REVIEW TRUYỆN HỆ THỐNG CHỮA KHỎI BỆNH KIỀU
Tác giả: Kỳ Dung
Thể loại: Hiện đại, xuyên nhanh, hoán đổi linh hồn, ấm áp, chữa lành, 1vs1,HE
Tình trạng: Convert
???? Mang tiếng xuyên nhanh nhưng thật ra nữ chính chỉ xuyên vào 1 thế giới, nhập vào nhiều hình hài khác nhau, trợ giúp họ và những người xung quanh thoát khỏi vận mệnh bi thảm của bản thân ví dụ như nạn xâm hại tình dục ở phụ nữ và trẻ em, nạn bạo lực học đường, … nữ chính xuất hiện tựa như một vầng thái dương mang đến sự ấm áp, cứu rỗi, thúc đẩy những người bị hại đứng lên đấu tranh cho lẽ phải của họ, bảo vệ họ khỏi sự bắt nạt. Nam chính là vai ác cấp SSS trong thế giới này, nữ chính xuất hiện bên anh từ khi anh còn trẻ nhỏ, một đường bầu bạn dẫn dắt nam chính theo hướng chính đạo. Chỉ là nữ chính sẽ không thể ở một thân xác quá lâu, khi làm xong nhiệm vụ là lúc cô phải rời đi. Nam chính cứ tìm kiếm thân xác mà linh hồn nữ chính đang cư ngụ, anh luôn nhận ra cô ngay từ cái nhìn đầu tiên. Truyện trải qua 4 giai đoạn tương ứng 4 giai đoạn sống của nam chính: 9 tuổi, 17 tuổi, 25 tuổi, 30 tuổi. Tình cảm của nam chính cũng dần dần hoàn thiện, lúc nhỏ là kính trọng, khát khao, ngưỡng mộ. Lớn một chút nam chính bắt đầu nảy sinh những tình cảm với nữ chính nhưng cậu chưa kịp hiểu ra thì cô ấy lại biên mất nữa rồi. Đến lúc lớn lên trưởng thành, hai người gặp lại bắt đầu cuộc tình giữa hai bên. Nữ chính sống lại trong thân xác mới, ở bên nam chính đến trọn đời.
Dạng motip truyện này khá tương tự bộ “Mỗi lần đều chết trong lòng ngực của nam chủ”. Nữ chính xuyên vào xác của nhiều người, xuất hiện bên cạnh nam chính từng giai đoạn, rồi khi anh lớn lên trưởng thành thì yêu nhau. Điểm hay ở truyện này nằm ở cách nữ chính giải quyết vấn đề, lời lẽ nữ chính khi phát ngôn để kêu gọi mọi người chung tay xử lý những tệ nạn xã hội rất hấp dẫn người đọc. Dưới đây là một trích dẫn một đoạn giải thích về vấn nạn bạo lực học đường trong cái nhìn của nữ chính.
???? Trích dẫn: Bệnh kiều chữa khỏi hệ thống (Edit by Leo Sing)
“Bạo lực là một phần của bắt nạt nhưng không phải là tất cả. Bắt nạt còn có nghĩa là những lời đồn thổi vô cớ một truyền mười, mười truyền trăm; là khi người khác sử dụng bạo lực lạnh lùng xem bạn như người trong suốt, họ cô lập tẩy chay bạn, cũng có khả năng một người ghét bạn kêu gọi mọi người xung quanh xa lánh cô lập bạn. Đó là những hiện tượng của sự bắt nạt.”
“Tớ đã từng bị ba người Triệu Tuệ Nhã bắt nạt bằng bạo lực, cũng bởi vì lớn lên béo xấu nên bị cả lớp cô lập. “
“Bởi vì tớ xấu xí, cho nên bị các bạn nam trong lớp đặt những biệt hiệu chế giễu. Ban đầu chúng chỉ truyền qua miệng một số bạn nam trong lớp, sau rồi nó khuếch tán nhanh như một con virus lan hết cả lớp. Bởi vì tớ xấu cho nên luôn bị bạn bè trong lớp cười chê châm chọc, nói móc chế giễu, họ luôn dùng ánh mắt kỳ thị để nhìn tớ, như thể sự xuất hiện của tớ là một thứ gì đó dơ bẩn lắm vậy. Ngay cả bạn ngồi cùng bàn của tớ bị trở thành tượng trưng cho sự xui xẻo.
Rồi khi tớ tỏ vẻ khó chịu, thì họ nói sao nhỉ? Ấy chỉ đùa chút thôi mà, giỡn có chút xíu mà căng vậy!
Có bạn còn nói không cần nhạy cảm thế, nói mấy câu cũng không cho nói, dùng biệt hiệu gọi nhau cũng bình thường mà.
Có chút người thật sự thực buồn cười, rõ ràng đang làm trò cô lập bắt nạt bạn cùng lớp, lại lớn tiếng nói như thể bản thân đang đại diện cho công lý chính nghĩa vậy, còn bảo những lời nói không gây tổn thương thân thể như này không phải là bạo lực. Thầy cô và phụ huynh cũng cho rằng như thế, chẳng qua là bọn trẻ con tranh cãi với nhau mà thôi, nói xin lỗi là xong cần gì phải chuyện bé xé ra to đâu.
Có những người bị bắt nạt ngày qua ngày, thời gian tích tụ càng lâu, càng gây ảnh hưởng thêm nghiêm trọng hình
thành tính cách tự ti.
Ban đầu là mất ngủ, hậm hực, cô độc, tự ti, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng sợ hãi giao tiếp xã hội, trầm cảm, sinh ra phản ứng ứng kích chướng ngại. Do đó mà ảnh hưởng đến việc học tập, bắt đầu kháng cự với chuyện đến trường, cự tuyệt tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Nghiêm trọng hơn nữa có người có thể sẽ tự mình hại mình, tự sát, công kích, giết người vân vân.
Mà nguồn cơn của bạo lực trường học lại bắt đầu từ những lời nói châm chọc miệt thị trong phạm vi nhỏ đó.
Có thể là do cha mẹ ly dị, cũng có thể là bởi vì gia đình đơn thân, hoặc là thành tích kém, cơ thể có khuyết tật, tính cách nhát gan hướng nội không thích nói chuyện, cũng có khi chỉ là do ngoại hình mà thôi.
Thậm chí chẳng cần có nguyên nhân gì, chẳng qua muốn tìm một đồng học phát tiết cảm xúc bản thân, hay là “hôm nay tâm trạng của tao không vui”, “tao nhìn thấy nó là ngứa mắt rồi.”
Vì thế, một người lại đột nhiên biến thành bị đối tượng bị bắt nạt.
Sau đó từng chút từng chút một.
Một khi đã bị người khác có thành kiến với mình, khi toàn bộ không khí trong lớp quyết định sẽ nhằm vào bạn, bất kể bạn có làm điều gì cũng đều là sai. Cho dù bạn có cố gắng thay đổi, cũng sẽ không có người nguyện ý đến gần bạn.
Ngược lại, bạn càng giãy giụa, càng đẩy bản thân lâm vào tình cảnh tứ cố vô thân, thậm chí còn bị cô lập, bị kỳ thị, bị dìm chết, bị tát tai, bị những người khác coi mình như trò đùa dai trở thành điều bình thường trong lúc đi học.
Mà bất luận bạn có đi xin giúp đỡ của cha mẹ hay thầy cô, cầu cứu trên Internet đều sẽ có người dùng biện luận “người bị hại cũng có tội” mà phản bác lại. Họ sẽ hỏi bạn làm gì mà người ta chỉ bắt nạt bạn chứ không phải người khác. Nhiều người còn cho rằng đó là do bạn có vấn đề rồi và chắc chắn người sai là bạn.
Sau đó, ta bắt đầu hoài nghi chính mình. Chẳng lẽ bản thân mình có chỗ nào không tốt cho nên mới bị mọi người ghét bỏ?
Lúc này, tôi chỉ muốn ôm lấy cô bé Lục Manh Manh đã từng bởi vì tính cách hướng nội mà bị cô lập mà nói, không, em không làm gì sai cả, người sai là bầu không khí của lớp đó!”.