IELTS 7.0 VÀ KHÔNG CÓ KỸ NĂNG NÀO DƯỚI 6 THÌ HỌC NHƯ THẾ NÀO?3 THÁNG HÈ CHO IELTS 7.0 VÀ MỘT HỌC BẠ ĐẸP XÉT TUYỂN ĐẠI HỌC – Đổi 2 phần nỗ lực lấy 1 phần thành công, bạn dám không?

by admin

Mình đã từng có khoảng thời gian khá chật vật với IELTS. Xuất phát điểm của mình không phải là một học sinh giỏi tiếng Anh, thậm chí còn rất sợ hãi khi nhắc đến môn học này. Thế nhưng, sắp tới mình có dự định thi đại học bằng cách sử dụng hình thức xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh. Vậy nên…. mình đành phải vác bút vách sách cày lại từ đầu, vật lộn tiếp với IELTS.

Nghe đã thấy gian nan rồi đúng không =))) Lúc đó mình còn không có một kế hoạch cụ thể nào, không biết học bắt đầu từ đâu, chỉ lên mạng search IELTS và lướt trong vô vọng. Trong một lần lướt youtube, mình có bắt gặp video của anh An is here chia sẻ về cách học IELTS. Sau đó, mình cũng thử học theo và thấy khá hiệu quả với mình. Mọi người tham khảo cách học ở đây nhé: https://bit.ly/38Qqamt

Việc đầu tiên mình làm đó là đặt ra mục tiêu cụ thể. Mình cần 7.0 IELTS để có thể nắm chắc cơ hội xét tuyển này, và mình sẽ cố gắng để không kĩ năng nào dưới 6.0. Khi có mục tiêu, mình bắt đầu lên kế hoạch chi tiết hơn. Các kĩ năng được mình phân bố theo từng buổi trong ngày. Bởi vì mình cũng hơi lười học một chút nên plan được đẩy lên Google Calendar để nhắc nhở và đốc thúc mình hằng ngày.

MÌNH ĐÃ VƯỢT QUA TỪNG KỸ NĂNG RA SAO?
Listening:
Ở kỹ năng này, hầu như với những bạn bắt đầu học đều gặp phải khó khăn chung: không hiểu file nghe phát gì, không ghi kịp những gì mình nghe thấy, nghe thấy tất cả các đáp án cần lựa chọn,…. Vậy thì cần làm gì để khắc phục những lỗi này?
Tăng cường vốn từ vựng: cái này mình thấy bất kỳ ngôn ngữ nào cũng đều cần điều này. Để nâng cao vốn từ vựng thì có rất nhiều cách, các bạn hãy chọn cho mình một cách học phù hợp với bản thân mình nhất nhé. Mình thì hay học từ vựng theo chủ đề để nó có tính hệ thống và lâu quên hơn. Sau khi học một từ, mình sẽ lấy ví dụ để đưa từ mới đó vào ngữ cảnh cụ thể. Khi học từ vựng, mình hay học kèm phát âm luôn. Các bạn có thể sử dụng Cambridge Dictionary để tra cứu chuẩn phát âm, trọng âm.
Take note hiệu quả: khi nghe audio, đừng cố gắng ghi hết từ chữ bạn nghe vì nó rất dễ khiến bạn bị lướt qua phần đáp án tiếp theo. Hãy xây dựng cho bản thân một bộ quy tắc take note riêng. Mình thì hay ghi vài chữ cái đầu kèm từ loại của từ đó: orga ? → organization; beau (adv) → beautifully,… Cách viết này giúp mình tiết kiệm được rất nhiều thời gian take note mà không bị miss thông tin các chỗ điền tiếp theo. Cuối giờ giám thị sẽ cho bạn 10p điền đáp án vào tờ answer sheet, lúc đó mình sẽ ghi đầy đủ đáp án ra.

Reading:
Reading là một trong những kỹ năng cứu điểm của các sĩ tử IELTS. Có 2 quy tắc mình muốn các bạn nhớ trong quá trình làm bài:
Không Overthinking: rất nhiều bạn khi luyện IELTS Reading hay bị suy diễn quá đà, nghĩ quá nhiều. Điều này vừa khiến cho các bạn rối não, vừa khiến cho các bạn bị mất điểm oan, đặc biệt là đối với dạng bài True/False/Not Given và Yes/No/Not Given. Khi làm dạng bài này, hãy lưu ý các từ đồng nghĩa hoặc các cấu trúc tương đương, nếu đã không xuất hiện thì sẽ không có câu nào có ý nghĩa y hệt đâu. Các bạn cũng nên cân nhắc khi chọn nguồn đề phù hợp để luyện tập Reading, mình thì đang học khóa IELTS chuyên sâu của PREP và thấy bộ đề đọc ở được cung cấp rất giống format với đề thi thật.
Không để số lượng đè chất lượng: làm nhiều chưa chắc đã hiệu quả. Mỗi ngày bạn chỉ cần dành thời gian làm từ 1 – 2 đề Reading nhưng hãy nhớ làm xong phải chấm chữa cẩn thận nhé. Bởi vì nó sẽ giúp bạn biết bạn đang mắc cạn ở dạng bài nào, bạn nên dành thời gian nhiều để luyện tập dạng đó. Như mình hay sai nhiều ở dạng Multiple Choice Questions. Trong khóa học mình đăng ký ở PREP, mình sẽ lựa chọn chuyên đề MCQs để luyện tập riêng để tiến bộ hơn.

Writing:
Một điều vô cùng quan trọng khi luyện Writing đó học cách xây dựng outline cho bài. Nếu chỉ nghĩ gì viết nấy, không có bố cục rõ ràng thì người chấm sẽ đánh tụt điểm của bạn xuống. Ở khóa học Writing chuyên sâu của PREP, mình được thầy cô hướng dẫn cách brainstorming đề bài để từ đó triển khai được dàn ý hoàn chỉnh của bài. Ngoài ra, đối với một số dạng bài, thầy cô cũng cung cấp sẵn template, mình chỉ cần áp dụng vào là ra ngay. Và đặc biệt, phải có người chấm chữa sau khi mình làm bài xong. Nếu không có người chữa bài thì rất dễ mắc sai lầm trong ngôn từ, lập luận. Chữa xong bài, hãy nhớ take note lỗi sai để rút kinh nghiệm cho những lần làm bài sau nhé.

Speaking:
Speaking luôn là kỹ năng khó nhằn nhất đối với người học IELTS. Mới bắt đầu học, các bạn sẽ sợ không dám nói, sợ nói sai, không biết nói gì,… Mình cũng vậy, nhưng rồi mình nhận ra hãy cứ tự tin nói, ít nhất dám nói thì sẽ biết mình sai ở đâu để có thể sửa. Trước đó, mình tập nói các câu đơn giản. Khi thành thục thì mình chuyển sang nói câu có nhiều ý hơn, sử dụng các từ nối để câu cú được chặt chẽ, bố cục mạch lạc, rõ ràng hơn. Hãy tìm cho mình một partner để luyện tập. Điều này sẽ giúp bạn giảm độ e dè khi nói tiếng Anh với người khác và cũng giúp hai bạn nhìn ra lỗi sai của nhau và học hỏi được ưu điểm của nhau.

Trong khóa học Speaking chuyên sâu ở PREP thì mình có thể gửi bài nói của mình cho thầy cô, sau 3-5 ngày sẽ nhận được kết quả. Phần bài chấm sẽ theo 4 tiêu chí như khi đi thi IELTS Speaking rất chi tiết và tỉ mỉ, thậm chí đến cách phát âm của từng từ luôn. Là học viên của Prep nên mình được tặng 21 ngày luyện nói cùng phòng Speaking ảo. Chế độ luyện thi trong phòng Speaking ảo mang đến cho mình cảm giác như đang đi thi IELTS thật, bởi vì nếu không trả lời ngay, câu hỏi khác sẽ được chuyển đến. Phòng Speaking ảo giúp mình luyện tập được phản xạ trả lời câu hỏi và cách brainstorming ý trong thời gian ngắn.

Bài chia sẻ cũng khá dài rồi. Và đó là toàn bộ quá trình mình tự ôn luyện IELTS trong vài ba tháng hè ngắn ngủi. Các bạn cũng hãy tận dụng thời gian hè để học IELTS hiệu quả nhé. Bạn nào thử áp dụng cách của mình mà thành công thì có thể quay lại chia sẻ ở phần cmt để mình biết là mình đã giúp được các bạn như thế nào. Chúc các bạn thành công!

You may also like

Leave a Comment