Mạn đàm Thái Cực Quyền

by admin

Mạn đàm Thái Cực Quyền

 

1. Lấy tĩnh chế động, hậu phát chế nhân.
+ Đây là đạo lý có viết trong Cửu Dương Thần Công và cũng có sự tương tự với triết lý võ học tối cao của Độc Cô Cửu Kiếm.
+ Hễ có chiêu thì sẽ bị nhìn ra sở hở, nên ra tay trước sẽ bị nhìn ra sơ hở trước (Ra tay trước bị người chế ngự, ra tay sau thì chế ngự được người) Nhưng ra tay sau chế ngự người như nào thì Thái Cực và Cửu Kiếm khác hẳn nhau.
+ Cửu Dương Chân Kinh viết “theo mình thì sẽ vướng mắc, do người thì sẽ linh hoạt. Biết theo người thì tay mình có gang tấc, cân đo được sức của người lớn hay nhỏ, một ly một phân cũng không chạy; cân lượng của người dài ngắn, một sợi lông cũng không sai” Tức là ra tay sau thấy địch ra tay như nào, chiêu số, lực ra sao thì ta lúc ấy ra tay sẽ có cở sở mà cân chỉnh không thể sai lệch.
+ Cái này chính là dụng ý không dụng chiêu, dụng ý không dụng lực. Dụng ý là phải xem ngta đánh thế nào, ra sao mình mới ra tay tương ứng, là theo người. Chứ không phải là theo mình, không phải là mình mạnh cái gì thì cố múa ra, giỏi cái gì thì cố thi triển.

2. Kết hợp âm – dương, cương – nhu, hư – thực …
+ Thái Cực quyền kết hợp cương nhu (Nhu trung hữu cương, cương trung hữu nhu), đây là cái cảnh giới hoàn mỹ trong quyền thuật mà Kim Dung đã nói. Nhưng chỉ cương nhu thôi thì vẫn chưa hết nếu nói về Thái Cực Quyền.
+ Trương Tam Phong thi triển tay trái dương chưởng, tay phải âm chưởng, một tay ngưng trọng như núi, một tay lại nhẹ nhàng tựa như lông, tay ngưng trọng như núi. chiêu nào cũng hàm ý âm dương biến hóa, tinh vi ảo diệu.
+ Trương Vô Kỵ sau này có luyện tới mức như người ta luyện cả đời thì cũng chưa thấy thể hiện nào tới cảnh giối một cương – tay nhu, tay thực – tay hư tới mức như Trương Tam Phong. Trương Tam Phong cũng chỉ khâm phục có Quách Tĩnh hai tay một tay chí cương, một tay chí nhu thôi.

4. Mười sáu chữ khiếu quyết: Hư linh đính kình, hàm hung bạt bối, túng yêu thùy đồn, trầm kiên trụy trửu (Lòng trống không, đỉnh đầu treo. Ngực thu vào, lưng ưỡn ra. Eo thả lỏng, mông trĩu xuống. Vai để chìm, khuỷu tay buông)
+ Lòng trống không tĩnh lặng cũng chính là toàn thân dụng ý không dụng kình, nếu dụng kình lúc nào cũng gồng mình lên, lực sẽ thất thoát, không tập chung.
+ Khí ở ngực thu vào, đẩy xuống hạ trầm. khí dính sát vào lưng và từ lưng mà thu phát. Cửu Dương viết, khi từ trên xuống qua sống lưng vào eo là hợp, từ đan điền lên sống lưng rồi chạy ra tận đầu ngón tay là khai. Đây là tu vi nội công tinh thâm nhất trong võ học.
+ Eo thả lỏng thoải mái, mông trĩu xuống thì cơ thể mới uyển chuyển, hạ bộ mới vững vàng, quyền thuật mới hư thực ảo diệu.
+ Vai chìm không gồng lên thì khí mới không đi lên, k thất thoát khỏi đan điền, khủy tay buông xuống thì vai mới chìm được. Vai k thả lỏng thì khí sẽ chạy lên trên, khí ở đan điền sẽ hao hút, khi phát lực sẽ giảm uy lực.

5. Tối kỵ dùng lực:
+ Tối kỵ ở đây là hạn chế, là không dùng lực một cách bừa bãi – Cửu Dương có viết dụng ý không dụng kình, là ý cần lực ở chỗ nào thì sử kình tới chỗ đó việc này phải hoàn toàn như ý và do tâm điều khiển, không dùng sức cho những chỗ vô dụng.
+ Dụng lực là cứ lên gân, căng sức gồng mình thì ắt khí trong đan điền sẽ chạy tới những chỗ đó, sẽ không còn đủ đầy.
+ Truyện viết tá lực đả lực, tứ lạng bạt thiên cân chính là tinh nghĩa của quyền thuật trong kinh thư Cửu Dương Chân Kinh.
+ Tối kỵ dùng lực là tối kỵ cứ hùng hục, cứ dồn sức ra chân tay bừa bãi.

6. Liên miên bất tuyệt, như tràng giang đại hải, quyền dứt nhưng ý chưa dứt, để cho đối phương tự căng tự đoạn.
+ Cái này cũng có chỗ tương tự với Độc Cô Cửu Kiếm
+ Kình lực có sinh có đứt, phát lực ra rồi thì phải đợi lực mới sinh ra. Vô Kỵ đấu với Tam Độ lần đầu tiên nội lực đứt đoạn chính là lực cũ đã sài rồi mà lực mới sinh ra không kịp để nối đuôi. Giống như đạp xe phải đạp liên tục tiếp lực liên tục nó mới chạy đều đều, còn đạp được một vòng rôif ngưng một chút rồi mới đạp tiếp thì chính là ngắt quãng đứt đoạn
+ Chiêu số cũng thế múa hết một chiêu phải chuyển sang chiêu khác, Phong Thanh Dương dậy Lệnh Hồ Xung múa kiếm phải liền mạch, không được giữa 2 chiêu lại có khoảng trống.
=> Liên miên bất tuyệt ý là phải biến chiêu số, kình lực trôi chảy, trước và sau nối tiếp liền mạch với nhau không có khoảng ngừng (đứt đoạn).
+ Cửu Dương có viết “Hai tay vừa đụng nhau, một khí đã thông qua rồi. Bên trái nặng ắt bên trái cũng nhẹ, bên phải đã đến rồi, bên phải nặng ắt bên phải cũng nhẹ, bên trái đã đến rồi” phải liên tục, liền mạch thì tự nhiên trong chiêu số kình lực của địch có sự không liên mạch sẽ tự nhiên bị đoạn, bị không theo kịp. kình đứt rồi nhưng ý chưa đứt – kình theo ý, ý chưa dứt thì kình này dứt kinh kia lại nối đuôi tung ra liền mạch.

————————–

Bá Phù – Hội Quán Kiếm Hiệp

    Viết xuống “Mạn đàm Thái Cực Quyền” không dễ, mọi người tán dương chính là động lực để tiểu biên tiếp tục kiên trì viết tiếp! Hẹn gặp lại a…

You may also like