Chẳng cần qua đào tạo, huấn luyện như các điệp vụ FBI hay CIA đễ dễ dàng nhận biết ai đang lươn lẹo chỉ trong một ánh nhìn hay vài câu hỏi thẩm vấn. Việc bạn cần làm là hãy lắng nghe trực giác phát ra từ não mình mà thôi.
Ngày 27 tháng 1 năm 2008, con gái 12 tuổi của người phụ nữ tên Penny Boudreau, bé Karissa đã mất tích tại quê hương mình vùng Bridgewater, Canada. Chiều hôm đó, hai mẹ con họ đã cãi nhau tại bãi đỗ xe của cửa hàng tạp hóa. “Tôi đã chỉ trao đổi chân thành về vài điều của tuổi mới lớn với con gái mình,” đó là những gì Boudreau nhớ lại. Lúc đó 7 giờ rưỡi tối, Boudreau bắt đầu lo lắng và gọi một vài người bạn của mình và cô giáo của Karissa, nhưng không một ai nghe được tin tức gì cả – và cô bắt đầu thông báo cho cảnh sát. Đến ngày hôm sau, con gái cô vẫn không được tìm thấy và Cảnh sát vùng Bridgewater bắt đầu thông báo cho các khu vực xung quanh. Họ phát đi cảnh báo trên truyền thông và bắt đầu nỗ lực tìm kiếm cô bé.
Ngày 29 tháng 1, cảnh sát tổ chức họp báo. Và Penny bắt đầu quẫn trí và cầu xin con gái mình quay trở về đó là lời kêu gọi khẩn thiết trên truyền hình. Ngày 1 tháng 2, cô lặp lại lời kêu gọi của mình. Cô tiếp tục cầu xin rằng bất kì ai có tin tức gì về nơi con gái cô đang ở hãy liên lạc ngay lập tức. Các bên liên quan tiếp tục mở rộng việc tìm kiếm, người dân địa phương cũng thực thi pháp luật giúp tìm kiếm cô gái mà họ gọi là “con gái của vùng Bridgewater.” Tuy nhiên, bé Karissa vẫn không được tìm thấy.
Ngày 9 tháng 2, sau hai tuần biến mất, Karissa cuối cùng cũng đã được tìm thấy. Một người phụ nữ tạt qua Quốc lộ 331 – con đường chạy dọc dòng sông LaHave – đi qua Bridgewater, và để đứa con trai 9 tuổi của mình đi vệ sinh ở nơi khuất tầm của những chiếc xe đi qua. Cô vội chạy đến bên đứa con trai khi đứa bé bắt đầu la hét điều gì đó: Trồi trên mặt tuyết, ngay bên cạnh dòng sông, thứ cậu bé vừa nhìn thấy chính xác là các ngón chân của người. Lập tức, cảnh sát nhanh chóng xác nhận cơ thể kia chính là Karissa Boudreau. Cô bé nằm khỏa thân từ thắt lưng trở xuống, cơ thể đông cứng lại bởi thời thiết lạnh, một đôi quần lót màu trắng Winnie-the-Pooh bên dưới đầu gối cô bé. Năm ngày sau, cảnh sát thông báo rằng trường hợp mất tích này đã trở thành một cuộc điều tra giết người.
Con người nói dối ở mọi thời điểm. Theo nhà Tâm Lý Học Robert Feldman – người đã dành hơn bốn thập kỉ để nghiên cứu hiện tượng này, nói rằng: chúng ta nói dối trung bình ba lần trong một cuộc hội thoại hằng ngày với một người lạ hoặc người quen. Thật khó để ai có thể tránh được việc này, thậm chí một số người có thể nói dối đến 12 lần trong cùng khoảng thời gian này. Bất kì ai có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện với lời nói dối, ví dụ khi nói thật tuyệt khi gặp ai đó trong khi bản thân thực sự thấy không thoải mái. Hoặc bạn có thể giới thiệu mình lớn lên ở Boston – trong khi đó bạn thực sự lớn lên tại một thị trấn nhỏ di chuyển khoảng 40 phút ngoại ô thành phố. Bạn có thể nói rằng: “Uầy, công việc của anh nghe thật hấp dẫn đấy,” – khi mà điều đó không hề tồn tại. Cũng giống như khi bạn khen ngợi chàng trai nào đó về chiếc cà vạt màu xám anh ta đeo hoặc chiếc áo sơ mi anh ta đang mặc (trong khi nó đang bẩn). Và nếu ai đó nhắc đến sự hấp dẫn của một nhà hàng ở trung tâm thành phố, nơi mà bạn đã từng có trải nghiệm khủng khiếp thì sao? Bạn sẽ chỉ mỉm cười, gật đầu và nói rằng, “Oh, nơi đó thật tuyệt”.
Tin tôi đi: chúng ta thường nói dối không chớp mắt!
Chúng ta nói dối hầu hết trong mọi bối cảnh – nghiên cứu của Feldman đã đưa ra những câu nói dối thường xuyên trong các mối quan hệ khác nhau, từ mối quan hệ thân mật nhất (như vợ chồng) tới các mối quan hệ bình thường khác. Một số lời nói dối chỉ là những là chuyện vụn vặt (kiểu như “Trông bạn có vẻ như gầy đi một chút rồi đấy”) và tới những câu chuyện lớn hơn (“Tôi không hề làm tình với bất kì cô gái nào cả”). Thi thoảng, lời nói dối đó chả có gì to tát, nhưng đôi khi lại không như vậy.
Nhiều người tin rằng chúng ta có thể biết được khi ai đó đang nói dối. Mọi người truyền nhau rằng khi nhìn vào biểu hiện khuôn mặt người khác bạn có thể biết họ có đang nói dối hay không. Điều đó có đúng chăng? Câu chuyện chỉ ra người nói dối thường không nhìn thằng vào mắt người đối diện mà mắt hướng lên trên và liếc về một bên như đang tìm kiếm điều gì đó. Họ bồn chồn và có vẻ đang căng thẳng. Đôi khi, người đấy cào cào và kéo tai mình hoặc sẽ ngượng ngịu nếu không chắc chắn vài điều mà họ muốn nói với bạn. Tuy nhiên, tất cả những dấu hiệu này đều xưa cũ rồi. ” Leanne ten Brinke – một nhà Tâm lý học Đại học California tại Berkeley mà các nghiên cứu của ông tập trung vào phát hiện lời nói dối – chia sẻ với tôi rằng. “Thực tế ta không có biểu hiện gì khi nói dối”.
Bất đồng ý niệm của chúng ta về nói dối và sự thật rằng không có “cái mũi của Pinocchio” – như Ten Brinke gọi tên – chắc chắn chỉ vì một lý do: mặc dù ta có tự tin đến đâu, khả năng biến tấu sự thật của ta hầu như ngẫu nhiên, tình cờ. Nhà Tâm lý học Paul Ekman, giảng viên danh dự tại Đại học California tại San Francisco, người đã dành hơn nửa thế kỉ để nghiên cứu biểu hiện phi ngôn ngữ của cảm xúc và sự lừa dối. Hàng năm qua, ông đã cho hơn 15,000 đối tượng xem video clip mà người ta nói thật hay nói dối về những chủ đề khác nhau, từ những phản ứng cảm xúc tới việc chứng kiến chặn bắt tên trộm, từ các quan điểm chính trị đến vạch kế hoạch tương lai. Tỉ lệ thành công của họ khi xác định sự trung thực khoảng 55%. Bản chất của lời nói dối hay sự thật đều không là vấn đề.
Qua thời gian, Ekman tìm ra rằng một trong những đặc tính đặc biệt có thể có ích là “microexpressions” – cảm xúc siêu vi , đó là những thay đổi cực kì nhanh trên khuôn mặt, trung bình ở đâu đó giữa 1/15 và 1/20 của 1 giây và những cảm xúc này cực kì khó kiểm soát. Tuy nhiên, điều đó quá phức tạp cho bất kì chuyên gia nào chưa qua đào tạo. Trong 15,000 đối tượng của Ekman chỉ có 50 người có thể liên tục chỉ ra thay đổi siêu nhỏ đó.
Với Ten Brinke, một số lời dẫn thuật dối lừa hiện nay đã không còn ý nghĩa. Tại sao chúng ta lại kém kĩ năng đó trong khi nó cần thiết? Nếu việc đoán dấu hiệu nói dối đã mất rất nhiều thời gian và công sức để học đến thế thì những dấu hiệu đó sẽ chẳng có ích mấy. “Nó không phù hợp với quan điểm tiến hóa và phát triển nhân loại”, Ten Brinke nói “Không phải sẽ tốt hơn nếu ta biết phát hiện lời nói dối và những cú lừa bịp sao?”
Có lẽ những người “chưa được đào tạo” thực ra không quá kém trong việc dò tìm lời dối trá. Có thể đơn giản là các nhà nghiên cứu đã đưa ra các câu hỏi sai. Đó thực chất không phải là cách phát hiện nói dối, mà óc phán đoán sự việc mới quan trọng. Thay vào đó, khả năng suy đoán của chúng ta nằm trong vô thức, trong trực giác nếu ta biết cách phớt lờ nó và nếu ta cố làm rõ lên thì nó sẽ biến mất.. “Kĩ năng phát hiện nói dối giúp chúng ta tránh khỏi những kẻ lừa bịp và kết thân với người nói thật, nhưng nó không nhất thiết phải là tiếng chuông báo động “đánh hơi mùi dối trá”. “ Đó chỉ là cách giúp ta cư xử khôn khéo hơn thôi,” . ” Giống như cảm giác bạn không thực sự muốn ai đó vay 20 đô la, hay bạn không hứng thú hẹn hò lần thứ hai với anh chàng kia vậy.” Ten Brinke và các đồng nghiệp đã quyết định tập trung nỗ lực tìm kiếm bằng chứng cho việc phát hiện lời nói dối trong vô thức.
Trong một loạt các nghiên cứu trong tháng này trên tạp chí Psychological Science, nhóm nghiên cứu Berkeley đã để các sinh viên xem một đoạn video của một tên nghi phạm đang bị chất vấn về tội ăn cắp 100 đô la. Như trong một cuộc thẩm vấn thực sự, phạm nhân trả lời cả hai câu hỏi cơ bản (“Anh đang mặc gì?”; “Thời tiết như bên ngoài như thế nào?”) Và các câu hỏi mục tiêu (“Anh đã ăn cắp tiền?”; “Anh đang nói dối với tôi lúc này sao? “). Một nửa số tên bị nghi ngờ là tội phạm đã nói dối; một nửa nói thật và các sinh viên tham gia được xem hai video về cả hai đối tượng này.
Tiếp theo, các sinh viên hoàn thành một đánh giá rất đơn giản: Có phải luật sư trong video nói sự thật? Cũng như trong các nghiên cứu trước, các đối tượng của Ten Brinke khi được hỏi trực tiếp, đã chỉ ngẫu nhiên xác định ai đã nói thật và ai không.
Sau đó các sinh viên tham gia vào một trong hai nhiệm vụ: phát hiện nói dối vô thức. Mỗi sinh viên nhìn những tấm ảnh của hai luật sư, cùng với các từ liên quan đến sự thật (chẳng hạn như “trung thực” và “chân thật”), hoặc lời nói dối (như “lừa dối” và “không trung thực”). Nhiệm vụ của họ là phân loại các từ theo hai nhóm trên một cách nhanh chóng và chính xác nhất, bất kể khuôn mặt nào hiện lên cùng với nó. Nếu từ “thành thật” chiếu trên màn hình, họ sẽ bấm một nút để phân loại nó vào nhóm sự thật càng sớm càng tốt.
Khi các nhà nghiên cứu đào sâu hơn, họ thấy rằng bản năng vô thức của người tham gia ở tình trạng tốt hơn nhiều: trong cả hai nghiên cứu, họ đã nhanh hơn đáng kể khi phân loại đúng những từ liên quan “nói dối” và “sự thật” khi chúng được trình bày lần lượt với khuôn mặt trung thực hay xảo trá tương ứng từ video. Thấy khuôn mặt của kẻ nói dối khiến chúng ta phân loại nhanh hơn với các từ có liên quan so với các từ thuộc nhóm nói thật – và điều ngược lại cũng vậy. “Khi bạn nhìn thấy khuôn mặt của kẻ nói dối, khái niệm về sự lừa dối được kích hoạt trong tâm trí của bạn ngay khi bạn không ý thức về nó,” Ten Brinke đưa ra giả thuyết. “Vẫn còn chưa rõ ràng tỷ lệ phần trăm lời nói dối mà não bộ ta vô thức cảm nhận được một cách chính xác cao ở mức độ nào, nhưng chắc chắn ta phân biệt được chúng.”
Phân biệt trong vô thức dường như cũng diễn ra trong bối cảnh hàng ngày. Trong một loạt các nghiên cứu trước đây, được thực hiện bởi một nhóm không liên quan tại Đại học Manheim, các nhà tâm lý học Marc-André Reinhard và các đồng nghiệp của ông nhận thấy khả năng sinh viên phán xét và phát hiện lừa dối cải thiện đáng kể nếu họ có thời gian để suy nghĩ, nhưng trong khoảng thời gian đó họ phải nghĩ về một cái gì đó khác. Nếu họ buộc phải phán đoán ngay lập tức, họ sẽ chỉ đoán bừa mà thôi. Điều tương tự cũng đúng nếu họ được phép cân nhắc có ý thức. Nhưng khi họ không được làm vậy ví dụ, hoàn thành mộtcâu đố tìm từ, tính chính xác của họ được cải thiện đáng kể. Reinhard đã kết luận rằng, trong điều kiện vô thức, não đã có thời gian để tích hợp các tín hiệu rất nhỏ mà ý thức của chúng ta không thể cảm nhận được hoàn toàn vào một phán quyết đầy đủ hơn.
Vào năm 2008, Ten Brinke vẫn làm việc bằng thạc sĩ của cô ấy, tại Đại học Dallhousie tại Halifax, Nova Scotia, đi khoảng một giờ từ Bridgewater. Trong năm qua, cô vẫn nghiên cứu dấu hiệu của lời nói dối ở những người nhờ truyền hình giúp đỡ tìm kiếm tình yêu đời mình. Cô thu thập được hàng chục băng, cùng với kết quả cuối cùng các trường hợp của họ – khoảng một nửa thời gian, thực tế người biện hộ đã vi phạm câu hỏi. Cô và cố vấn của mình là ông Steven Porter đã biên soạn các đặc điểm của những người thực sự cảm thấy đau khổ và những người chỉ giả vờ. Qua thời gian dài, họ đã xây dựng một danh sách các tín hiệu hành vi khác nhau giữa hai nhóm.
Buổi chiều ngày 29 tháng 1, năm 2008, Ten Brinke ngồi một mình trong căn phòng của cô ấy, một căn phòng nhỏ, không có cửa sổ nằm ở góc trong cùng ở tòa nhà Khoa Tâm Lý Học. Cô lật lại tin tức địa phương, và ở đó, ở chính giữa màn hình cô nhìn thấy Penny Boudreau đang cầu xin trong nước mắt sự trở lại của con gái mình. “Rõ ràng có điều gì đó không ổn,” Ten Brinke nhớ lại. “Penny chắc chắn có vấn đề”.
Ten Brinke đã chia sẻ những quan sát của mình với cố vấn. Ông đồng ý với cô nhưng dữ liệu của họ chưa đầy đủ và phần lớn chưa được chứng minh. Ten Brinke đã có một linh cảm ; nhưng cô không cảm thấy tự tin trực giác của mình. Vì vậy, cô chờ đợi xem xét câu chuyện kia sẽ diễn biến như thế nào.
Vào ngày 14 tháng 6, sau bốn tháng điều tra chuyên sâu, Cảnh sát trưởng Bridgewater, ông Brent Crowhurst thông báo rằng: Penny Boudreau đã bị bắt và bị buộc tội giết người cấp độ 1.
Hiện tại, Boudreau đang chịu án tù chung thân. Cô thú nhận đã giết con gái mình bởi cô muốn cứu vớt mối quan hệ đang lung lay với người bạn trai, cô ấy nói. Anh ta nói rằng cô sẽ phải chọn lựa giữa anh ta và đứa bé – và cô miêu tả khá chi tiết những giây phút cuối cùng của con gái mình. (“Mẹ ơi, xin đừng!” Boudreau nhớ lại, đó là những lời cuối cùng của Karissa, cũng như việc Boudreau đè lên ngực con gái mình và xiết cổ cô bé với dây thừng)
Ten Brinke liệu đáng lẽ nên tới cảnh sát để nói về linh cảm của mình không?
“Tôi có thể sẽ có nhiều dữ liệu để củng cố đánh giá của tôi” cô nói với tôi. “Và nó có thể hữu ích khi chia sẻ với cảnh sát để hỗ trợ họ điều tra”, “Nhưng nó không phải là một viên đạn bạc.” Tất cả những dấu hiệu của việc nói dối chỉ là: Tín hiệu. Nó có thể sai lầm, và đánh lạc hướng mình. Không quan trọng bạn có trong tay bao nhiêu dữ liệu và được đào tạo ra sao, bạn sẽ không bao giờ được như cậu bé Pinocchio. Và điều tồi tệ nhất là gì? Bạn trở nên quá tự tin vào khả năng nói dối đến mức mà độ chắc chắn của ý thức lẫn vào tiềm thức. Chúng ta luôn có thể biết được ai đang nói dối, miễn là đừng suy nghĩ về nó quá nhiều.
Trạm Đọc
Theo The New Yorker