(Bài viết tham khảo một số tài liệu từ FEE và cuốn An Austrian Perspective on the History of economic thought của Murray Rothbard.)
THANOS- ANH LÀ AI?
Nhân vật này thì chắc là ai cũng biết rồi. Nhưng để cho chắc ăn thì tôi sẽ tóm tắt ngắn gọn cho một số người chưa biết.
Thanos là phản diện chính trong loạt phim Avengers của Marvel Studios, đặc biệt là 2 phần “Infinity war” và “End game”. Thanos gây ấn tượng mạnh mẽ với người xem không chỉ bởi sức mạnh áp đảo mà hắn thể hiện trong phim, mà còn bởi “mục đích cao cả” của hắn khi truy cầu quyền lực, là “hủy diệt vũ trụ để cứu vũ trụ khỏi chính nó”.
TRANH CÃI
Các nhà làm phim đã rất tinh quái khi hướng người xem tập trung tranh cãi về tính đạo đức của Thanos thay vì tính logic, về bản chất trong hành động “tiêu diệt một nửa số sinh mạng trong vũ trụ” của hắn. Thay vì tự hỏi xem việc làm của Thanos có thực sự đem lại kết quả tốt như hắn mong muốn hay không thì rất nhiều người lại mất thời tranh cãi xem Thanos là “tốt” hay “xấu”. Tôi ví dụ:
“Giết người là xấu. Giết nửa vũ trụ đương nhiên rất xấu. Suy ra Thanos là xấu.”
“Thanos giết người là để cứu nhiều người hơn trong tương lai. Giết nửa vũ trụ đương nhiên xấu. Nhưng đó chỉ là phương tiện để đạt được kết quả cuối cùng, là cứu cả vũ trụ. Kết quả tốt thế nên việc làm của Thanos là tốt.”
Những tranh cãi kiểu vậy rất mất thời gian và vô nghĩa bởi vì những lập luận trên được xây dựng trên các nền tảng là những giả định khác nhau. Cái trên thì là đạo đức tuyệt đối. Còn cái dưới lại nói về chủ nghĩa vị lợi.
Ai theo “moral absolutism” thì mặc định rằng cái “moral” của họ là đúng, để rồi từ mặc định ban đầu, họ sẽ phán xét các hành động theo sau. Còn ai theo “consequentialism” sẽ mặc định rằng kết quả cuối cùng là đúng. Từ kết quả đúng đó, họ sẽ biện minh cho các biện pháp, phương tiện trước để dẫn đến kết quả đó.
Ngoài ra còn một kiểu lập luận khác là: “Thanos có ý tưởng tốt, nhưng thực hiện sai cách.”
Thật ra, “biện minh” cho Thanos kiểu này là rất dở bởi vì có RẤT NHIỀU sự kiện thảm khốc trong lịch sử loài người xảy ra đề bắt nguồn từ những “ý định, ý tưởng” cao đẹp. trong sáng, như được viết lên bằng những từ ngữ hoa mỹ nhất từ thiên đường. Tôi thường đánh giá ai đó dựa trên hành động và phương pháp của họ chứ không phải từ những gì họ mong ước. Bài viết này dựa trên tinh thần như vậy.
Trước khi bàn về hành động và hậu quả từ hành động của Thanos, ta cần nói qua một chút trước về tư tưởng dẫn đến hành động đó.
LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CỦA THANOS
Với những ai xem fiction nhiều thì họ sẽ nhận ra điều hiển nhiên là motif “giết người để cứu con người khỏi chính họ”, những vấn đề như “quá tải dân số, thiếu hụt tài nguyên dẫn đến đói nghèo, chiến tranh, cuối cùng là diệt vong” không phải là cái gì quá mới mẻ nếu không muốn nói là bị đem ra vắt kiệt từ năm này qua năm nọ. “Bình cũ rượu mới”, người ta hay nói như vậy.
Trong novel thì tôi nhớ có quyển Hỏa Ngục (Inferno) khi lão Dan Brown cho 1 nửa thế giới ngẫu nhiên bị vô sinh để giải quyết vấn đề “quá tải dân số”.
Trong manga, Fujiko F Fujio (cha đẻ Doraemon) từng viết 1 oneshot có tựa là “giết bớt người đi” vào những năm 70 hay 80 gì đó, cũng là nói về quá tải dân số. Hay trong kiệt tác Hi no tori, Osamu Tezuka cũng từng vẽ 1 arc tên “Nostalgia”, nói về việc chính quyền ở Trái Đất cho phép người dân di cư đến các hành tinh thuộc địa để giải quyết việc thiếu hụt không gian và tài nguyên. Nhưng sẽ bắn bỏ bất kì ai đã rời đi nhưng sau nhiều năm lại quay về, dẫn theo con đàn cháu đống vì “hoài niệm”.
Tôi khá chắc rằng ở ngoài kia tồn tại vô số những tác phẩm có chủ đề tương tự như vậy.
Những motif như vậy trong fiction đều bắt nguồn từ một học thuyết rất nổi tiếng trong lĩnh vực kinh tế-xã hội học. Đó là học thuyết về “quá tải dân số” của Thomas Robert Malthus. Để phân tích về tư tưởng của Thanos không thể không nhìn qua tư tưởng của Malthus, người mà Thanos vay mượn. Dĩ nhiên, Malthus cũng chỉ là người phổ biến thuyết “quá tải dân số” (còn gọi là Malthusian trap). Trước Robert Malthus cũng có nhiều người nêu lên vấn đề tương tự. Sau đây, tôi sẽ nói một chút về Malthus và những thinker nổi tiếng ảnh hưởng đến học thuyết của ông ta.
MALTHUS LÀ AI?
Thomas Robert Malthus (1766-1834) là một kinh tế gia nổi tiếng của phái cổ điển (một số người khác có thể kể đến như Adam Smith, David Ricardo, Karl Marx,v.v). Ông ta còn là giáo sư đầu tiên về lịch sử và kinh tế-chính trị của nước Anh giai đoạn đó.
Là một người theo Smith (Smithian), trong địa hạt kinh tế, người ta hay nhắc đến Malthus bởi vụ đối đầu giữa ông ta với một Smithian khác là David Ricardo về “general glut”. Sự kiện này không chỉ trở thành kinh điển trong lịch sử kinh tế học, mà nó còn là “nguyên mẫu” cho học thuyết Keynes sau này.
Tuy nhiên, đó là ta đang nói về kinh tế học. Còn đối với công chúng, thứ tạo nên sự nổi tiếng của Malthus lại nằm ở lĩnh vực khác, một lĩnh vực mà ông ta không chuyên và đầy “phốt”. Đó là “dân số”.
Năm 1798, Malthus xuất bản cuốn “An Essay on The Principle of Population” ở Anh quốc. Cuốn sách này trở nên nổi tiếng một cách kì lạ và đưa tên tuổi của Malthus đi xa tầm thế giới.
Nói là kì lạ là bởi vấn đề mà Malthus đưa ra trong Essay vốn đã có nhiều thinker nổi tiếng khác đề cập từ trước, trong đó có William Godwin, người được giáo sư Thomas Sowell so sánh với Adam Smith trong cuốn “The conflict of visons”.
MALTHUSIAN TRAP
Trong Essay, Malthus cũng đưa ra những lập luận tương tự như các thinker trước ông là Giovanni Botero (1544- 1617), Benjamin Franklin (1706- 1790), Nicolas de Condorcet (1743- 1794) và William Godwin (1756- 1836). Đại khái, Malthus cho rằng, tôi trích nguyên văn:
“Taking the population of the world at any number, a thousand millions, for instance, the human species would increase in the ratio of 1, 2, 4, 8, 16, 32, 64, 128, 256, 512, &c, and subsistence as 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, &c. In two centuries and a quarter, the population would be to the means of subsistence as 512 to 10.”
Vào cuối thế kỉ 16 ở Ý, Giovanni Botero đã lo ngại rằng dân số sẽ có chiều hướng tăng đến “vô hạn”, còn cái “phương tiện duy trì sự sống” (means of subsistence) chỉ tăng chậm chạp. Marquis de Mirabeau (1715- 1789), trong Treatise on Population, đã so sánh việc sinh sản của con người với loài chuột.
Cần nói thêm là vào nhiều thế kỉ trước, nhất là trước thời của Malthus và Godwin, đa số các nhà kinh tế học đều là những người ủng hộ việc “đẻ càng nhiều càng tốt”. Dân số nhiều đồng nghĩa với thịnh vượng. Vd: Mirabeau cho rằng “Dân số lớn là mối lợi và nguồn gốc của của cải”. Adam Smith vĩ đại cũng nói điều tương tự, nhất là khi “phân công lao động” của ông càng đạt được hiệu quả với dân số càng lớn.
Việc “ủng hộ sinh đẻ” đặc biệt được các nhà trọng thương (mercantilist) ủng hộ vì nó làm tăng số lao động. Quân đội lại càng thích bởi vì nó có nghĩa là nhiều lính để ném ra chiến trường hơn.
Dĩ nhiên, không cần phải quá thông minh, ta cũng dễ dàng thấy được việc Malthus lập luận dân số lấy ở con số bất kì luôn tăng theo tỉ lệ gấp đôi mỗi 25 năm, còn “phương tiện duy trì cuộc sống” tăng tuần tự 1,2,3,… hoàn toàn chẳng có bất kì cơ sở nào cả. Bản thân Malthus sau này cũng thừa nhận là những tỉ lệ trên cùng con số 25 huyền thoại cũng chỉ là dựa trên “kinh nghiệm” của ông ta. Cần nói thêm là Essay là một trong những ấn phẩm đầu tiên của Malthus và Malthus giai đoạn này không có quá nhiều “kinh nghiệm” về lĩnh vực dân số.
Như đã nói, có rất nhiều thinker trước Malthus đề cập đến vấn đề “quá tải dân số”, mỗi thinker lại có cách tiếp cận vấn đề và giải pháp khác nhau. Sau đây tôi sẽ liệt kê vài người tiêu biểu và giải thích vì sao phiên bản của Malthus ở lần xuất bản đầu của Essay là rất sida và để lại hậu quả rất lớn cho những người tin vào nó.
WALLACE, GODWIN VÀ MALTHUS
Người đầu tiên trong chuỗi bi kịch này là Robert Wallace (1697- 1771). Trong cuốn Various Prospects of Mankind (1761). Trong tác phẩm này, Wallace tưởng tượng nên một “địa đàng” nơi tồn tại một xã hội “toàn trị cộng sản” (lưu ý là communism của Wallace khác với định nghĩa communism của Karl Marx sau này), khi “the state” dùng sự cưỡng ép để mang lại bình đẳng và bãi bỏ tư hữu, ông giả định rằng điều này sẽ giúp xã hội trở nên “hoàn hảo”. Tuy nhiên, Wallace nhận ra vấn đề cản bước “utopia” của ông, đó là do xã hội đó quá hoàn hảo, điều kiện sống quá tốt, trẻ con được chăm sóc trọn vẹn thế nên trớ trêu thay lại dẫn đến vấn đề nhức nhối là dân số sẽ tăng trưởng quá nhanh. Và bởi vì “means of subsistence” lại không theo kịp (các phương tiện duy trì sự sống ở đây có nghĩa đại khái là thức ăn, thức uống, quần áo, nơi trú thân tối thiểu để duy trì cuộc sống tối thiểu của 1 người), thế nên Wallace cho rằng “utopia” của ông sẽ thất bại bởi “quá tải dân số” sẽ dẫn đến “nghèo đói và bất hạnh”. Đây là một đoạn trong “Various prospects of mankind”:
“Under a perfect government, the inconveniences of having a family would be so entirely removed, children would be so well taken care of, and every thing become so favourable to populousness, that … mankind would increase so prodigiously, that the earth would at last be overstocked, and become unable to support its numerous inhabitants.… There would not even be sufficient room for containing their bodies upon the surface of the earth.”
Điểm chú ý trong giả thuyết của Wallace không phải là về việc dân số quá tải (điều mà nhiều người trước ông đã nêu ra), mà là kết luận của ông về việc “mọi cải thiện về mức sống đều vô nghĩa và đem lại thảm họa”. Bởi vì khi điều kiện sống ngày càng cải thiện và tăng cao thì tỷ suất tử ngày càng thấp (nếu bạn chưa biết thì vào thời đó, người ta đẻ nhiều nhưng số trẻ sống đến tuổi trưởng thành thường không cao. Nghèo đói là nguyên nhân chính. Do năng suất thấp nên mỗi khi có thiên tai, thời tiết khó khăn thì số người chết nhiều vô kể. Đó là chưa kể dịch bệnh và điều kiện y tế nghèo nàn, thiếu thốn), tỷ suất sinh lại tăng bởi theo giả định của Wallace, khi đã loại bỏ những bất tiện, trở ngại về vật chất thì con người sẽ có xu hướng sinh sản không kiểm soát.
Hay nói ngắn gọn, dễ hiểu là: “Tụi bây càng phát triển nhanh thì thế giới càng mau đi đời”.
Quan điểm này của Wallace ảnh hưởng tới một triết gia chính trị nổi tiếng sau này là William Godwin.
Trong cuốn An Enquiry Concerning Political Justice (1793), Godwin “xây dựng” nên “con người hoàn hảo” làm nền tảng cho “anarcho-cummunism”, tức khác với cách cưỡng ép của Wallace, con người trong học thuyết của Godwin sẽ “tự nguyện” từ bỏ quyền tư hữu, tức là cho người khác những gì mà họ cần trên tinh thần tự nguyện. Vì sao Godwin lại nghĩ thế thì rất dài nhưng cũng khá thú vị, nếu bạn nào có hứng thú thì nên đọc thêm cuốn “The conflict of visions” của Thomas Sowell.
Anyway, Godwin dựa trên “con người hoàn hảo” để bác bỏ kết luận bi quan của Wallace là thế giới sẽ diệt vong nếu dân số quá tải. Ông cho rằng, bằng lý trí (con người hoàn hảo của Godwin bắt đầu từ con người phi lý trí, sau giáo dục, đào tạo trở thành có lý trí, rồi lý trí “cao” cuối cùng là “hoàn hảo”), con người trong quá trình phát triển về kinh tế sẽ “tự điều chỉnh hành vi”, tức giảm dần ham muốn tình dục. Và khi điều kiện sống ngày càng tốt hơn, sức khỏe và tuổi thọ ngày càng cải thiện và tăng cao, “con người hoàn hảo” của Godwin sẽ trở nên “bất tử”, ham muốn tình dục chấm dứt và vì thế, vấn đề “quá tải dân số” sẽ được giải quyết bởi vì “mean of subsistences” sẽ luôn tăng (công nghệ ngày càng đi lên), còn dân số sẽ dừng tăng (vì chả còn ai muốn sinh đẻ). Nói cách khác, thế giới lý tưởng của Godwin sẽ toàn là người lớn chứ không tồn tại trẻ con. Tôi trích nguyên văn lời ổng:
“The men therefore … will probably cease to propagate. The whole will be a people of men, and not of children. Generation will not succeed generation, nor truth have, in a certain degree, to recommence her career every thirty years.… There will be no war, no crimes, no administration of justice, as it is called, and no government. Every man will seek, with ineffable ardour, the good of all.”
Và tất cả những thứ quái thai trên hội tụ tại một người tên là Malthus…
Robert Malthus và cha ông (Daniel Malthus) là “fan bự” của Godwin. Hai người này dành hàng giờ liền ngồi thảo luận quanh cuốn Political Justice. Malthus quyết định rằng, ông sẽ “chấm dứt” cái mớ fantasy của Godwin, Wallace và vô số người khác bằng Essay năm 1798.
Trên thực tế… cái mớ bullshit mà Malthus viết trong Essay chả khác mấy so với những gì mà Giovanni Botero viết trước đó gần 2 thế kỉ. Vẫn kiểu từ 2 giả định “đúng”:
+Dân số luôn tăng, nếu không “kiểm soát”, nó sẽ có xu hướng tăng đến “vô hạn”
+Các “phương tiện duy trì sự sống” có giới hạn bởi vì tài nguyên tạo ra nó hiển nhiên là “hữu hạn”
Rồi từ đó, Malthus đi đến kết luận: BẮT BUỘC phải có những “biện pháp kiểm soát” nếu không muốn dân số bị quá tải và dẫn đến cái kết thảm khốc là sự diệt vong của nhân loại. Hay như tên khoai tím trong MCU, cũng nói điều tương tự ở Infinity war:
“I hated this room. This ship. I hated my life.”
“You told me that too. Every day. For almost 20 years.”
“I was a child when you took me.”
“I saved you.”
“No, no, we were happy on my home planet.”
“Going to bed hungry. Scrounging for scraps. Your planet was on the brink of collapse. I was the one who stopped that. You know what’s happened since then? The children born have known nothing but full bellies and clear skies. It’s a paradise.”
“Because you murdered half the planet!”
“A small price to pay for salvation.”
“You’re insane.”
“Little one, it’s a simple calculus. This universe is finite, its resources, finite… if life is left unchecked, life will cease to exist. It needs correction.”
“YOU DON’T KNOW THAT!”
Sẽ có người thắc mắc rằng, tại sao Malthus “copy” từ Giovanni, từ Wallace và Godwin nhưng tôi lại bảo Thanos “học” từ Malthus?
Đơn giản là bởi, tư tưởng của Thanos và Malthus độc hại hơn nhiều so với những người như Giovanni và Godwin. Nếu như vấn đề quá tải dân số của Giovanni và Godwin CHỈ XẢY RA dưới điều kiện là một “xã hội không tưởng” nơi mọi thứ đều “hoàn hảo” cho việc dân số tăng trưởng. một “utopia”. Thì với Malthus và Thanos, điều này cũng xảy ra tương tự dưới một xã hội thực, một xã hội tự do (không phải tự do kiểu vô chính phủ như Godwin mà là dưới các khế ước xã hội như Thomas Hobbes, John Locke,v.v). Tức, mọi thứ đều phải có “ai đó” kiểm soát để xã hội không bất ổn.
Nếu như các bạn đọc nhiều fiction, sẽ thấy rằng tư tưởng cho rằng “chiến tranh”, “bệnh dịch”, “thiên tai”, “thảm họa” tuy “xấu” nhưng lại là “cần thiết” để giữ dân số ở mức “cân bằng” xuất hiện rất phổ biến. Như tôi đã nói ở trên, thời đó, người ta rất ủng hộ việc sinh đẻ để bù lại số người chết do đói nghèo, bệnh tật do điều kiện y tế nghèo nàn. Tuy nhiên, chỉ sau khi Malthus và học thuyết dân số của ông ta lan rộng, rồi tiêm nhiễm vào văn hóa đại chúng như tiểu thuyết, phim ảnh nên công chúng dần thay đổi cách nhìn về dân số. Kết quả là những người này dần nhìn con người như “loài kí sinh” trên hành tinh tên Trái Đất. Rằng “giết người” là “chấp nhận được” để “bảo vệ sự sống”.
“Vậy Thanos (Malthus) sai chỗ nào?” Bạn sẽ hỏi
Tôi trả lời ngắn gọn: “TOÀN BỘ”
SAI LẦM CỦA THANOS
Có thể phân tích lập luận của Thanos theo cấu trúc như sau:
+Giả định 1: Tài nguyên là hữu hạn
+Giả định 2: Vũ trụ (hoặc thế giới nếu bạn hiểu theo nghĩa hiện thực) là hữu hạn. Tức vũ trụ cũng như thế giới không thể mở rộng. Nếu bạn dùng hết tất cả mọi thứ trong vũ trụ hay thế giới đó thì coi như xong. Nói cách khác, đây cũng là giả định 1 nhưng chi tiết hơn.
+Giả định 3: Dân số sẽ có xu hướng tăng đến vô hạn. Tức 10 đẻ 100, 100 đẻ ra 1000, cứ thế.
Từ (1), (2), (3)=> Nếu dân số không bị “kiểm soát” thì chiến tranh sẽ diễn ra vì con người giành giật tài nguyên, rồi đói nghèo rồi thế giới diệt vong.
Nếu như trong Essay, Malthus phân ra 2 cách kiểm soát:
+Preventive checks: kết hôn muộn dựa trên “kiềm chế đạo đức”, hạn chế hôn nhân giữa những người nghèo khó và khuyết tật,v.v
+Positive checks: chiến tranh, nạn đói, thiên tai,v.v tất tần tật những gì có thể để giảm dân số xuống nhanh chóng.
Thì Thanos trong MCU làm theo cách ít phải xài não hơn: Cứ giết quách nửa dân số kiểu ngẫu nhiên là xong. Để hiểu rõ Thanos sai như nào, tôi sẽ debunk từng giả định.
TÀI NGUYÊN LÀ HỮU HẠN? CON NGƯỜI SẼ SINH SẢN KHÔNG KIỂM SOÁT?
Ờ thì, câu trả lời là YES, tài nguyên trên thế giới này là một con số hữu hạn. Tuy nhiên, hiện đang có sự hiểu nhầm lớn khi ta nói về định nghĩa “tài nguyên” và cách áp dụng nó vào thế giới thật. Hesiod (750-650 BC), nhà thơ lớn ở Hy Lạp cổ, “kinh tế gia đầu tiên” trong tập thơ “Works and Days” lần đầu tiên trong lịch sử loài người, đã nêu lên vấn đề cốt lõi của kinh tế học: Sự khan hiếm (Scarcity). Vì con người “bị đuổi” khỏi thiên đường, nơi mọi thứ đều đủ đầy, họ phải sống trong thế giới phàm tục, nơi vật chất hữu hạn đối lập với nhu cầu, khát khao vô hạn của họ, vì vậy con người luôn chịu sự khốn khổ. Đó cũng là lý do mà các nhà làm phim không cho thằng khoai tím “nhân đôi” tài nguyên trong vũ trụ lên bởi điều đó sẽ xóa đi cái “khan hiếm” và trái với hiện thực.
Jean Baptiste Say (1767- 1832), cha đẻ luật Say nổi tiếng, đã làm rõ là: Con người không tạo ra vật chất (matters). Mà là “chuyển hóa” vật chất thành hàng hóa mà con người cần. Say chỉ ra, bản thân vật chất đứng một mình không hề có giá trị. Nó chỉ có giá trị khi bản thân nó, tham gia vào quá trình sản xuất, trở thành một trong những yếu tố sản xuất cấu tạo nên “hàng hóa” mà con người cảm thấy có giá trị.
Tôi ví dụ, giả sử tồn tại kim loại X có trữ lượng trung bình nhưng có độ hữu dụng (utility) cao. X có thể dùng trong quá trình sản xuất của hàng ngàn loại sản phẩm khác nhau. Còn kim loại Y có trữ lượng rất ít, nó rất hiếm nhưng độ hữu dụng lại rất kém, chỉ được dùng trong sản xuất một số ít sản phẩm có giá trị không cao. Buồn cái là nhiều kim loại khác có thể thay thế Y với giá thành rẻ hơn cũng như dễ kiếm hơn. Câu hỏi đặt ra là, khi số lượng 2 kim loại X và Y giảm, con người chúng ta sẽ “bắt đầu trân trọng” loại nào hơn? Quá hiển nhiên, đó là X và sẽ chẳng ai quan tâm đến Y cả. Tài nguyên là những “vật chất” có giá trị ĐỐI VỚI CON NGƯỜI. Còn không, nó chỉ đơn giản là những vật chất tồn tại khách quan trên thế giới. Nếu sự tồn tại của những vật chất này không ảnh hưởng đến cuộc sống của con người khi nó vẫn còn, thì câu hỏi đặt ra là, tại sao con người phải quan tâm khi nó không còn nữa?
Những giả định chung chung, mơ hồ kiểu “tài nguyên thế giới này có hạn” nhưng không đặt vào một trường hợp cụ thể, một góc nhìn nào đó, ví dụ như góc nhìn của con người, góc nhìn của tôi và bạn, mà lại ảo tưởng bằng góc nhìn của 1 “thực thể” nằm ngoài con người, 1 “vị thần lạnh lùng nhìn mọi thứ dưới con mắt công bằng”, một ai đó như Thanos, thì tất yếu sẽ sa vào ngõ cụt.
Vật chất X có hạn=> tài nguyên X có hạn=> mọi sản phẩm có “factors of production” là X nếu tăng thêm đồng nghĩa với vật chất X sẽ giảm đi tương ứng. Từ logic của Thanos, sự sống của con người sẽ hoàn toàn vô nghĩa. Thế giới bị hủy diệt không còn là câu hỏi “Có” hay “Không” mà là “Khi nào?”, “Sớm” hay “Muộn”. Nếu đã là “sớm” hay “muộn” thì việc giết người để cứu thế giới hoàn toàn không phải là câu trả lời. Vấn đề mà Malthus đặt ra vào thế kỉ 18 hay Thanos giả định trong IW là CÓ THỰC. Vật chất trên thế giới thực sự là hữu hạn dù khả năng chuyển hóa vật chất thành sản phẩm tùy thuộc vào kiến thức và công nghệ là vô hạn. Nhưng bởi vì trong thế giới hiện thực, một thế giới mà chúng ta biết rằng “sự khan hiếm” là có thực chứ không phải thiên đường “muốn gì được nấy”, thì vấn đề mà chúng ta quan tâm dĩ nhiên không phải “tài nguyên hữu hạn hay vô hạn?” (chúng ta đã khẳng định là nó hữu hạn), mà là, dưới hệ thống nào thì tài nguyên sẽ được sử dụng hiệu quả nhất?
Frédéric Bastiat (1801- 1850), kinh tế gia vĩ đại người Pháp từng nói, chỉ có 2 cách để phân phối tài nguyên:
+Trao đổi tự nguyện (trade), tức các cá nhân theo đuổi mục tiêu của họ mà chấp nhận trao đổi. A có con gà, B có con vịt. A thấy con vịt có giá trị hơn con gà mà anh ta có, B muốn con gà của A hơn con vịt mà anh ta sở hữu. Một trao đổi tự nguyện xảy ra, A và B đều có thứ mà họ muốn, cả 2 đều được lợi.
+ Cưỡng ép (Forced), có thể là dùng vũ lực cướp bóc của người khác hoặc nhân danh chính phủ tái phân phối của cải.
Nếu bạn là Thanos, bạn giữ găng tay vô cực và có được “siêu trí tuệ” thì liệu có khả năng nào bạn có thể lập ra một kế hoạch cưỡng ép hoàn hảo 7 tỷ người trên thế giới này phải sử dụng tài nguyên như thế nào cho hiệu quả không?
Ludwig von Mises (1881- 1973) trả lời thẳng thừng là KHÔNG. BẠN KHÔNG THỂ. Trong essay ngắn “Economic Calculation in the Socialist Commonwealth” (1920), Mises kết luận rằng một nền kinh tế tập trung, nơi mọi quyết định kinh tế của cá nhân được giao cho 1 “chuyên gia”, 1 “cơ quan”, 1 “lãnh đạo thông tuệ” (vd như Lord Thanos chẳng hạn) quyết định sẽ hoạt động kém hiệu quả so với nền kinh tế tự do bởi vì nó thiếu hệ thống giá cả. Giá cả chính là giá trị mà mỗi cá nhân, tùy thuộc vào những mong muốn riêng tư, vào hoàn cảnh cụ thể, trong thời gian nhất định, “gán” lên 1 hàng hóa mà họ muốn. Một fanboi Gundam có thể bỏ ra vài trăm $ để mua một món đồ chơi mà bạn cảm thấy là “vô giá trị”.
“One man trash is another man’s treasure”, họ nói như thế.
Vậy, Lord Thanos làm cách nào để hiểu rõ 7 tỷ người mong muốn cái gì theo giá trị chủ quan từng cá nhân? Hãy thực tế đi, chẳng ai làm được điều không tưởng như vậy.
Nhưng Mises còn đi xa hơn, ông ta chỉ ra một điểm yếu chết người của mô hình tập trung này. Mises lập luận, bởi vì các quyết định của cá nhân được chuyển về 1 “kẻ thông tuệ” quyết định. Kẻ này không tài nào biết được giá trị chủ quan của từng cá nhân, thế nên hắn chỉ còn cách “ước lượng” bằng “kinh nghiệm”. À, xã hội này “cần X, cần X, cần Z”, nó không cần những thứ “vô giá trị”, “không hữu dụng” như “phim ảnh”, “tiểu thuyết”, “âm nhạc”, “hội họa”. Bạn thích phim của Marvel? Nếu “kẻ thông tuệ” đó cũng thấy thích như bạn thì xin chúc mừng, bạn sẽ có phim để coi. Còn không thì coi như như bạn xui, vậy thôi@
Không chỉ vậy, Mises nhận ra rằng, dưới hệ thống như vậy, mọi cải tiến về công nghệ kĩ thuật sẽ chậm hơn so với thị trường tự do, bởi vì “kẻ thông tuệ” đó không có sự “khuyến khích” (incentive) để thay thế công nghệ cũ bằng công nghệ mới.
Hãy tưởng tượng, trong một thị trường tự do, bạn làm chủ 1 doanh nghiệp. Phương pháp sản xuất của bạn thuộc loại trung bình, không quá lạc hậu cũng không quá hiện đại. Bạn có thể xài phương pháp lạc hậu với chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả đem lại cũng thấp, hoặc xài phương pháp hiện đại với chi phí cao đem lại lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, với vốn (capital) ở mức trung bình, bạn cảm thấy chọn phương pháp trung bình sẽ đem lại kết quả thỏa mãn nhất. Vấn đề trong cải tiến công nghệ không phải là “thế nào”, “ra sao” mà là “có đáng hay không?”, “đem lại lợi ích gì?”.
Nếu chủ doanh nghiệp đó không còn quyền sở hữu mà ông ta từng có, nếu mọi cải tiến công nghệ không đem lại bất kì lợi ích nào với ông ta so với việc giữ nguyên thì câu trả lời sẽ rất hiển nhiên là: “Mắc cái quái gì phải nhọc công cải tiến công nghệ”?
Sẽ có người bảo rằng, “kẻ thông tuệ” này sẽ vì mọi người, vì xã hội mà tình nguyện “hi sinh”, chấp nhận gian khổ không vụ lợi, rằng mọi người trong xã hội như vậy nếu có tinh thần vì mọi người thì 1 hệ thống, 1 xã hội như thế sẽ khả thi, sẽ tốt hơn thế giới mà chúng ta có hiện nay.
Tôi thực tình không biết nên trả lời những người này như nào. Vì vậy tôi sẽ đưa ra cho họ những lựa chọn, điều mà Lord Thanos vĩ đại của họ không hề đưa ra cho nửa vũ trụ mà hắn xóa sổ trong MCU:
Một thế giới mộng tưởng của William Godwin, khi con người sẽ từ bỏ vụ lợi, ham muốn cá nhân, tình nguyện sống vì xã hội.
Hay
Một thế giới thực. Một thế giới mà tôi với bạn đang sống. Một thế giới mà bạn có phim MCU để coi nhờ quyết định “gán giá trị” của hàng trăm triệu cá nhân, những tính toán lời lỗ theo lý trí, quy luật thị trường chứ không phải sự thất thường, may rủi khi một “độc tài thông tuệ”, “Mr. Caigicungbiet” quyết định phim của Marvel có đáng gọi là “điện ảnh” hay không. Một thế giới thực không những khác với giả định diệt vong của Malthus trong Essay, khi hàng tỷ người thoát khỏi đói nghèo nhờ thị trường tự do, mà tài nguyên ngày càng được sử dụng hiệu quả hơn nhờ cải tiến công nghệ và sự “tự điều tiết” của hệ thống giá cả.
Fiction or Reality? Listen to your heart but choose wisely
P/s: Cho những ai không biết thì trong lần tái bản thứ 2 của Essay, Robert Malthus đã từ bỏ quan điểm cực đoạn của ông ta về việc dân số sẽ tăng đến vô hạn, sau khi thực sự nghiên cứu về dân số (lần tái bản thứ 2 thì Essay dày gấp 3 so với lần đầu bởi những số liệu mà Malthus thu thập được trong quá trình học hỏi). Và bi kịch là người ta chỉ đọc Essay bản in đầu, một bản đầy lỗi, chứ không thèm đọc tái bản. Kết quả là chúng ta có khoai tím và hằng hà sa số nhân vật trong fiction đòi giết bớt con người để giải quyết vấn đề dân số…
Nguồn: Anime Reviewer – văn hoá 2D và hơn thế nữa