Thứ năm, 15/06/2023, 17:54 (GMT+7)
Nhiều đồn đoán cho rằng tỏi có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn nhưng thực tế tỏi không chống được ung thư.
Tỏi là thực phẩm có nhiều lợi ích với sức khỏe. Chất allicin chứa trong tỏi có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn nhất định, ăn một ít tỏi có thể có tác dụng giảm đau trong một số trường hợp cụ thể. Cũng bởi vậy có thông tin cho răng, tỏi có thể chống ung thư. Tuy nhiên đây chỉ là đồn đoán.
Thực tế, thông tin này được lan truyền là bởi từng có vài thí nghiệm đối với một số động vật bị ung thư dạ dày hoặc ung thư thực quản, khi tiêm chiết xuất tỏi có thể ức chế đến một mức độ nhất định sự phát triển của tế bào ung thư. Do đó mới phát sinh quan điểm gây hiểu lầm trên. Việc dùng tỏi để chống ung thư là tuyên bố phản khoa học. Thậm chí, nếu ăn nhiều tỏi cũng sẽ gây tổn thương lớn cho niêm mạc đường tiêu hóa, đặc biệt là khi bụng đói.
Để tỏi có thể phát huy tác dụng tối đa của nó, người dùng nên:
Ăn trực tiếp
Nếu bạn chưa ẽo thì buổi sáng là thời điểm cực tốt để ăn tỏi vì tỏi sẽ phát huy được tác dụng tốt nhất khi bụng bạn còn đói. Một số đặc tính của tỏi sẽ tác động đến các vi khuẩn tốt bên trong cơ thể, giúp kích thích hoạt động của chúng. Nếu bạn duy trì thói quen ăn một tép tỏi vào mỗi buổi sáng, cơ thể sẽ nhanh chóng nhận được những lợi ích tuyệt vời: chống lại cảm lạnh, cảm cúm, giảm tổn thương gan do bia rượu, lọc máu, thải độc tố…
Tỏi muối
Với món ăn này, trộn tỏi đã bóc vỏ và muối ăn theo tỉ lệ 1:3 hoặc chỉ đơn giản là tỏi ngâm với muối trong vài ngày và lấy ra xay nhuyễn. Bật lò nướng nóng ở mức nhiệt 80 độ C và dàn đều hỗn hợp vừa xay ra khay nướng. Nướng trong khoảng 1 giờ đồng hồ cho đến khi hỗn hợp khô. Dùng tỏi muối như muối bình thường.
Lợi ích của tỏi muối là giảm cholesterol xấu và tăng các cholesterol tốt trong cơ thể, giảm đường trong máu, giảm huyết áp, là chất kháng viêm, cải thiện xương khớp, khắc phục sự thiếu hụt estrogen, cải thiện tiêu hóa, giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động dễ dàng và giảm các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy và đầy hơi
Tỏi ngâm giấm
Khi đem tỏi ngâm với giấm, sẽ có nhiều hợp chất trong tỏi tăng hiệu quả lên rất nhiều lần khi được tác dụng với môi trường axit. Tỏi ngâm giấm sẽ giúp bạn có thể phòng, chữa được các bệnh như cảm cúm, viêm họng, ngoài ra còn giúp thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa, giúp đẩy nhanh quá trình bài tiết, hỗ trợ thải độc, đồng thời bồi bổ và bảo vệ dạ dày rất tốt…
Tuy tỏi rất tốt nhưng không phải ai cũng ăn được tỏi và dưới đây những đối tượng nên hạn chế đưa tỏi trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Cụ thể:
Người bị viêm dạ dày ruột:
Trong tỏi có nhiều thành phần có tác dụng chống viêm, tuy nhiên đây là đối với viêm ở một số bộ phận cụ thể, còn nếu chẳng may bạn bị viêm đường tiêu hóa thì đừng nên cố gắng ăn nhiều tỏi. Vì những người bị viêm đường tiêu hóa thông thường sẽ có niêm mạc đường tiêu hóa tương đối mỏng manh, do đó allicin và capsaicin trong tỏi sẽ bị niêm mạc đường tiêu hóa gây ra kích ứng, từ đó có thể làm cho tình trạng viêm trở nên nặng hơn.
Những người mắc bệnh về mắt:
Người mắc bệnh về mắt cần giữ cho huyết áp ở trạng thái ổn định trong thời gian dài, ăn tỏi sẽ khiến huyết áp tăng cao, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động điều tiết của mắt.
Ảnh: Tổng hợp