ɴʜà ᴠăɴ ɴɢᴜʏễɴ xᴜâɴ ᴋʜáɴʜ – ғᴀɴʙᴏʏ ᴛʜàɴʜ ᴄôɴɢ ɴʜấᴛ ʟịᴄʜ sử, đượᴄ ɪᴅᴏʟ ʙảᴏ ᴋê

by admin

Trong cuốn sách hồi ức văn chương Tiếng người trong văn, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã dành một chương để tri ân và bày tỏ sự mến mộ dành cho nhà văn Tô Hoài, với tiêu đề “Nhớ ông Tô Hoài” (Tôi học được gì ở nhà văn Tô Hoài)

⭐ Từ hồi ức tuổi thơ đi chung một con đường… (hay còn gọi là niềm vui khi cheap moment với idol)

“Quê nội của tôi là làng Cổ Nhuế, huyện Từ Liêm, Hà Nội, nay là nội thành thuộc quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Quê ngoại của anh Tô Hoài là làng Nghĩa Đô cùng huyện với làng tôi. Hai làng chỉ cách nhau có một cánh đồng. Vì bên nội và bên ngoại ở hai đầu thành phố mà tôi thì luôn phải có mặt ở hai quê, nghỉ hè, ngày tết, ngày giỗ, tôi luôn phải về Cổ Nhuế, sau đó lại trở ra Hà Nội, cho nên tôi luôn phải đi trên con đường đó. Tức là tôi luôn phải đi qua Nghĩa Đô, qua làng Bưởi, quê hương của anh Tô Hoài.”

“Vậy đấy, Tô Hoài bắt chuột ở cánh đồng hai làng, tôi cũng bắt chuột ở đấy. Tô Hoài cũng đi theo ngõ Lên rồi đi trên con đường sòi ra cánh đồng hai làng. Tôi cũng được sống trong cái không khí ngoại ô Hà Nội, cái không khí nửa quê nửa tỉnh ấy thật hấp dẫn. Và Tô Hoài đã làm nên một nghiệp văn. Vậy tại sao tôi không cố gắng. Tôi cũng làm được nhà văn như ông chứ nhỉ. Ý nghĩ ấy động viên tôi rất nhiều khi sau này tôi bước vào con đường văn học.”

⭐️ … tới cảm hứng cho những bước đầu văn chương (hay nói cách khác là khoảnh khắc lọt hố)

“Trước cách mạng, nhà sách Tân Dân in một loạt sách mỏng bán cho thiếu nhi gọi là sách truyền bá. Tô Hoài hay viết cho tủ sách ấy. Tôi nhớ, lúc nhỏ có đọc một truyện ở đấy, tên sách là Lá thư rơi. Lâu ngày quá rồi tôi quên mất nội dung. Tôi không đọc lại truyện ấy nhưng có một anh bạn làm công tác nghiên cứu đọc lại các truyện thời xưa bảo tôi: ‘Đó là một truyện rất bình thường của Tô Hoài thời xưa, không phải là một truyện tiêu biểu’. Ấy thế à khi đó, đọc truyện xong, tôi khóc nức nở và phải ra ngồi sau nhà để khóc một mình. Tức là, truyện ngắn đó đã nói lên một bài học vỡ lòng cho tôi về văn học.”

“Không chỉ truyện Lá thư rơi, về sau đọc nhiều, tôi càng ngày càng thích Tô Hoài ở rất nhiều cuốn sách khác. Vậy thì ở tác giả này có một tính chất nào đó rất phù hợp đối với cái gu thẩm mỹ của tôi.”

⭐ Trải nghiệm đu idol thành công nhất làng văn

“Dạo ấy là năm 1957, tạp chí Sinh hoạt văn nghệ của quân đội chuyển thành tạp chí Văn nghệ Quân đội và phát động cuộc thi viết truyện ngắn đời sống bộ đội trong hoà bình. Thật không ngờ, truyện ngắn tôi viết chơi chơi đó lại được giải nhì cuộc thi (không có giải nhất), ban giám khảo có Tô Hoài, Nguyên Ngọc. Ông Tô Hoài gặp tôi, cười mủm mỉm, rồi vỗ vai tôi: ‘Cậu viết được đấy, cố lên nhé.’ Không chỉ có một câu ấy thôi, ông Tô Hoài còn viết cả một bài trên báo Văn nghệ Quân đội để giới thiệu truyện ngắn Một đêm của tôi nữa.”

⭐ Trải nghiệm được idol bảo kê

“Nói đến Tô Hoài, giữa ông và tôi còn có một kỷ niệm mà tôi không bao giờ có thể quên được. Thậm chí qua chuyện ấy, tôi còn phải chịu ơn ông. Đó là chuyện lúc tôi in cuốn Miền hoang tưởng. Lúc đó là khoảng 1990, đầu thập kỷ 19, thế kỷ 20. Lúc đó cách đánh giá văn học của ta có phần quá nghiêm khắc. Cách phê bình văn học là cách phê bình có tính chất xã hội học. Phê bình văn học tức là rút về các quan điểm xã hội với những cuốn sách. Phê bình văn học tức là dò tìm trong các cuốn sách xem có câu nào phạm huý.”

“Khi cuốn sách ra đời, nó đã bị phê phán rất nặng nề. Anh Phan Tứ viết trên báo Công an thành phố Đà Nẵng và báo Nhân dân: ‘Nó bôi nhọ giới yêu văn nghệ và giới làm nghệ thuật đến độ kinh khủng, cuốn sách độc hại nhất mà tôi từng được đọc lại xuất bản ngay trên quê hương tôi.’ Anh Phan Tứ còn đề nghị chính quyền khởi tố tác giả Nguyễn Xuân Khánh, tuy nhiên khi bài báo được đăng lên thì câu cuối cùng đề nghị khởi tố đã được cắt bỏ.

“Ít lâu sau, tôi gặp anh Lại Nguyên Ân, anh bảo chuyện chưa xong đâu, anh nói:

  • Những người có thẩm quyền đã đến gặp ông Tô Hoài. Họ nói về chuyện đưa Đào Nguyễn (tức Nguyễn Xuân Khánh) và cuốn Miền hoang tưởng ra toà án. Anh Tô Hoài trả lời: ‘Việc ấy là việc của các ông. Pháp luật quy định thế nào và vận dụng thế nào là chuyện của các ông. Nhà văn chúng tôi chỉ là công việc phê bình sách chứ không làm việc đưa nhà văn ra toà án vì viết sách.”

Tô Hoài nói với Nguyễn Xuân Khánh:

  • Chuyện này có xảy ra. Mình trả lời họ: “Thời tây, thời đế quốc thì người ta có sở kiểm duyệt. Kiểm duyệt chỗ nào thì gạch đi, sách không phù hợp thì không cho in. Chưa thấy nói đến viết sách mà cho vào tù bao giờ. Vì vậy tôi là nhà văn, tôi không làm chuyện đó đâu.”

You may also like

Leave a Comment