VIVIENNE WESTWOOD – THE ICON, LEGACY AND FOREVER.

by admin

Năm 2022 là một năm không hề vui vẻ gì đối với những người yêu thời trang vì sự ra đi của nhiều cây đại thụ trong làng thiết kế. Dù biết rằng sinh lão bệnh tử nhưng chúng ta vừa đón nhận thông tin “Bà cụ gân” Vivienne đã hoàn thành sứ mệnh của mình tại thế giới này – để lại rất nhiều di sản không chỉ nằm trong thời trang mà còn văn hóa và trực tiếp ảnh hưởng tới rất nhiều thế hệ kế cận sau này.

Nhắc tới Vivienne Westwood, không thể không nhắc tới Punk/Rock. Năm 1971, bà bắt đầu hành trình chinh phục thế giới thời trang của mình tại cửa hàng đầu tiên tại London – một trong những cái nôi của các phong trào phản văn hóa tại thời điểm đó. Cửa hàng mang tên “Let It Rock” và Vivie không bao giờ muốn nó cố định khi sẽ đổi tên cửa hàng theo từng collection mà bà tung ra. 3 năm sau – 1974, cùng với người tình Malcolm McLaren thì bà đã lập nên 1 cửa hàng mà đến tận bây giờ khi nói về một trong những nơi bắt nguồn của văn hóa punk tại Anh người ta luôn nhắc tới là S.E.X cùng với ban nhạc huyền thoại Sex Pistols đã phá vỡ rất nhiều quy tắc cũng như phát động một trong những dòng chảy văn hóa đặc sắc nhất không chỉ của nước Anh mà toàn thế giới.

Không ngoa khi nói rằng Vivienne Westwood là cảm hứng, là biểu tượng, là người đi đầu đưa văn hóa Punk phát triển ra toàn cầu. Nó không chỉ đơn giản là những phụ kiện bling bling logo vô tri mà nhiều người đang yêu thích. Con mắt của sự nổi loạn, con mắt của sự tỉ mì, thái độ khẳng khái nhiều khi đến mức cực đoan của bà trong việc thay đổi chính trị thông qua nghệ thuật và thời trang. Vivienne Westwood là một trong những người đưa punk tới với ánh sáng của thế giới để nhiều người công nhận văn hóa này hơn.

Trong một xã hội Anh Quốc bảo thủ và yêu cầu sự chỉnh chu cũng như rất nhiều định kiến đối với cách ăn mặc của giới trẻ thì Vivienne Westwood đã bắt đầu thử nghiệm với fetish-wear và những khía cạnh “nhạy cảm” thời đó như BDSM và CHính trị. Những kiểu quần bó sát, màu sắc sặc sỡ hay bị “phá hủy” đến mức không thương tiếc cùng với phụ kiện đã thu hút sự chú ý của nhiều người (Trong đó có các huyền thoại như là Iggy Pop và Jerry Hall). Bản năng của bà cũng đầy chất tự tôn nếu như punk/rock của US chuộng màu đen thì tại sao UK phải đi vào lối mòn đó (Mặc dù UK khó hơn US nhiều trong mindset nhé) – Vivien sử dụng những họa tiết kẻ sọc và màu sắc để nêu lên tinh thần “nổi loạn” của Punk. Nhiều nguồn thông tin và các chuyên gia đều ghi nhận bà là người đã tạo ra những thiết kế phổ biến nhất với punk culture n community tại Anh vào thời kì hoàng kim của văn hóa này vào thập niên 70s. Những chiếc áo rách wrap sát vào người, những slogan, những graphics đầy nhạy cảm và kiểu đầu đặc trưng của Sex Pistols – tất cả đều là “Đứa con” của Vivienne Westwood.

“Pirates” – show diễn đầu tiên của bà và McLaren vào năm 1981 có thể được xem là một trong những show diễn thời trang “phóng khoáng”, “tự do” và mang tinh thần trẻ nhất – nơi mà mình nghĩ đó là cảm hứng của rất nhiều fashion designer đại tài sau này (có thể là Raf Simons, có thể là Margiela.. tại mình cảm thấy như thế – quan điểm cá nhân nhé). Show diễn ngay lập tức được giới trẻ Anh đón nhận nhiệt liệt và đưa cái tên Vivienne Westwood trở thành “Queen of Punk” trong lòng nhiều người.
Nhắc tới Vivienne Westwood thì ngoài role model là một fashion designer ra thì mình còn thấy bà như một social activists (Một nhà hoạt động xã hội) thông qua thời trang. Cách kêu gọi của một fashion designer với những biến đổi của chính trị, nhân quyền không có gì khác ngoài sản phẩm của họ – Thời trang. Xuất thân là một gia đình lao động bình thường nên Vivienne có tinh thần rất muốn “làm ra nhẽ” cái cấu trúc giai cấp và xã hội đã ăn sâu vào nước Anh kiểu cũ và thể hiện thông điệp “Không chấp nhận kiểu cũ” của giới trẻ. Biểu tượng Swastika (Chữ thập ngoặc) trong các thiết kế đầu tiên của bà là một hình tượng tiêu biểu của bà trong việc bác bỏ những lý tưởng bảo thủ của thế hệ cũ tại Anh kéo dài từ WWII. Trong việc những thiết kế và quần áo của bà được yêu thích và sử dụng chủ đạo trong những năm 70, Vivien đã thành công trong việc phá bỏ những chuẩn mực của vẻ đẹp truyền thống của người Anh mà mang tới sự nổi loạn “cần thiết” cho giới trẻ. Bất chấp sự chế giễu của báo chí, của những những chuyên gia “lối mòn” của Anh Quốc tại thời điểm mà bà làm fashion show đầu tiên của mình. Khán giả vẫn một mực cảm thấy thú vị với bà, với cách mà bà thể hiện và sự hấp dẫn không thể chối từ.

Từ đường phố và chấp nhận mở một con đường rộng hơn để tỏa ra ảnh hưởng cũng như phát triển bản thân khi lấn sang thời trang cao cấp, Vivienne Westwood minh chứng mình không bảo thủ và lối mòn – chỉ đơn giản là bà làm những gì mà bà cảm thấy thích và “Không vào hang cọp thì sao bắt được cọp con”. Vivienne Westwood đã được xã hội Anh chấp nhận và mở đường cho bà đứng vào hàng ngũ của những người có thế lực tại thời trang Anh nhưng bản chất “Nổi loạn” vẫn sôi sục trong máu của bà. Năm 1992, Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị đã trao tặng cho Vivien Huân chương của British Empire và bà đã nhận nhưng trong một trang phục không cầu kì – 1 bộ vest màu xám, váy và “Không mặc quần lót”. (Lmao).

Thời điểm hiện tại khi mà rào cản về định kiến giới trong thời trang đang được phá bỏ và đẩy mạnh thì bà là người tiên phong làm điều đó cách đây vài thập niên – Westwood đã thiết kế váy, áo yếm chon am giới và vest cho nữ giới (Theo mình nhớ là trước cả Yves Saint Laurent). Punk chỉ là một nhánh nhỏ và thế giới bao la này đủ cảm hứng cho bà phát triển sự tưởng tượng của mình, kết nối hài hòa giữa nhiều yếu tố khác nhau nhưng vẫn giữ được giá trị của mình – Đó là sự tự do và nổi loạn.

You may also like

Leave a Comment