Tàn Bào

by admin

review tàn bào

Tác giả: Phong Ngự Cửu Thu

Thể loại: Huyền Huyễn

Tình trạng: FULL – Dịch

Reviewer: Thanh Phong

Một siêu tinh phẩm có lẽ bị lãng quên

 

  • Giới thiệu:

Hắn sinh sống ở thời kì Dân quốc (*), bối cảnh của thời đại đang lắm rối ren.
Tuy trên người mang tuyệt thế đạo pháp, nhưng hắn không phải là đạo sĩ.
Hắn sống tự do giữa hai vùng chính tà.
Làm bạn với hắn chính là một con mèo già chạy ra từ ngôi mộ cổ, nhưng sự thật thì nó cũng không phải mèo, mà thực ra thì cũng chẳng ai biết rốt cuộc nó thuộc loài nào.

 

  • Review

    Tàn Bào tên như ý nghĩa, là cái đạo bào rách rưới, đồng thời cũng là đạo hiệu, cũng là cuộc đời của Tả Đăng Phong.

    Cuộc đời Tả Đăng Phong chìm nổi, là một công chức nghèo, vì đắc tội quan trên nên bị xua đi trông đạo quan, ở đây, y tìm được người vợ lương phối, cũng chính ở đây, thê tử vì cứu y nên hồn về Tây thiên, y ôm theo mối hận Đằng Khi mà nhập đạo, y tự nhận không thuộc Đạo gia, không theo Phật tông, thân mang tuyệt thế đạo pháp, y sống tự do giữa hai vùng chính tà.

    Tàn Bào mang đậm một sắc thái u ám của thời kỳ Dân quốc, tác giả miêu tả nvc khá kỳ dị về tính cách, đủ mặt, Tả Đăng Phong có thể cho một kỹ nữ mười thỏi vàng lớn để hoàn lương, nhưng có thể giết ả vô thanh khi ả làm lại lời hứa, Tả Đăng Phong có thể ngồi ăn cùng một tên hán gian, thân mật gọi hai tiếng Đại ca, chỉ vì vợ y tự nhận hắn là em nuôi. Y có một tính cách khá cực đoan như lời tác giả viết, chính vì cực đoan nên y mới giữ được mối chung tình với người vợ đã khuất, khi đứng trước Ngọc Phất hay Kỷ Toa, theo lời người bình, Tả Đăng Phong thiên nhiều hơn về chữ nợ hơn là chữ yêu, điều này được tác giả ngầm ám chỉ xuyên suốt câu chuyện.

    Về cảnh giới ở bộ này không quá rõ ràng, Tả Đăng Phong cũng không phải người mạnh nhất dù chỉ ở phàm nhân giới. Nếu bạn là người kén chọn về tu vi hay muốn nvc theo hệ thống tăng tiến dần thì Tàn Bào không phải là lựa chọn quá tốt.

    Về hệ thống nhân vật phụ không phải quá đặc sắc nhưng tác giả lột tả rất tốt, vẫn rất nổi bật trong từng người.

    Về tư tưởng tác giả, Phong Ngự Cửu Thu chả có gì là “Tiếc cho cả một bộ truyện cốt truyện khá hay nhưng bị cái tư tưởng thủ dâm tinh thần của người Trung Quốc mà phá hỏng tính nghệ thuật” theo lời bình của một đọc giả, tác giả rất công bình khi nói về con người trong Tàn Bào, rất công bình khi nói về nhân tính trong chiến tranh, vào thời chiến ai sẽ chắc chắn mình sẽ giữ một tấm lòng son, một bộ chính nhân quân tử khi sắp chết đói sẽ hiện lên trong bao nhiêu người? Khi mà bạn có quyền sinh sát không ràng buộc thì bạn sẽ làm ra những việc như quân Nhật làm trong Tàn Bào hay không? Có một số thứ, rất khó trả lời khi mà ta chưa từng trải nghiệm.

    Cuối cùng người bình muốn nhắc đến việc Ngọc Phất “tình yêu đối với cái bóng của hắn đã vượt qua hắn”, đây có lẽ là một điểm nhấn khá mạnh ở những chương cuối, khi mà Ngọc Phất đã 120 tuổi, đã qua có thời yêu thương như lúc còn 30, một Ngọc Phất 120 tuổi gặp lại Tàn Bào 30 tuổi, để khi hai người đứng với nhau tạo nên một ý cảnh “người còn đó nhưng người cũng đã đi” tạo ra nhiều ngậm ngùi trên lòng đọc giả. Nhưng có lẽ nhờ Ngọc Phất, bộ Tàn Bào mới có một cái kết viên mãn cho nhân vật chính.

À, Tả Đăng Phong đi thì 13 và lão Đại cũng theo nhé, chư vị đậu hũ yên tâm

You may also like