Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô … thuộc danh mục nghề độc hại, nguy hiểm

by admin
nganh-cong-nghe-ky-thuat-o-to-…-thuoc-danh-muc-nghe-doc-hai,-nguy-hiem

Nhiều nghề nằm trong danh mục nghề độc hại mới 

Theo danh mục này, nhiều ngành nghề ở nhiều nhóm ngành ở trình độ trung cấp, cao đẳng được xếp vào nặng nhọc, độc hại. Như nhóm ngành Công nghệ sản xuất gồm: Công nghệ sản xuất bột giấy và giấy, Công nghệ sản xuất ván nhân tạo, Sản xuất vật liệu hàn, Sản xuất vật liệu nổ công nghiệp…

Ở nhóm ngành Sản xuất và chế biến gồm: Chế biến thực phẩm, Công nghệ kỹ thuật chế biến và bảo quản thực phẩm, Công nghệ kỹ thuật sản xuất muối, Sản xuất muối từ nước biển, Công nghệ dệt, May thời trang…

Ở nhóm ngành Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân gồm: Hướng dẫn du lịch, Nghiệp vụ lưu trú, Kỹ thuật chế biến món ăn, Quản trị buồng phòng.

Ở nhóm ngành Môi trường và bảo vệ môi trường gồm: Xử lý rác thải, An toàn phóng xạ.

công nghệ ô tô công nghệ ô tô

Ngành công nghệ kỹ thuật ô tô được đưa vào danh mục nghề độc hại nguy hiểm. Ảnh: NN

Ở nhóm ngành Quân sự gồm: Trinh sát biên phòng, Huấn luyện động vật nghiệp vụ, Kỹ thuật cơ điện tăng thiết giáp, Sử dụng và sửa chữa thiết bị vô tuyến phòng không, Khí tài quang học, Thông tin Hải quân, Ra đa tàu Hải quân.

Thông tư này thay thế Thông tư số 36/2017/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ LĐTBXH ban hành Danh mục ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng. Việc thực hiện quy định trong giáo dục nghề nghiệp đối với người học ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng, các khóa tuyển sinh và tổ chức đào tạo trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực tiếp tục thực hiện theo quy định của Thông tư số 36/2017/TT-BLĐTBXH cho đến khi kết thúc khóa học.

Một ngành, nghề học được coi là ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi có thời gian thực hành, thực tập nghề nghiệp trong chương trình đào tạo có liên quan đến các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm chiếm trên 50% so với tổng thời lượng của chương trình đào tạo của ngành, nghề đó.

Việc xác định công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong chương trình đào tạo căn cứ vào quy định tại Thông tư 11/2020/TT BLĐTBXH Ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 30/7/2023, áp dụng đối với các khóa học tuyển sinh và tổ chức đào tạo chịu sự điều chỉnh của Thông tư. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị – xã hội, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc có những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm mới phát sinh, các tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ LĐTBXH để hướng dẫn hoặc bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp.

You may also like

Leave a Comment