MAYBE YOU MISSED THESE EXPLANATIONS FOR HOOMAN’S PROCRASTINATION

by admin

VÌ SAO CHÚNG TA LẠI TRÌ HOÃN? ?

Có bao giờ bạn bắt gặp hình ảnh chính mình ngồi xem Youtube, lướt Facebook, Instagram không ngừng nghỉ, hay dọn dẹp thư viện ảnh rồi đến email; trong khi còn hàng đống deadline đang nằm thù lù ngay trong tâm trí, trực chờ để cho bạn nếm mùi đời nếu như bạn không kịp hoàn thành đúng hạn không? Nếu câu trả lời là “Có”, bạn nằm trong hội những người có tính trì hoãn, và vì sao bạn lại làm như vậy nhỉ, có phải chỉ do sự lười biếng, hay sự thiếu hụt kỹ năng quản lý thời gian (time-management skill) không?

CÂU TRẢ LỜI LÀ KHÔNG CHỈ CÓ VẬY, MÀ PHỨC TẠP HƠN NHIỀU. HÃY CÙNG MÌNH TÌM HIỂU CÁC LÝ DO NHÉ!

Fuschia Siriois, giáo tâm lý học tại đại học Sheffield (Anh), đưa ra nhận định: “Việc trì hoãn liên quan đến sự tự điều chỉnh bản thân (self-regulation), cụ thể hơn, là sự không có khả năng trong việc quản lý tâm trạng tiêu cực khi làm một số việc cụ thể. Rõ ràng chúng ta không thường trì hoãn để làm những điều vui vẻ, hầu như chẳng bao giờ.

Thay vào đó, chúng ta sẽ trì hoãn đối với những việc ta cho là “khó, không mấy dễ chịu, không gợi nên sự hứng thú, hay chỉ đơn giản là cực nhàm chán hoặc áp lực khi bị buộc phải làm.” Nếu một việc đặc biệt mang đến cho ta cảm giác quá sức, hoặc khơi gợi sự lo lắng, thì việc đó dễ khiến ta lảng tránh nhất.

“Thêm một lý do nữa cho việc trì hoãn”, giáo sư Sirois nói, “đó là vì lòng tự trọng thấp. Có những người tự nhủ với bản thân rằng: “Mình chẳng thể làm tốt việc này đâu”, hoặc là, “Nếu sếp nghĩ mình làm cái này quá tệ thì sao?”.

Một góc nhìn thú vị và hài hước về cách vận hành trí óc của những người hay trì hoãn (procrastinators) đến từ Tim Urban – chủ nhân blog nổi tiếng Wait But Why, trong bài TED talk “Inside the mind of a master procrastinator “(tạm dịch: Bên trong tâm trí của một bậc thầy trì hoãn) và bài viết Why Procrastinators Procrastinate (tạm dịch: Tại sao những người hay trì hoãn lại làm như vậy?) – cho rằng bộ não của những người này khác biệt so với những non-procrastinators (người không có thói quen trì hoãn). Ngoài biểu tượng con người lý trí (Rational Decision-maker) luôn cố gắng hướng đến những quyết định cần làm (mà ai cũng có), người hay trì hoãn còn có thêm một con khỉ thích vui chơi (Instant Gratification Monkey) luôn thích những thứ dễ dàng, hay phá bĩnh và chiếm quyền điều khiển suy nghĩ của con người lý trí, khiến cho chúng ta bỏ qua sự nhắc nhở của lý trí để tiếp tục trì hoãn, sa đà vào những thú vui trước mắt, rồi quên đi việc thật sự cần làm. Chỉ đến khi con quái vật của sự hoảng loạn: “The Panic Monster“ xuất hiện, những người chơi hệ “nước đến cổ mới bơi” như chúng mình mới tá hỏa lên, và rồi con khỉ ham chơi trong não trốn đi mất, nhường quyền điều khiển cho con người lý trí, và khiến ta “chạy deadline” đúng nghĩa – vắt chân lên cổ mà chạy trong hối hận ? Nghe có vẻ quen quen nhỉ?

Chưa hết, kiểu người hay trì hoãn còn được giáo sư Joseph Ferrari (ĐH DePaul University, Chicago) đã phân ra 3 kiểu:

Kiểu số 1: Những người tìm kiếm cảm giác mạnh (Thriller-Seekers), người ham muốn sự thúc giục của việc dời deadline đến phút chót mới làm, và tin tưởng rằng họ làm tốt nhất khi bị đặt dưới áp lực thời gian. Tui thì luôn ảo rằng mình thuộc kiểu này, thực chất chạy deadline xong trong 1 khoảng thời gian quá ngắn luôn khiến tui hối hận và muốn đấm chính mình sau khi làm xong, vì nghĩ mình đã quá vô kỷ luật với deadline đó ?

Kiểu số 2: Những kẻ trốn tránh (Avoiders), người mà trì hoãn để trốn tránh việc bị đánh giá thành phẩm/ phần thể hiện của họ.

Kiểu cuối cùng: Người phân vân (Indecisives), những người gặp khó khăn trong việc đưa ra những quyết định quan trọng hay mang tính áp lực cao, thường là vì họ đang ngẫm nghĩ tư lự rất lâu về một vài sự lựa chọn khả thi khác nhau.

Bạn thuộc kiểu người nào?

Dù sao thì, đã biết lý do vì sao mình trì hoãn rồi, và cũng phân loại được rồi, vậy thì câu hỏi quan trọng là: ‘Làm sao ngưng được sự trì hoãn, và khiến bản thân năng suất hơn nhỉ?”

Dưới đây là 1 số tips được đề xuất bởi CollegeData.com nè, cùng xem nha ?

  1. SẮP XẾP MỌI VIỆC CẦN LÀM MỘT CÁCH RÕ RÀNG

Bạn sẽ dễ dàng trì hoãn hơn nếu không có trước kế hoạch hay ý tưởng gì để hoàn thành công việc. Hãy bắt đầu với việc theo dõi tất cả tiến độ của các bài tập được giao (nhớ ghi rõ hạn nộp của chúng nữa). Mua một cuốn sổ tay lập kế hoạch (planner) cũng là 1 ý hay. Một khi đã sắp xếp gọn gàng mọi thứ, bạn sẽ có một khung trình tự rõ ràng về những việc cần làm và dễ dàng bắt tay xử lý từ đâu trước đó.

  1. LOẠI BỎ NHỮNG THỨ KHIẾN BẠN MẤT TẬP TRUNG

Một tip hay để tránh sự trì hoãn. Bạn dễ dàng hơn trong việc hoàn thiện những việc cần làm bằng cách giới hạn số lượng những thứ gây mất tập trung xung quanh bạn. Tắt chuông hoặc nguồn của điện thoại đi, tìm chỗ yên lặng và nghe nhạc nhẹ nhàng, “chill chill” hay nghe những audio chứa tiếng ồn trắng (white noise-một dạng tập hợp âm thanh giúp giảm thiểu tạp âm, giúp ta thư giãn và tập trung hơn) sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn nhiều.

  1. BIẾT CÁCH ƯU TIÊN

Ưu tiên những việc quan trọng/ khẩn cấp cần làm trước cũng là một cách để giảm thiểu sự trì hoãn. Mỗi tuần hãy làm 1 danh sách những việc cần làm (to-do list). Hãy chắc chắn bạn sắp xếp đúng thứ tự những điều cần được ưu tiên, sau đó làm dần dần đến hết. Làm cái khó nhất trước, những cái tiếp theo trông sẽ dễ thở và đỡ áp lực hơn đấy.

  1. VIẾT RA NHỮNG MỤC TIÊU CỦA BẠN

Một phần lý do tại sao bạn trì hoãn, là vì những gì cần làm trông như quá tải, quá choáng ngợp. Sẽ dễ hơn nhiều để bắt đầu 1 việc mà được phân chia cụ thể, rõ ràng thành từng đầu việc nhỏ hơn, thực tế và dễ làm hơn; thay vì những kế hoạch lớn lao, mơ hồ. Ví dụ, thay vì bảo “Mình sẽ học Hóa tối nay,” hãy thay bằng, “tối nay học chương số 6 của môn Hóa nhé tôi ơi.” Điều này sẽ giúp mục tiêu trở nên bớt đáng sợ hơn, và dễ dàng thực đảm đương hơn rùi ?

  1. TỰ ĐẶT DEADLINES

Ngoài ra, tự đặt deadline cũng là tip rất hiệu quả. Nhiều học sinh/sinh viên mắc kẹt trong vòng tuần hoàn “Mai mình sẽ làm sau, dù gì chả làm”, dù sự thật là ngày đó sẽ không bao giờ đến. Vậy nên đặt ra một thời hạn cụ thể là vô cùng quan trọng khi bạn đang muốn hoan hoàn thành một dự án hay bài tập nào đó trước 1,2 ngày của deadline thật sự. Bằng cách này, khi có gì đó bất ngờ xảy ra (quên lưu bài nộp, hạn chót bị đẩy nhanh,…), bạn vẫn còn thời gian mà chuẩn bị từ từ, ứng phó với sự cố, hoặc làm lại hết từ đầu.

  1. ĐỪNG QUÊN CHO BẢN THÂN THỜI GIAN NGHỈ NGƠI

Tip này hữu dụng, nhưng hơi khó làm ? Tất nhiên, sau khi đã làm việc chăm chỉ, nhất định phải cho chính mình nghỉ ngơi để không bị quá sức rồi. Hãy tự nghỉ tầm 5-10 phút để nghe nhạc, đi dạo nhẹ nhàng, hoặc hét thật to vào gối mà giải tỏa mệt nhọc – bất cứ điều gì khiến bạn gạt chuyện học tập, công việc ra khỏi đầu và thư giãn được nha. Nhưng nhớ đừng nghỉ một xíu xong lại quên luôn mục tiêu ban đầu là được hihi.

  1. TỰ THƯỞNG CHO CHÍNH MÌNH

Điều này tạo ra sự thúc đẩy để hoàn thành nhiệm vụ của bạn và giảm đi sự trì hoãn. Sau khi học tập cực căng cho 1 bài thi, hay chạy xong 1 deadline bài tập, hãy suy xét đến việc tự thưởng 1 chút cho chính mình. Đơn giản thôi, có thể là “Ngay khi làm xong bài tập này, mình sẽ xem một tập của show yêu thích/uống tách trà thơm nóng hổi/ăn một món ngon thật ngon…”

  1. TỰ CHỊU TRÁCH NHIỆM CHO HÀNH ĐỘNG CỦA MÌNH

Chịu trách nhiệm với việc hoàn thành bài tập, ôn thi hay cố gắng đạt điểm cao cũng là một cách tránh trì hoãn. Thật dễ dàng để bao biện cho việc không học hành gì và tự nghỉ ngơi quá lâu/không cần thiết, tự nhận thức ngay khi thấy chính mình đang làm như vậy. Luôn nhớ rằng chính bạn chịu trách nhiệm cho bài tập mà bạn làm hoặc không làm, bài kiểm tra bạn làm tốt hay không tốt, cũng như điểm số của bạn. Nếu bạn cần người khác giữ cho bạn trách nhiệm với những điều đó, nói với bạn bè hoặc nhờ 1 thành viên trong gia đình check hay nhắc nhở bạn làm những mục tiêu, những deadline hay những thành tựu cần đạt của bạn nếu được nhé.

Vậy nếu bạn đang đọc post này ngay trong khi đang có deadline chờ đón, thì nhanh nhanh áp dụng từ ngay bây giờ để năng suất hơn, và tự hào về bản thân hơn nữa ?

Đừng để ngày mai nếu không nguy cơ cao là bạn lại trì hoãn nữa đó hmu.

Còn đính kèm dưới đây là một số hình minh họa trích từ blog của Tim Urban. Chúc mọi người buổi tối vui vẻ <3

Nguồn:

  1. “Why do we procrastinate, and how can we stop? Experts have answers.” (09/07/2021). Angela Haupt:
https://www.washingtonpost.com/lifestyle/wellness/procrastinate-why-stop-advice/2021/07/09/13b7dc2c-e00e-11eb-9f54-7eee10b5fcd2_story.html
  1. “Inside the mind of a master procrastinator.”(64/04/2016).TED on YouTube. Tim Urban:
  1. “Why Procrastinators Procrastinate.”(30/10/2013). Wait But Why. Tim Urban:

Why Procrastinators Procrastinate

  1. “8 TIPS TO AVOID PROCRASTINATION”. CollegeData.com:
https://www.collegedata.com/resources/campus-life/8-tips-to-avoid-procrastination

You may also like

Leave a Comment