Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam

by admin
nhung-cau-chuyen-dac-biet-ve-chu-tich-dau-tien-hoi-nha-bao-viet-nam

Vị Chủ tịch đặc biệt đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam

Nhân kỷ niệm 98 năm ngày báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023), sáng ngày 14/6, Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Học viện Báo chí và Tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Toạ đàm khoa học và trưng bày chuyên đề Nhà báo Xuân Thuỷ (1912-1985).

Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 1.Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 1.

Toàn cảnh Toạ đàm khoa học và trưng bày chuyên đề Nhà báo Xuân Thuỷ – Chủ tịch đầu tiên của Hội Nhà báo Việt Nam. Ảnh: Gia Khiêm

Tham dự sự kiện có lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam qua các thời kỳ, lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các nhà báo lão thành, lãnh đạo một số ban, đơn vị thuộc Hội Nhà báo Việt Nam cùng rất đông đội ngũ những người học và làm báo…

Tại sự kiện đã chiếu những thước phim tài liệu về Xuân Thuỷ – nhà báo cách mạng ưu tú, người tham gia sáng lập Hội Nhà báo Việt Nam. Nội dung tri ân những đóng góp của nhà báo Xuân Thuỷ với công cuộc đấu tranh vì độc lập tự do cho dân tộc, vì hạnh phúc nhân dân, vì sự nghiệp báo chí Việt Nam.

Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 2.Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 2.

Lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên lãnh đạo Hội Nhà báo Việt Nam qua các thời kỳ, lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các nhà báo lão thành… tại buổi toạ đàm. Ảnh: Gia Khiêm

Buổi toạ đàm cũng giúp truyền tải cho mọi người tham quan thấy được con đường nhà báo Xuân Thuỷ đến với báo chí cách mạng Việt Nam, Xuân Thuỷ với báo Cứu Quốc, với Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, Xuân Thuỷ với Hội những người Viết báo Việt Nam (nay là Hội Nhà báo Việt Nam), Xuân Thuỷ với Hội nghị Paris cũng như nhiều bài viết nổi bật của nhà báo Xuân Thuỷ gắn quá trình hoạt động sôi nổi của ông…

Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 3.Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 3.

Nhà báo Hà Đăng, nguyên Trưởng ban tư tưởng Văn hoá Trung ương tham quan gian trưng bày về cuộc đời nhà báo Xuân Thuỷ. Ảnh: Gia Khiêm

GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng lý luận Trung ương cho hay, không chỉ là một nhà ngoại giao xuất chúng, tài hoa, đức độ, ở đồng chí Xuân Thủy còn thể hiện trên nhiều vai trò như Nhà báo, Nhà thơ… Ngay từ những ngày đầu hoạt động cách mạng, nhà báo Xuân Thủy đã có dấu ấn trong những vai trò này.

Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 4.Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 4.

Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 5.Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 5.

Mọi người tham quan theo dõi con đường nhà báo Xuân Thuỷ đến với báo chí cách mạng Việt Nam. Ảnh: Gia Khiêm

Ngay từ lúc ngoài 20 tuổi, ông đã là ký giả, có bài đăng trên các báo “Tin tức,” “Đời nay”…, là thông tin viên cho tờ Trung Bắc Tân văn và từ năm 1932 hoạt động cách mạng thông qua báo chí. Bút danh Xuân Thủy ra đời trong thời kỳ này và trở thành tên gọi của ông cho đến khi qua đời. Từ năm 1938 đến 1943, vì những hoạt động chống thực dân, ông nhiều lần bị bắt giam, bị đưa đi lưu đày. 

Trong nhà tù Sơn La, ông cùng bạn tù là Nhà báo Trần Huy Liệu tiếp tục bí mật làm tờ Suối Reo, ra 2 tháng một số, động viên các bạn tù kiên trì vượt khó, chờ đợi thời cơ cách mạng. 

Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 6.Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 6.

Nhà báo Xuân Thủy (người quàng khăn ngồi giữa) và đồng nghiệp khi làm báo Cứu Quốc tại Chiến khu Việt Bắc. Ảnh: Tư liệu

Ngày 25/1/1942, báo Cứu quốc – cơ quan tuyên truyền tranh đấu của Tổng bộ Việt Minh ra đời. Hai năm sau, ông được thả và trở lại hoạt động cách mạng trong phong trào Việt Minh, được cử làm Chủ nhiệm tờ Cứu quốc. Lúc này, ông phụ trách tờ báo trực tiếp dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư Trường Chinh. Từ đây và nhiều năm sau đó, ông dành nhiều tâm lực cho việc tổ chức và phát triển báo Cứu quốc với những bài báo, trang báo, số báo nóng bỏng khí phách cách mạng và hồn non nước, mở ra một trang sử mới cho nền báo chí cách mạng Việt Nam.

Tối 19/12/1946, khi Đài Tiếng nói Việt Nam truyền đi mệnh lệnh chiến đấu của Bộ trưởng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, cũng là lúc báo Cứu quốc chuẩn bị cho ra số đặc biệt với lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bài xã luận ký tên Xuân Thủy trên trang nhất báo Cứu quốc. 

Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 7.Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 7.

Đồng chí Xuân Thủy, Trưởng Đoàn đàm phán tại Hội nghị Paris. Ảnh: TTXVN

Những năm sau đó, trên báo Cứu quốc liên tục xuất hiện tác phẩm của ông viết về những vấn đề cấp bách, những sự kiện có ý nghĩa sống còn đối với vận mệnh của đất nước. Những bài viết chứa đựng tính nhân văn, dân tộc và tính chiến đấu cao, ca ngợi cuộc đấu tranh của nhân dân ta, kêu gọi nhân dân đoàn kết, ủng hộ kháng chiến; lên án tội ác và vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ tuyên truyền, cổ động cho cuộc kháng chiến chính nghĩa của dân tộc. 

Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 8.Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 8.

Những bài báo nổi bật của nhà báo Xuân Thuỷ trên báo Cứu Quốc. Ảnh: Gia Khiêm

Cuối năm 1945, nhà báo Xuân Thủy vận động các ông Nguyễn Đức Thuyết, Chủ nhiệm báo Vì nước ra đời sau Cách mạng Tháng Tám và nhà báo Nguyễn Tường Phượng, Chủ nhiệm Tạp chí Tri Tân, tham gia thành lập tổ chức của người làm báo Việt Nam. Sau đó, Đại hội báo giới được tiến hành theo chương trình nghị sự, “Đoàn báo chí Việt Nam” ra đời.

Theo đề cử của ông, nhà báo Nguyễn Tường Phượng được giữ chức Chủ tịch Đoàn. Trên cơ sở đó, năm 1950, tại Quảng Nạp (thuộc chiến khu Việt Bắc), đồng chí Xuân Thủy lại đứng ra triệu tập các nhà báo, mở Đại hội thành lập “Hội những người viết báo Việt Nam” (từ năm 1959 đổi tên là Hội Nhà báo Việt Nam) và ông được bầu làm Chủ tịch đầu tiên của Hội. 

Xuân Thuỷ – Người luôn luôn hết mình cống hiến nền báo chí cách mạng Việt Nam

Trao đổi với PV Dân Việt tại buổi toạ đàm, ông Lê Quốc Minh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam cho hay, nhà báo Xuân Thuỷ là Chủ tịch đầu tiên sáng lập ra Hội Nhà báo Việt Nam. Mọi người đến đây tham dự qua các hình ảnh, câu chuyện của các chuyên gia để thấy được nhà báo Xuân Thuỷ – con người vô cùng vĩ đại trong làm báo của chúng ta từ lúc trong tù hay những ngày đầu thành lập Hội Nhà báo Việt Nam cho đến các thời kỳ sau này.

Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 9.Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 9.

Ông Lê Quốc Minh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam tại buổi toạ đàm. Ảnh: Gia Khiêm

“Từ đây cho thấy nhà báo Xuân Thuỷ là con người luôn luôn hết mình cống hiến nền báo chí cách mạng Việt Nam. Ông là người có tính chuyên nghiệp rất cao cũng như những trăn trở với nền báo chí nước nhà. Chúng tôi mong muốn tổ chức toạ đàm thế này nhiều hơn, với nhiều nhà báo lão thành nhiều hơn nữa để lưu giữ trang sử hào hùng của báo chí cách mạng Việt nam cũng như truyền tải những kiến thức về nền báo chí cách mạng, cá nhân các nhà báo cũng như truyền lửa nghề đam mê đến với các thế hệ người làm báo trẻ sau này”, ông Lê Quốc Minh bày tỏ.

Theo Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, người làm báo hiện nay với nhiều thiết bị hiện đại, cách thức làm báo thuận lợi sẽ rất khó hình dung những cách thức làm báo của các bậc tiền bối xưa cũng như bối cảnh đấu tranh chống những kẻ xâm lược ngày xưa.

Ông Lê Quốc Minh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ về nhà báo Xuân Thuỷ. Clip: Gia Khiêm

“Thậm chí các nhà báo cách mạng không có những thiết bị phù hợp, chỉ sử dụng những công cụ hết sức thô sơ nhưng có thể làm ra những trang báo gây chấn động, có tác dụng tuyên truyền rất lớn. Việc tổ chức toạ đàm như vậy giúp cho cho thế hệ trẻ hiện nay thấy được chặng đường phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam từ lúc sơ khai đầy khó khăn.

Tuy nhiên, với sự quyết tâm của những nhà báo cách mạng chúng ta thấy được đóng góp vô cùng quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng đất nước. Tôi hy vọng những bức hình, những câu chuyện về nhà báo Xuân Thuỷ cũng như nhiều nhà báo cách mạng lão thành khác sẽ giúp truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ sau này thấy được những gì cha ông làm được. Ngày nay thế hệ trẻ phải gìn giữ, thậm chí cố gắng làm tốt hơn góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh hơn nữa”, ông Lê Quốc Minh nhấn mạnh.

PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên Truyền chia sẻ, theo sáng kiến của nhà báo Xuân Thuỷ và sự đồng ý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đầu năm 1949, lớp dạy học báo chí cách mạng mang tên Huỳnh Thúc Kháng thành lập, được coi là khóa dạy báo chí cách mạng đầu tiên ở Việt Nam. 

Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 11.Những câu chuyện đặc biệt về Chủ tịch đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam  - Ảnh 11.

PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên Truyền chia sẻ cảm xúc về nhà báo Xuân Thuỷ.

“Có thể thấy trong suốt cuộc đời cầm bút để hoạt động cách mạng, Xuân Thuỷ với vai trò vừa là nhà lãnh đạo – cây bút chủ lực của tờ Cứu Quốc, vừa là nhà quản lý – giáo viên đào tạo báo chí, đồng thời lại vừa là nhà tổ chức sáng lập các cơ quan báo chí quan trọng của nước nhà như Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam… 

Dù ở cương vị nào của nghề ông vẫn nỗ lực cống hiến cho sự nghiệp báo chí mãi cho đến thời điểm nhắm mắt xuôi tay, đó lại cũng là lúc ông đang viết dở những trang về những chặng đường phát triển của Báo Cứu Quốc”, bà Giang bày tỏ. 

Xuân Thủy tên thật là Nguyễn Trọng Nhâm, sinh ngày 2/9/1912, tại xã Phương Canh, tổng Canh, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ, nay là phường Xuân Phương, thuộc quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình nhà nho yêu nước, từ nhỏ Xuân Thủy đã sớm tham gia các tổ chức yêu nước chống Pháp.

Từ năm 1932, Xuân Thủy được giác ngộ và hoạt động cách mạng thông qua báo chí, trong vai ký giả… Năm 1938, ông bị địch bắt, giam tại Hỏa Lò. Năm 1939, ông bị bắt lần hai, bị đày đi Sơn La, Hà Giang. Đầu năm 1944, ông bị đưa về quản thúc tại quê nhà, được Đảng đón đi hoạt động bí mật, phụ trách báo Cứu quốc của Tổng bộ Việt Minh.

Năm 1945, ông tham gia Tổng khởi nghĩa và được cử vào Ủy bạn Nhân dân Cách mạng lâm thời Bắc Bộ, rồi làm Trưởng ban Tuyên truyền của Tổng bộ Việt Minh, kiêm Chủ nhiệm báo Cứu quốc.

Cuối năm 1945, ông được cử vào Xứ ủy Bắc Kỳ, phụ trách công tác Tổng tuyển cử Quốc hội khóa đầu tiên, được phân công làm Trưởng Đoàn đại biểu Việt Minh, Ủy viên Ban Thường trực Quốc hội khóa I.

Sự nghiệp cách mạng của cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Xuân Thủy rất đa dạng, phong phú và sôi động. Về mặt Đảng, từ năm 1945, ông là Ủy viên Xứ ủy Bắc Kỳ.

Từ 1955-1982, ông là Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Đảng (1968-1982), Trưởng ban Dân vận Trung ương.

Về công tác mặt trận, từ 1945-1985: Trưởng ban Tuyên truyền Tổng bộ Việt Minh (1945-1948); Ủy viên Thường vụ Tổng bộ Việt Minh (1948-1950); Trưởng ban Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Liên Việt (1951-1954), Bí thư Đảng đoàn kiêm Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955-1985).

Về công tác Quốc hội, ông đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, là đại biểu Quốc hội từ khóa I (1946-1960) đến khóa VII (1981-1987), Ủy viên Thường trực, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký nhiều khóa, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội đồng Nhà nước, có nhiều đóng góp về lập hiến và lập pháp của Quốc hội.

You may also like

Leave a Comment