Mức tăng lương y, bác sĩ cao nhất gần 2,5 triệu đồng/người/tháng
Ngày 1/7 mức lương bác sĩ, y sĩ được tăng lên do lương cơ sở điều chỉnh tăng lên từ 1.490.000 đồng lên mức 1.800.000 đồng/tháng (lương của bác sĩ, y sĩ=Hệ số x Mức lương cơ sở).
Trong đó, bác sĩ mới ra trường nên thường được áp dụng hệ số lương bậc 1 của các chức danh tương ứng. Bác sĩ mới ra trường được bổ nhiệm chức danh bác sĩ áp dụng hệ số lương 2,34. Nếu được bổ nhiệm chức danh bác sĩ chính thì hưởng hệ số lương 4,4 và nếu bổ nhiệm bác sĩ cao cấp sẽ hưởng hệ số lương là 6,2.
Cách xếp lương của viên chức là y, bác sĩ được quy định cụ thể tại Điều 13 Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV như sau:
Bác sĩ cao cấp hạng I, bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I: Xếp lương như viên chức loại A3, nhóm A3.1, có hệ số lương từ 6,2 đến 8,0.
Bác sĩ chính hạng II, bác sĩ y học dự phòng chính hạng II: Xếp lương như viên chức loại A2, nhóm A2.1, có hệ số lương từ 4,4 đến 6,78.
Bác sĩ hạng III, bác sĩ y học dự phòng hạng III: Xếp lương như viên chức loại A1, hệ số lương từ 2,34 đến 4,98.
Y sĩ hạng IV: Xếp lương như viên chức loại B, hệ số lương từ 1,86 đến 4,06.
Mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng lên 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 1/7.
Như vậy, bảng lương chức danh bác sĩ cao cấp (hạng I); Bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) như sau:
Bảng lương chức danh bác sĩ chính (hạng II); Bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II):
Bảng lương chức danh Bác sĩ (hạng III); Bác sĩ y học dự phòng (hạng III):
Bảng lương chức danh y sĩ (hạng IV):
Bảng lương y tá:
Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, y tá sẽ được phân theo chức danh gồm: y tá cao cấp thuộc nhóm ngạch viên chức loại A1; y tá chính thuộc nhóm ngạch viên chức loại B; y tá thuộc nhóm ngạch viên chức loại C nhóm 1 (C1).
Như vậy, bảng lương của y tá cao cấp sẽ áp dụng theo bảng lương của bác sĩ (hạng III) hoặc bác sĩ y học dự phòng (hạng IIII).
Bảng lương của y tá chính sẽ được áp dụng theo bảng lương của y sĩ (hạng IV).
Bảng lương của y tá thuộc nhóm ngạch viên chức loại C nhóm 1 (C1) sẽ được áp dụng theo bảng lương sau:
Tăng lương nhưng lo sợ tổng thu nhập giảm
Thực tế, nếu tính giá trị tuyệt đối tiền lương của nhóm y bác sĩ sẽ tăng vì đây là nhóm công chức, viên chức thuộc đơn vị sự nghiệp công. Tuy nhiên, nhiều đơn vị được giao tự chủ tài chính. Điều này có nghĩa là các đơn vị sẽ tự chủ trong việc cân đối ngân sách, chi tiêu… trong đó có cả vấn đề cân đối trong việc chi tiền lương.
Hiện nay đa phần các bệnh viện cũng đang đối mặt với những khó khăn trong cân đối thu – chi. Nhiều bệnh viện thậm chí còn nợ lương của cán bộ, công nhân viên.
Trước đó, năm 2022 ghi nhận tình trạng nhiều bệnh viện nợ lương của người lao động như: Bệnh viện Tuệ Tĩnh (Hà Nội) nợ 50% lương nhân viên từ tháng 5/2021, trong khi Bệnh viện Đa khoa trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam nợ 4 tháng lương… Tuy nhiên, đây không phải là tất cả, vẫn còn nhiều bệnh viện, các trường học, các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công… thậm chí là cả đơn vị sự nghiệp hành chính (cấp xã, phường) đang nợ lương của người lao động.
Những câu chuyện trên khả năng sẽ không hiếm nếu tháng này việc tăng lương cơ sở có hiệu lực.
Ông Bùi Sỹ Lợi – Nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội (nay là Ủy ban Xã hội) cho rằng điều chỉnh tiền lương – tăng lương vốn là việc tốt. Tuy nhiên, nếu tăng lương không triệt để, tăng lương mà nợ lương thì người lao động sẽ rất thấp thỏm, lo âu. Điều này sẽ làm giảm đi ý nghĩa của việc tăng lương, thậm chí gây phản tác dụng.
Chính bởi vậy, ông Lợi cho rằng Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Ưu tiên giải quyết vấn đề tiền lương để ổn định cuộc sống, gia tăng niềm tin cho người lao động.