Phần 1: Long Hán đại kiếp – Bàn Cổ khai thiên.
– Hỗn Độn sơ khai có 3000 Ma Thần, có 1 Ma Thần tên là Bàn Cổ, Ma Thần tu thân thể sinh ra linh trí, bản năng là chém giết và thôn phệ lẫn nhau để tồn tại. 3000 Ma Thần đều chủ tu thân thể đi theo con đường: “ Lấy Lực Chứng Đạo”.
– Trong trận chiến cuối cùng, có Hồng Quân (bản thể là con giun), Dương Mi (bản thể là cây liễu rỗng ruột), La Hầu (bản thể là con khỉ) là chạy thoát được. Bàn Cổ lấy máu và thân thể của 3000 Ma Thần để chứng đạo nhưng không ngờ đến cuối cùng chính bản thân mình cũng phải góp vào. Sau đó, hắn lấy thân mình chứng đạo, dùng Bàn Cổ phủ bổ ra 49 nhát nhưng không tài nào bổ đc nhát 50 cuối cùng (Thiên Diễn 49, đại đạo 50), bổ đến nhát 49 thì Hỗn Độn chí bảo Bàn Cổ phủ vỡ vụn, chia ra làm 3 kiện Tiên Thiên chí bảo: Thái Cực Đồ (Lão Tử), Bàn Cổ Phiên (Nguyên Thuỷ Thiên Tôn) và Hỗn Độn Chung (Đông Hoàng Thái Nhất). Tạo Hóa Ngọc Diệp trên đỉnh đầu bị phản phệ vỡ vụn, từ Hỗn Độn chí bảo tụt 1 cấp thành Tiên Thiên chí bảo (Hồng Quân), Hỗn Độn chí bảo 36 Phẩm Thanh Liên dưới chân cũng hoá thành 3 Tiên Thiên chí bảo: Thập Nhị Công Đức Kim Liên (Chuẩn Đề), Thập Nhị Diệt Thế Hắc Liên (La Hầu), Tịnh Thế Bạch Liên (Quan Âm Bồ Tát).
– Bàn Cổ khai thiên đứng chống trời không biết bao nhiêu vạn năm, hơi thở hoá thành gió, mây, sương, thanh âm hoá lôi đình, mắt trái thành mặt trời (Đông Hoàng Thái Nhất, Đế Tuấn), mắt phải thành mặt trăng ( Hi Hòa, Thường Hi), tóc hóa thành trời đêm sao trời. Cột sống biến thành Bất Chu Sơn, Bàn Cổ mở ra Hồng Hoang nên để lại truyền thừa, Nguyên thần hoá Tam Thanh: Lão Tử, Nguyên Thuỷ, Thông Thiên. Tinh huyết hoá thành thập nhị Tổ Vu: Chúc Cửu Âm (thời gian), Hậu Thổ (địa), Đế Giang (không gian), Chúc Dung (hoả), Cộng Công(thuỷ), Nhục Thu (kim), Thiên Ngô (phong), Cú Mang (mộc), Hấp Tư (không biết), Huyền Minh (âm dương), Cường Lương (lôi), Xa Bỉ Thi (khí).
– Bàn Cổ ngã xuống, để lại công đức khai thiên vô lượng giáng xuống, vì không có ai được nhận nên tất cả lực công đức hội tụ thành Hậu Thiên chí bảo 36 Tầng Thiên Địa Huyền Hoàng Tháp (Lão Tử) và Lượng Thiên Xích (Nguyên Thuỷ).
– Hồng Hoang sơ khai ra đời, 5 thần thú: Tổ Long, Phượng Mẫu, Tổ Quy, Hổ Tổ, Kỳ Lân Tổ diễn hoá ra 3 chủng tộc. Tổ Quy hoá thân thành Bắc Cực Lô châu, Phượng Mẫu chỉ đẻ ra 2 trứng: Khổng Tước (Ngũ Sắc Thần Quang) và Kim Sí Đại Bàng Điểu (Âm Dương nhị khí). 3 tộc tranh đấu không ngớt, bị La Hầu lợi dụng dẫn đến gần như diệt tộc, sau đó Hồng Quân diệt La Hầu giúp Long Tộc trấn thủ tứ hải, Phượng Tộc trấn thủ núi lửa thập phương, Kì Lân tộc đại biểu Thuỵ Thú chúc mừng mới giữ lại được 1 đường sinh cơ. Kết thúc Long Hán đại kiếp.
Tóm tắt các thời kỳ trong thế giới Hồng Hoang
Phần 2: Vu Yêu đại chiến.
– Sau đại chiến Ma Thần, Hồng Quân, Dương Mi, La Hầu trọng thương trốn mất. Sau khi biết Bàn Cổ hi sinh mới xuất hiện lại, 3 người trực tiếp chém giết nhau, La Hầu dùng mưu khiến 3 tộc Long, Phượng, Kỳ Lân chém giết lẫn nhau để cướp đoạt khí vận, Hồng Quân giúp 3 tộc diệt La Hầu, cướp đoạt Thí Thần Thương, Thập Nhị Diệt Thế Hắc Liên. Sau đó hắn liền đuổi giết Dương Mi nhưng không thể nào giết đc vì Dương Mi tinh thông không gian đại đạo. Dương Mi bỏ trốn, Hồng Quân phải tìm cách khác để chứng đạo, nhờ vào công đức khi giúp 3 tộc thoát hoạ diệt tộc, Hồng Quân lĩnh ngộ trảm Tam Thi và dựa vào công đức thành Thánh. Về sau, Hồng Quân đứng ra giảng đạo, dạy cho toàn bộ Hồng Hoang cách tu luyện, Hồng Quân thu được Tạo Hoá Ngọc Điệp chứng đạo thành Thánh.
– Hồng Quân lập Tử Tiêu cung, hẹn 3000 năm 1 lần giảng đạo để hoá giải nhân quả quấn thân. Lần giảng đạo đầu tiên, thập nhị Tổ Vu đại chiến với Tam Thanh, đánh nhau vì cái gọi là Bàn Cổ chính tông, cuối cùng Tổ Vu thua cuộc bỏ chạy vì bọn họ chủ tu thân thể, Tam Thanh chủ tu luyện khí, Tổ Vu không phải đối thủ.
– Trên Tử Tiêu cung có 3000 chỗ, nhưng chỉ có 7 bồ đoàn. Tam Thanh ngồi 3 vị trí đầu, tiếp đến Nữ Oa, Hồng Vân và Côn Bằng, Trấn Nguyên Tử. Chuẩn Đề và Tiếp Dẫn đến muộn nhưng không rõ vì sao Hồng Vân lại nhường chỗ cho Chuẩn Đề, còn ép Côn Bằng phải nhường chỗ vì lý do người không ngồi cùng súc sinh. Lúc này, Trấn Nguyên Tử lại nhường chỗ cho Hồng Vân.
– Lúc trước có Ma Thần – Chiến Viên hi sinh, hắn phân thành bốn phần: Hỗn Thế Tứ Hầu. Con đầu tiên là Lục Nhĩ Mi Hầu, vì sợ nhiễm nhân quả Hồng Quân không cho Lục Nhĩ tìm được đường đến Tử Tiêu cung, sau đó, Lục Nhĩ dùng thần thông nghe trộm bị hồng quân biết được, Hồng Quấn liền nói: ” pháp không truyền Lục Nhĩ”. Từ đó về sau không phái nào dám thu nhận hắn. Hồng Quân bắt đầu guảng đạo, sau bài giảng đầu tiên về cảnh giới Đại La Kim Tiên, một loạt sinh linh nghe giảng chứng đạo Đại La. Bài giảng thứ 2, 10 người vị trí đầu đều ngộ đạo đạt tới Chuẩn Thánh. Bài giảng thứ 3, mọi người ngộ ra được con đường chứng Hỗn Nguyên đạo quả.
– Hồng Quân ban cho bảy người ngồi bồ đoàn 7 sợi Hồng Mông Tử khí, sáu người trở thành đệ tử Hồng Quân còn Hồng Vân thì không.
– Sau khi trở về, Tiên Thiên chí bảo liền xuất thế, gồm 7 cái hồ lô. Tam Thanh, Hồng Vân, Trấn Nguyên Tử, Côn Bằng, Nữ Oa mỗi người 1 cái. Tây phương nhị giáo không được vì lý do chí bảo sinh ở Đông phương, Tây phương không đủ tư cách. Nữ Oa được quả hồ lô nhỏ nhất lên phải chờ 1 thời gian nữa mới sinh trưởng đầy đủ. Hồ lô của Lão Tử có khả năng nhốt người hoá nước ( hồ lô này xuất hiện trong Tây Du ký, Ngân Giác, Kim Giác sử dụng), hồ lô của Côn Bằng sau này là Trảm Tiên Phi đao của Lục Áp, hồ lô của Hồng Vân tăng tốc độ tu luyện, hồ lô của Trấn Nguyên Tử là nhân sâm quả, hồ lô Nữ oa là tạo người. Hồ lô của Thông Thiên thai nghén ra 2 con thuỷ Kỳ Lân, Hồ Lô của Nguyên Thuỷ không thấy sử dụng. Nữ Oa lấy đc hồ lô đồng thời lấy luôn Tiên Thiên hồ lô đằng ( dây leo cây hồ lô) + Cửu Thiên Tức Nhưỡng (đất). Nữ Oa dùng đất nặn người, dùng đằng tạo xương cốt, dùng nước trong hồ lô tưới lên tạo thành sinh mệnh, hồ lô có hai ngăn, 1 Âm 1 Dương, Âm sinh ra đàn bà, Dương sinh ra đàn ông. Sau khi tạo ra nhân tộc, Nữ Oa chứng đạo thành Thánh, nơi Nữ Oa tạo người sau này chính là Nữ Nhi quốc, suối mang thai là suối Âm, suối phá thai là suối Dương.
– Sau khi nhân tộc sinh sôi phát triển, Lão Tử liền dạy nhân tộc tu luyện, dùng công đức bảo hộ nhân tộc, Lão Tử chứng đạo thành Thánh, Thông Thiên + Nguyên Thuỷ cũng lập giáo: Triệt giáo, Xiển giáo để chứng đạo thành Thánh, xưng là Thông Thiên giáo chủ, Nguyên Thủy Thiên Tôn. Minh Hà Lão Tổ bắt chước lập ATuLa tộc nhưng vì tộc này không có lý trí chỉ biết sát sinh vi phạm Thiên Đạo nên Minh Hà lão tổ không thể thành Thánh, mà chỉ có tu vi Chuẩn Thánh viên mãn. Trấn Nguyên Tử lập Đạo giáo cũng đạt được tu vi Chuẩn Thánh viên mãn, Côn Bằng lập Yêu Sư cung cho Yêu tộc, thành tựu Chuẩn Thánh viên mãn. Tây Phương phật mượn công đức của Hồng Vân lập 48 chí nguyện lớn, đồng thời thành Thánh. Đế Tuấn, Đông Hoàng Thái Nhất lập Thiên Đình yêu tộc, thành tựu Chuẩn Thánh viên mãn. Thập nhị Tổ Vu đi theo con đường “ Lấy Lực Chứng Đạo” nên chỉ có dựa theo cách của Bàn Cổ mới chứng đạo được, về sau có Hậu Thổ hoá Luân Hồi chứng đạo thành công, thành tựu Bán Thánh, ở Địa Phủ thì Hậu Thổ là Thánh nhân, ra ngoài thì chỉ là Chuẩn Thánh. Hồng Vân bị Tây Phương cướp đoạt công đức lực, chứng đạo thất bại bị phản phệ, cùng lúc này Côn Bằng trả thù Hồng Vân vụ chỗ ngồi ở Tử Tiêu cung, hắn bày mưu giết hại chiếm đoạt Hồng Mông Tử khí của Hồng Vân, Phật giáo vì không muốn trả nợ nhân quả chiếm đoạt công đức lực nên góp thêm âm mưu giết Hồng Vân. Hồng Vân bị ép tới đường cùng liền tự bạo, không biết sợi Hồng Mông Tử khí cuối cùng ở đâu nên con đường thành Thánh bị cắt đứt, không ai có thể thành Thánh được nữa.
– Hai tiểu đồng của Hồng Quân: Đông Vương Công và Tây Vương Mẫu được phong đứng đầu nam thần và nữ thần. Đông Vương Công lập Tử Phủ Châu, Tây Vương Mẫu trấn thủ Côn Lôn Sơn phát triển Bàn Đào.
– Thiên đình Yêu tộc muốn thống nhất Hồng Hoang chiếm giết khắp nơi, vì Vu tộc ngang hàng nên Yêu tộc xuất quân đánh Vu tộc. Yêu tộc không phá đc thân thể Vu tộc, bị đánh cho thua chạy, sau có đại năng Yêu tộc phát hiện ra, hắn lấy máu nhân tộc luyện chế Đồ Vu kiếm, kiếm này có thể đâm thủng thân thể kim cang bất hoại của Vu tộc. Từ đó, đại đồ sát bắt đầu, nhân tộc được Yêu tộc nuôi nhốt để giết nhưng vì kiêng kị Nữ oa nên không diệt tuyệt nhân tộc. Thiên Đình tiếp tục tấn công Vu tộc, thập nhị Tổ Vu kết hợp lại thi triển “Đô Thiên Thập Nhị Sát trận” hoá ra hư ảnh của Bàn Cổ đánh ngược lại Thiên Đình, suýt huỷ đi Thiên Đình. Thời khắc mấu chốt, Hồng Quân ra mặt bãi bình, đình chiến.
– Chứng kiến sự lợi hại của trận pháp, Đế Tuấn, Đông Hoàng Thái Nhất tìm cách kết hôn với Hi Hoà và Thường Hi, sinh ra 10 Kim Ô, tạo lên trận pháp diệt Vu tộc. 10 Kim Ô ra trận vờn quanh Khoa Phụ, Khoa Phụ đuổi theo đánh giết mãi không với tới bị Thái Dương Chân hoả thiêu đốt đến chết, Hậu Nghệ vì trả thù đã lấy tên bắn chết 9 con Kim Ô. Hắn đuổi theo con cuối cùng, được Đông Hoàng Thái Nhất dùng Hỗn Độn Chung bảo vệ, Kim Ô cuối cùng thoát chết.
– Đại chiến Vu – Yêu nổ ra, Hậu Thổ hoá thành Luân Hồi đạt đến tu vi Bán Thánh nhưng bị Hồng Quân cấm túc ở Địa Phủ không được tham gia đại chiến, Hậu Thổ phải lột ra Tổ Vu chi huyết và Tổ Vu chân thân nhờ Đế Giang tìm người thay thế. Đô Thiên Thập Nhị Sát trận vì vậy mà giảm bớt uy lực, Vu tộc yếu thế hơn so với Đế Tuấn và Đông Hoàng Thái Nhất.
– Giữa lúc trận chiến căng thẳng nhất, Trấn Nguyên Tử tìm Côn Bằng báo tù cho Hồng Vân, Côn Bằng không địch lại liền dẫn Yêu Sư cung bỏ chạy, lúc này, thế lực Vu tộc và Yêu tộc gần như ngang nhau. Trận chiến cuối cùng, Đế Tuấn và Đông Hoàng Thái Nhất vẫn lạc, thập nhị Tổ Vu chết mất 8 người, Cộng Công và Chúc Dung bị thương nặng, hai tộc Vu – Yêu gần như bị xóa sổ.
– Đại chiến kết thúc, Hỏa thần – Chúc Dung tính tình như lửa, thiện chiến muốn lập lên Thiên Đình thống trị Hồng Hoang, nhưng Thủy thần – Cộng Công không đồng ý, Cộng Công muốn hòa bình không muốn đi vào vết xe đổ của Thiên Đình Yêu tộc. Tàn quân Vu tộc chia làm hai phái mâu thuẫn gay gắt, cuối cùng xảy xa chiến đấu, hai người đánh tới Bất Chu Sơn, vốn lực lượng của Cộng Công không hề kém Chúc Dung, thậm chí còn khắc chế về thuộc tính, thế nhưng trong Vu Yêu đại chiến, thương thế của hắn nặng hơn Chúc Dung, nên cuối cùng bại trận. Trong lúc bi phẫn, Cộng Công đập đầu vào Bất Chu Sơn (trụ chống trời – cột sống của Bàn Cổ), khiến trời sập xuống, tách trời sự kết nối giữa trời và đất, ngăn cách Thiên giới và phàm gian, trừ khi có người mang đại thần thông hay chưởng khống pháp tắc đặc thù mới có thể lên Thiên giới.
– Chúc Dung tuy đánh bại Cộng Công, song do thuộc tính hai bên tương khắc, thương thế nặng gấp mấy lần bình thường. Nhìn thấy Bất Chu Sơn bị hủy, với hiện trạng của Vu tộc hiện giờ, cho dù Chúc Dung khôi phục nguyên khí cũng chỉ mình hắn mới lên được Thiên giới. Chúc Dung hùng tâm đã mất, chán nản vô cùng, cuối cùng không bao lâu cũng bệnh nặng chết đi.
– Lúc này Nữ Oa luyện Ngũ Sắc Tinh Thạch, dùng đá vá trời, thu được công đức vô lượng, sau khi vá trời Nữ Oa để lại 1 cục đá sau này cục đá đó sinh ra Tôn Ngộ Không.
– Trời đất phân cách xong, Hồng Quân xuất hiện, chính thức phân ra Tam giới. Có một người do khí Xích Dương sinh thành, tên là Hạo Thiên được Hồng Quân phong làm Thiên Đế. Một nữ tử do Huyền Âm khí hóa thành được phong làm Thiên hậu, tên Kim Mẫu. Hồng Quân phong cho hai người là chủ nhân Thiên giới, lại phong các người hữu duyên tu thần, phò tá Đế quân và Thiên hậu.
– Nhân tộc vì bị Yêu tộc lấy máu tế Đồ Vu kiếm nên được báo đáp lại nhân quả, từ đó nhân tộc thành nhân vật chính. Vu Yêu đại chiến kết thúc.
Phần 3: Tam Hoàng Ngũ Đế.
– Nhân tộc lên làm nhân vật chính nhưng không có người cầm đầu, Nữ Oa thành thánh không thể nhiễm nhân quả được, bèn nhờ anh mình là Phục Hi làm Thánh phụ cho Nhân tộc, Nữ Oa trở thành Thánh mẫu. Phục Hi làm thánh phụ nhận công đức, Long Mã xuất hiện, trên lưng nó có những chấm đen, Phục Hi dựa theo chấm đen đó chế ra 2 Hậu Thiên chí bảo: Hà Đồ và Lạc Thư, ông đưa Lạc Thư cho Nữ Oa còn bản thân giữ Hà Đồ, Long Mã cũng thành toạ kị của Phục Hi.
– Nhờ vào Hà Đồ, Phục Hi dạy nhân tộc nuôi thú vật để sai khiến, làm lưới để săn và đánh cá, nuôi tằm, ông vẽ Bát quái chỉ ra lí luận Âm Dương biến hóa của vạn vật, ông chế đàn cầm đàn sắt, dạy dân phép cưới vợ gả chồng (dùng một đôi da thú làm lễ, vì ở thời kỳ này, da thú chính là thứ quý nhất), từ đó hình thành lên gia tộc. Sau khi Phục Hi đột phá Chuẩn Thánh viên mãn, ông đóng cửa bế quan và nhường ngôi cho Thần Nông.
– Thần Nông thấy dân chúng giết thú vật ăn thịt quá nhiều, trong lòng không nỡ, ông liền đi tìm kiếm các giống ngũ cốc, rồi chế ra cày bừa, dạy dân cày cấy gieo trồng ngũ cốc, gặt lấy hạt rồi nấu chín mà ăn. Vua Thần Nông tổ chức cho dân họp chợ, trao đổi hàng hóa để mọi người dân có đủ đồ dùng. Nhờ vua Thần Nông mà dân chúng ăn no, bắt đầu định cư định canh, từ bỏ dần đời sống du mục.
– Thần Nông thấy dân chúng bệnh tật ốm đau, liền đi tìm kiếm các loại cây thuốc để trị bệnh cho dân. Thần Nông được Nữ Oa ban cho Tiên Thiên hồ lô đằng, dây leo này vụt vào dược liệu nào là biết có độc hay không có độc, còn biết được dược liệu này chữa bệnh gì, dùng ra làm sao. Trong quá trình kết hợp các dược liệu, Thần Nông tự lấy thân mình thử độc, lên khuôn mặt bị huỷ hoại, sau khi đạt được công đức cứu người, vì xấu hổ không dám gặp ai Thần Nông theo Phục Hi bế quan nhường ngôi lại cho Hiên Viên Hoàng đế.
– Hiên Viên hoàng đế dã tâm to lớn muốn thống nhất nhân giới, nhưng lúc này, Xi Vưu nổi loạn, hắn mưu toan cướp đoạt khí vận của nhân tộc hồi sinh Vu tộc. Xi Vưu cầm đầu 81 bộ lạc. Dưới trướng có 9 người tự xưng là thập đại ma thần: Xi Vưu, Hình Thiên (một mình hắn giết lên Thiên Đình, bị chặt đầu nhưng nhờ có trái tim của Bàn Cổ nên ngộ ra Bất Diệt Phùng Xuân mà sống lại, hắn lấy 2 vú làm mắt, rốn làm miệng tiếp tục đứng lên chiến đấu. Vì không giết được nên Hình Thiên bị Thiên Đình phong ấn), Phong Bá – Phi Liêm – Vũ Sư – Bình Ế (mưa gió), U Minh Song Thần (Thần Đô và Úc Lũy – môn thần giữ cửa cai quản Minh giới), Hậu Khanh (thủy tổ cương thi), Hạn Thần – Nữ Bạt ( con gái hoàng đế chấp nhận bị nguyền rủa để đầu quân vào làm nội gián bên cạnh Xi Vưu, sau khi Hiên Viên hoàng đế giành được phần thắng đã phong ấn Nữ Bạt lại tránh gây ra hạn hán), Độn Thần – Ngân Linh Tử (thú cưỡi của Xi Vưu), Băng Thần – Ứng Long (người yêu của Hạn Bạt, bị thuyết phục đầu quân cho Hiên Viên hoàng đế).
– Xi Vưu lĩnh quân tiến đánh Hiên Viên hoàng đế, dồn ép Hiên Viên hoàng đề tử thủ Trác Lộc, may mắn được Cửu Thiên Huyền nữ (toạ kỵ của Tây Vương Mẫu – Cửu Thiên Huyền Điểu) truyền cho trận pháp mới chống lại được, lúc này Hạn Bạt Ứng Long làm phản giúp Hiên Viên hoàng đế phản kích, thu hoạch được toàn thắng. Sau trận đại chiến, Hiên Viên hoàng đế lĩnh quân mở mang bờ cõi, nhân tộc trở lên mạnh mẽ khiến cho các tộc khác phải dè chừng kiêng nể.
– Sau này, Hiên Viên hoàng đế cũng thoái ẩn cùng Phục Hi và Thần Nông tự xưng Tam Hoàng. Hiên Viên hoàng đế truyền ngôi lại cho Tam vương là 3 người đứng đầu trong bộ tộc lần lượt là: Ngũ Long tộc (dạy vá áo), Hữu Sào tộc (dạy xây nhà bằng cây gỗ), Toại Nhân tộc (khoan gỗ lấy lửa).
– Sau thời Tam vương không còn truyền ngôi nữa, mà tranh đấu ngôi vua, Ngũ đế theo thứ tự: Thiếu Hiệu, Chuyên Húc, Đế Cốc, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn xác lập luật lệ cai trị đất nước. Sau này, bắt đầu xây thành dựng nước, nước đầu tiên là Đại Hạ do Vũ Vương đảm nhiệm (hoặc gọi là Đại Vũ), thời này xuất hiện Xích Khảo Mã hầu (Vô Chi Kỳ) thông hiểu Âm Dương, tránh nặng tìm nhẹ. Vô Chi Kỳ tinh thông thuỷ thuật, tàn sát tôm, cua cá. Gây lên sóng to gió lớn, Vũ Vương mượn nhờ Định Hải Thần Châm do Thái Thượng Lão Quân (hoá thân của Lão Tử) luyện chế để trấn áp nước Đông Hải, và Toả Long Tỉnh để nhốt Vô Chi Kỳ vào trong, phong ấn ngàn vạn năm. Đại Vũ phân chia đất nước làm Cửu Châu, cho đúc Cửu Đỉnh tương ứng với Cửu Châu.
– Sau Đại Hạ là Đại Thương, cuối đời Đại Thương – Đát Kỷ Trụ Vương là Đại Chu – Phong Thần Diễn Nghĩa.
==============
Cre: Thất Dạ Shop
==============
Viết xuống “Tóm tắt các thời kỳ trong thế giới Hồng Hoang” không dễ, mọi người tán dương chính là động lực để tiểu biên tiếp tục kiên trì viết tiếp! Hẹn gặp lại a…