Nam Định: Các phường, xã tập huấn triển khai Tiểu dự án “Hỗ trợ tạo việc làm bền vững”

by admin
nam-dinh:-cac-phuong,-xa-tap-huan-trien-khai-tieu-du-an-“ho-tro-tao-viec-lam-ben-vung”

Phấn đấu mỗi hộ nghèo có ít nhất 1 lao động có việc làm bền vững

Theo báo cáo, toàn tỉnh Nam Định còn hơn 30.700 hộ nghèo (chiếm 4,77% dân số). Năm 2023, tỉnh đặt mục tiêu cụ thể là tỷ lệ nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh xuống thêm 0,6%.

Cuối tháng 3/2023 vừa qua, UBND tỉnh Nam Định cũng đã ban hành Kế hoạch số 55 Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023.

Theo kế hoạch, phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững. 100% lao động hộ nghèo cận nghèo và hộ mới thoát nghèo được kết nối hỗ trợ, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.

hỗ trợ việc làm bền vững hỗ trợ việc làm bền vững

Trung tâm Dịch vụ việc làm Nam Định tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động nghèo trên địa bàn tỉnh. Ảnh: TT

Kế hoạch cũng nêu rõ mục tiêu trong chương trình “Hỗ trợ việc làm bền vững”. Theo đó, để thực hiện Tiểu dự án 4.3 “Hỗ trợ việc làm bền vững” tỉnh triển khai các nội dung hỗ trợ như: Trang bị về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng cơ sở dữ liệu.

Thực hiện Tiểu dự án “Hỗ trợ việc làm bền vững” tỉnh còn triển khai thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu thu nhập phân tích, dự báo thị trường lao động; hỗ trợ kết nối việc làm thành công… việc tìm người- người tìm việc; Hỗ trợ giao dịch việc làm; Quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác. 

Tăng cường tập huấn, triển khai hỗ trợ việc làm bền vững cho lao động

Ông Trần Xuân Quyết – Trưởng phòng Việc làm – An toàn lao động (Sở LĐTBXH tỉnh Nam Định) cho biết, ngay từ cuối năm 2022 tỉnh Nam Định đã triển khai thực hiện Tiểu dự án 4.3 “Hỗ trợ việc làm bền vững” trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Một số nội dung như: Tổ chức phiên giao dịch việc làm; kết nối việc làm thành công… đã được Trung tâm Dịch vụ Việc làm Nam Định tổ chức nhiều qua đó kết nối, tư vấn giới thiệu việc làm cho lao động, nhất là lao động nghèo trên địa bàn.

Tuy nhiên, một số nội dung khác của tiểu dự án 4.3 cũng chưa thực hiện được, tốc độ còn chậm như: Thống kê dữ liệu lao động, sáp nhập với dữ liệu dân cư. Nội dung này chưa thể triển khai vì vướng với ngành công an, vấn đề kinh phí phân bổ thực hiện nội dung này theo Thông tư 46 cũng chưa rõ ràng.

“Chúng tôi vẫn đang chờ Bộ LĐTBXH sửa lại Thông tư 46 có hướng dẫn chi tiết hơn về nội dung này. Riêng nội dung đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin nhằm hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến… thì đang được tỉnh triển khai.

Trước đó, từ cuối năm 2022 và đầu năm 2023, UBND tỉnh và Sở LĐTBXH tỉnh Nam Định cũng đã tổ chức nhiều hội nghị tập huấn về việc thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trong đó có Tiểu dự án 4.3 cho các xã, phường, huyện thị trên địa bàn tỉnh. Thông qua tập huấn nhằm thúc đẩy tiến độ triển khai, từ đó giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp tối đa và nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống an sinh xã hội cho lao động nghèo.

hỗ trợ việc làm bền vững hỗ trợ việc làm bền vững

Tổ chức phiên giao dịch việc làm, kết nối việc làm thành công là một trong hai nội dung trong Tiểu dự án 4.3 đang được Nam Định làm khá tốt. Ảnh: NN

Căn cứ theo mục tiêu giảm nghèo năm 2022, huyện Giao Thủy phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 0,05-0,1% theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 và hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi có việc làm bền vững.

Do đó, tại hội nghị tập huấn, lãnh đạo phòng Việc làm của Sở LĐTBXH tỉnh Nam Định đã hướng dẫn những nội dung cơ bản hỗ trợ việc làm bền vững năm 2022 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; chính sách hỗ trợ việc làm và thực hiện hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Chị Nguyễn Thị Liên – Công chức ngành lao động xã trên địa bàn huyện Hải Hậu cho biết, qua buổi tập huấn chị được truyền đạt, hướng dẫn nội dung, phương thức hỗ trợ xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người, người tìm việc; hỗ trợ giao dịch việc làm, thu thập thông tin, phân tích, dự báo thị trường lao động.

“Qua tập huấn, tôi nắm được cơ sở dữ liệu việc tìm người bao gồm các thông tin về người sử dụng lao động, vị trí việc làm mà người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng người lao động vào làm việc. Thông tin trong cơ sở dữ liệu việc tìm người được xác lập và việc lập mẫu biểu thu thập thông tin. Về xây dựng cơ sở dữ liệu người tìm việc cần thu thập thông tin về nhân khẩu, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm làm việc và nhu cầu về việc làm cần tìm của người lao động đang tìm việc…”, chị Liên nói.

Không chỉ Giao Thủy, một số huyện khác như Hải Hậu… cũng triển khai tổ chức tập huấn về Chương trình giảm nghèo bền vững. Nhiều nội dung liên quan tới tạo việc làm, “hỗ trợ việc làm bền vững” cũng được huyện thông tin cho cán bộ lao động trên địa bàn, từ đó thúc đẩy việc triển khai các tiểu dự án một cách hiệu quả, nhanh nhất có thể.

You may also like

Leave a Comment