trong lúc tình huống nguy hiểm này một người một ngựa xông khỏi chiến trường, lại vì vách núi sụt lở mà tiêu thất dưới vực sâu…
Mà ở một nơi khác, Đoạn gia Nhữ Nam thành Đoạn gia, quản gia bà tử đang trách phạt “Đào sinh tử” Đoạn Lĩnh bị mọi người hoài nghi ăn cắp, giữa lúc cậu khốn đốn bất lực nhất lại bị một nam tử xa lạ cứu ra mang đi. Đại tuyết tung bay, núi xanh như mực, màn sân khấu giật lại, truyền kỳ là sinh ra trong lúc đó.
Tác giả sử dụng ngôn ngữ thành thạo lưu loát, từ tình cảnh chiến trường làm thiết nhập, vừa mở đầu đã khiến độc giả chìm đắm trong bầu không khí cổ phong bi thương, đồng thời cũng bắt được đầu mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật cùng với những phục bút vô tình cố ý lộ ra.
Thiếu niên ăn nhờ ở đậu, thân thế vẫn là một câu đố, đột nhiên xuất hiện một nam nhân xa lạ ra tay cứu vớt, theo tình tiết tiến triễn, nhân vật lần lượt lên sân khấu, nội dung phát triển của câu chuyện dẫn dắt độc giả đến vô hạn mơ màng.
==================
Chú thích:
Nguồn: Tuyển tập từ Trung Hoa – Nhật Bản, bản dịch Nguyễn Chí Viễn, NXB Văn hoá – Thông tin, 1996
Lý Dục 李煜 (937-978) vốn tên là Lý Tòng Gia, tự Trùng Quang 重光, hiệu là Chung Ẩn 钟隐, người đời quen gọi là Nam Đường Hậu Chủ hay Lý Hậu Chủ, quê ở Bành Thành, tức ở Từ Châu tỉnh Giang Tô Trung Quốc ngày nay. Ông nối ngôi vua vào năm thứ hai Tống Kiến Long, tức năm 961 công nguyên. Lý Dục là đời vua thứ 3 và cũng là Đời vua cuối cùng của triều Nam Đường, cho nên người đời xưng ông là Nam Đường hậu chủ. Ông là người nhân huệ minh mẫn, văn hay hoạ khéo, biết âm luật. Thơ văn, đặc biệt là từ của ông có trình độ rất cao, nhiều bài thơ hoặc từ do ông sáng tác được lưu truyền và có sự ảnh hưởng rộng rãi cho đến ngày nay và được nhiều người yêu thích. Thơ văn và từ của ông chủ yếu được chia làm hai loại. Một là những tác phẩm được sáng tác vào trước khi mất nước đầu hàng nhà Tống, đề tài chỉ hạn hẹp ở chỗ phản ánh sinh hoạt và tình yêu lứa đôi trong cung đình; Hai là những tác phẩm được sáng tác vào sau khi mất nước đầu hàng nhà Tống, phản ánh tâm trạng đau xót trước cảnh lầm than mất nước. “Ngu mỹ nhân”, “Lang đào sa”, “Ô dạ đề”, “Tương kiến hoan”, đặc biệt là bài từ “Ngu mỹ nhân” vv … chủ yếu mô tả tâm trạng thê lương ai oán của ông, ngày ngày rửa mặt bằng nước mắt, đứng tựa lan can nhìn ra phía xa xa, nằm mơ cũng chỉ mong có thể trở về quê hương đất nước, những tác phẩm bất hủ của ông chiếm một địa vị rất quan trong lịch sử từ của Trung Quốc. Cho nên ông được mệnh danh là “Thiên cổ từ đế”, tức vua muôn thủa của các bài từ, có sự ảnh hưởng cho muôn đời sau.