Trong quyển “Major lyricists of novthern sung” Lưu Nhược Ngu đã từng nói: “một nhà phê bình nếu không có thiên kiến, sẽ bị coi như là không có niềm hứng thú với văn học. Đương nhiên thiên kiến của một nhà phê bình, có căn cứ lý luận, không phải chỉ dựa vào sự hay dở của cá nhân mà phán đoán.
Tôi cũng có thiên kiến của mình về văn học. Về tiểu thuyết mà nói, mấy năm gần đây, tôi đặc biệt chú ý tới tinh thần nhân đạo trong tiểu thuyết và sự phản ánh thời đại con người. Bất cứ một tiểu thuyết nào, cũng đều có thành phần của tưởng tượng, tiểu thuyết tả thực về xã hội vẫn phải có phần tưởng tượng ngay cả văn học báo cáo cũng không ngoại lệ. Nhưng điều cần chú ý là: tưởng tượng, chỉ dùng để xâu chuỗi và biểu hiện diện mạo chân thực tính cách con người. Nhân tính là thể, tưởng tượng là đụng hai bên bổ sung cho nhau mà thành, cũng giống như tình tiết của phim truyền hình và hiệu năng của máy truyền hình.
Một tiểu thuyết không thành công, tưởng tượng chỉ là tưởng tượng mức độ khắc họa tính cách con người, bằng không dù cho sức tưởng tượng có tăng hơn nữa tính cách con người vẫn chân thực. Bất cứ một tiểu thuyết nào vượt qua sự thử thách của thời gian, thì xã hội, thời đại, nội dung hoặc có một khoảng cách với chúng ta, hình thức, ngôn ngữ cũng có thể không giống chúng ta nhưng tính cách con người vẫn thế. Một tiểu thuyết thành công, ngoài tính cách con người ra, cũng có thể phản ánh bố cục thời đại, tập quán xã hội…, làm cho ta có một sự tò mò với thời đại đó rồi so với thời đại chúng ta để rồi có một sự khởi phát cho tương lai. Văn học đồng thời cũng là triết lý đã được hiện thực hóa. Nếu như nhà văn không có một tư tưởng độc đáo rất khó trở thành nhà văn quan trọng. Tiểu thuyết phải phản ánh chân thực đời sống, sau đó mới đến kỹ thuật, thủ pháp xử lý từ ngữ câu cú. Đương nhiên một quyển tiểu thuyết hay phải là một bộ hoàn chỉnh. Tức là nội dung và hình thức đã phối hợp chặt chẽ với nhau, mới có thể nói được nó có thể vĩ đại hay không.
Rất nhiều người xem thường tiểu thuyết thông tục, thật sự không đúng. Đương nhiên, tiểu thuyết thông tục cũng có quyển hay quyển đở. Tiểu thuyết thông tục bản thân cũng là một nhân tố, Hồ Thích cho rằng: “văn học Trung Quốc có được thành tựu như hôm nay, bởi vì trong quá trình phát triển, tác phẩm văn học thông tục phi chính thống không ngừng phát triển. Tôi cũng cho rằng: thông tục không giống như dung tục. Tác phẩm thông tục đồng thời có loại cao cấp và không phải cao cấp.
Đương nhiên nếu là vàng thật thì cũng không sợ lửa, song điều đáng chú ý là một đống rác cứ tưởng mình là vàng. Nhiều nhà nghệ thuật không phân biệt được thông tục và dung tục. Điều này trong văn học sử không mới. Hồ Thích, Trân Độc Tú, Tiền Huyền Đồng, Lưu Phục, những người đề xướng văn học Bạch thoại, đặc biệt là Hồ Thích đứng trên quan điểm sự phát triển văn học Trung Quốc mà biện luận cho văn học Bạch thoại nhưng cũng bị phái văn học truyền thống đả kích phê phán.
Kỳ thực những văn vật được lưu truyền cho tới ngày hôm nay đều là những vật thông tục dân gian thời xưa, có thể nói tằng nghệ thuật không cần phải quá cưỡng câu. Phẩm chất kiến thức trình độ của một con người tự nhiên sẽ ảnh hưởng tác phẩm, không cần phải thổi phồng lên. Từ Triều Nguyên, tiểu thuyết và hí kịch chỉ là những thứ giải trí, lúc đó không được coi trọng, nhưng sau này trở thành một nhấn chính của Văn học.
Bất cứ một trào lưu nghệ thuật nào phát triển đến đỉnh cao nếu không tự cải tiến sẽ bị một trào lưu khác thay thế, Một loại hình văn học mới vì không được độc giả chú ý, thậm chí chịu sự phê phán của nhà phê bình văn học, điều này không hiếm.
A. Những tiểu thuyết có Phật tâm
Thành công không có nghĩa là vĩ đại. Không ít những nhà thơ Đường có những câu thơ hay nhưng không thể vĩ đại. Tác phẩm của Đỗ Phủ cũng có những câu hay câu đẹp nhưng cũng chưa chắc vĩ đại. Tiểu thuyết “Thiên Long Bát Bộ” của Kim Dung cũng có thể được xem là một tiểu thuyết vĩ đại. Ngoài kết cấu tổng thể bối cảnh lịch sử, kỹ thuật viết đều thành công thì tỉnh thần nhân đạo sự phản ánh tính cách con người là một sự thành công.
Đây là bộ sách thấm đượm tỉnh thần nhân đạo chủ nghĩa. Về mặt tiểu thuyết ai cũng vì tình mà khổ, vì bị khống chế các dục vọng trên thế gian, từ đó có những xung đột khác nhau, trên cơ bản tác giả vì những nỗi khổ và cảnh ngộ của nhân vật mà cảm thấy bất bình và đồng tình; về mặt đại tiết, bộ sách này là phản chiến, để xướng hòa bình, tuyên dương tinh thân nhân nghĩa, đề cao cái thiện. “Thiên Long Bát Bộ” là một bộ ngụ ngôn vĩ đại, một bộ tiểu thuyết có đầy Phật tâm.
Khi chúng ta đọc đến đoạn Kiều Phong vì cứu sống A Châu mà náo động Tụ Hiền Trang, gây nên một trận đồ sát, mà cảm thấy đau lòng. Khi Kiều Phong sắp bị quần hùng giết, “dân tộc tính” trong người chàng trỗi dậy, chàng đã ngửa cổ lên hú một tiếng dài. Đó là tiếng kêu bi phẫn bất bình từ nội tâm của Kiều Phong, là sự bộc phát của bao nhiêu oan uổng đã đè nén bấy lâu và là cao trào của cuộc chiến giữa người Liêu và người Hán.
B. Cho đến khi nào mới thái bình
Trong đoạn cuối của truyện, Kiều Phong vì từ chối giúp Liêu đánh Tống mà bị Gia Luật Hồng Cơ nhốt vào lao tù, A Tử thoát được, các lộ anh hùng cảm kích tấm lòng đại nhân đại nghĩa của Tiêu Phong mà ra tay tương cứu, nhưng bị quân Liêu truy kích, ai nấy hốt hoảng. Đoạn hội thoại lúc đó có tác dụng điểm nhãn cho toàn chủ để câu chuyện:
[trích]:
“”.. Tiêu Phong nói: “ta muốn gặp cha hỏi người một câu, ta muốn hỏi người nếu quân Liêu tấn công Thiếu Lâm Tự, người sẽ xử trí như thế nào”. Huyền Độ trả lời: “thì xông lên giết giặc, hộ pháp hộ tự, có gì phải hỏi?”. Tiêu Phong nói: “nhưng cha ta là người Liêu, cớ gì bắt người vì người Hán mà giết người Liêu?”, Huyền Độ trầm ngâm: “thì ra Tiêu Bang Chủ là người khốt đan, bỏ tối đến sóng, thật bội phục!”.
Tiêu Phong nói: “là người Hán, đương nhiên cho rằng người Hán là sáng, người Liêu là tối. Ta là người Liêu thì cho người Liêu là sáng còn người Hán là tối. Nhớ lại người Liêu ta hết bị tộc này đến tộc kia đuổi giết, khổ cực trăm bề. Nhớ thời Đường người Hán cường thịnh, giết bao nhiêu dũng sĩ Liêu, bắt bao nhiêu phụ nữ Liêu, giờ đây người Hán yếu thế, người Liêu vùng lên giết người Hán trả thù. Chém qua giết lại như thế, biết ngày nào mới xong?”
Huyền Độ im lặng chỉ niệm: “A Di Đà Phật, A Di Đà Phật”…. ” [hết trích]
Đoạn này có rất nhiều ngụ ý thậm chí chủ đề của toàn câu chuyện nằm ở đây. Tác giả thể hiện sự chán ghét chiến tranh, sự phân biệt chủng tộc. Người Hán tưởng rằng người Liêu tàn bạo bất nhân, người Liêu cũng nghĩ người Hán như thế, các dân tộc khác cũng thế; cuộc chiến tranh giữa các nước, các dân tộc các tập đoàn với nhau ngày ngày vẫn xảy ra. Thái độ phản chiến của tác giả rất rõ ràng bởi vì ông đã không trả lời được câu hỏi quan trọng của Tiêu Phong. Thật ra chiến tranh đã chấm dứt nếu như lòng ích kỷ không tồn tại.
Cho nên khi Đoàn Dự đọc những câu thơ phản chiến của người thời Đường, Tiêu Phong đã hát bài dân ca của người hung nô bị chiến tranh bức hại, cặp anh em kết nghĩa này một cương một nhu một xướng một hòa, nhưng xu hướng tâm lý đối với hòa bình thì như nhau.
C. Dùng cái chết để đổi lấy hòa bình
Tiêu Phong thần dũng ép Gia Luật Hồng Cơ đứng trước ba quân nói:
…“lui quân về Bắc, bãi bỏ Nam chinh”. Lại hứa: “khi ta còn sống không cho một binh một tốt của Đại Liêu xâm lấn biên giới nước Tống”. Sau đó Gia Luật Hồng Cơ mỉa mai Tiêu Phong: “Tiêu Phong đại vương, ngươi đã lập công to cho Đại Tống, sắp có quan cao lộc hậu rồi”. Tiêu Phong lúc đó đã muốn chết vì thế nói lớn: “bệ hạ Tiêu Phong là người Khất Đan, hôm nay ép bệ hạ thành tội nhân của Khất Đan, sau này còn mặt mũi nào đứng giữa trời đất?”, nói rồi nhặt mũi tên dưới đất vận nội công bề đôi cắm phập vào tim mình”…
Cái chết của Tiêu Phong là cái giá phải trả cho hòa bình tam thời của hai nước. Chàng mất A Châu, có sống tiếp cũng chẳng vui vẻ gì, chết là không tránh khỏi; hai đoạn tên mà Tiêu Phong đâm vào người, nguyên là tín vật Gia Luật Hồng Cơ hứa không xâm lược Đại Tống nữa. Sau cái chết tráng liệt của chàng thiên hạ anh hào đã nghĩ gì về chàng?
“”..Quần hùng Cái Bang rất bái phục. Ngô Trường Phong nói: “Tiêu Bang Chủ, ngài tuy là người Khất Đan, nhưng anh hùng hơn bọn người Hán chúng tôi vạn lần!”, quần hùng Trung Nguyên vây quanh nhiều người to nhỏ nghị luận: “Tiêu bang chủ là người Khất Đan sao? Sao lại giúp Đại Tống chúng ta? Xem ra người Khất Đan cũng có anh hùng hào kiệt”.
Gia Luật Hồng Cơ thấy Kiều Phong tự tận lòng hoang mang nghĩ: “hắn rốt cuộc có công hay tội với đại Liêu ta? Hắn năm lần bảy lượt khuyên ta không thể phạt Tống, rốt cuộc là vì người Tống hay Khất Đan? Hắn kết nghĩa huynh đệ với ta, đối với ta trung thành cẩn cẩn, hôm nay tự tận nơi nhạn môn quan quyết không phải là vì công danh phú quý của Nam triều vậy là vì sao… ông lắc đầu, nở nụ cười buồn bã quay ngựa, về lại phía quân Liêu.
Tiếng vó ngựa vang lên, quân Liêu kéo nhau về bắc. Tướng sĩ đều quay nhìn thi thể của Tiêu Phong.
Chỉ nghe tiếng quạ kêu, một bầy hồng nhạn từ Nhạn Môn quan bay vút lên trời cao.
Quân Liêu xa dần tiếng vó ngựa cũng xa dần, ở đoạn văn này miêu tả rất đẹp, cảnh giới cao độ, ba đoạn sau giản lược nhưng cũng nói lên rất nhiều điều. Tiêu Phong đã không còn cơ hội về phía trong Nhạn Môn Quan, Nhạn Môn Quan này bắt đầu cho mối oán thù đời trước của chàng, dẫn đến cuộc gió tanh mưa máu trên võ lâm, chàng đã nằm lại ở đây, đã đem chút ít hòa bình về cho hai nước, đã dùng hai tay kết thúc sinh mạng của mình. Tuy nhiên chàng không hề biết sau cái chết của chàng, A Tử vì chàng mà chết, Du Thản Chị vì A Tử mà chết, bi kịch tiếp tục xảy ra. Chỉ có bầy nhạn kia có thể sẽ đưa hồn chàng về Nam.
Nguồn : Ôn Thuỵ An – Thưởng thức tiểu thuyết võ hiệp Kim Dung