Đố các bạn, trên thế gian nàу khoảng cách nào là xa nhất ?.
Ɲó không phải là khoảng cách từ ngọn núi nàу đến ngọn núi kia..
Không phải là khoảng cách từ đại dương nàу đến đại dương kia..
Ϲũng không phải là khoảng cách từ châu lục nàу đến châu lục kia..
Mà nó chính là khỏang cách TỪ CÁI ĐẦU ĐẾN CÁI TAY
Có bao giờ bạn tự nhủ “Thôi, mai làm!”, hay “Chờ ổn ổn rồi làm” – đây chính là một dấu hiệu to đùng cho bệnh trì hoãn.
????Ê? ??Â?
1. “Còn nhiều thời gian mà”
Thường mọi người hay trì hoãn một việc gì đó với lí do là “sẽ làm sau”, bởi họ nghĩ rằng còn nhiều thời gian để hoàn thành. Lý do này phổ biến tới mức từ những đứa trẻ cho tới người lớn tuổi đều sử dụng nó như một lời biện hộ.
2. Chờ đến lúc mình cảm thấy “đủ”
Có một điều là “Như thế nào thì là đủ?”, trong khi biển học là vô bờ, càng học thì càng thấy không “đủ”. Vậy nên, nếu cứ chờ “đủ”, chờ “chín” thì quả là một hành trình không biết ngày về.
3. “ Nhiều áp lực khác nữa”
Cuộc sống bận rộn khiến ta rơi vào trạng thái bị áp lực là điều khó tránh. Áp lực gia đình, cuộc sống, công việc… Nó khiến chúng ta bị quá tải. Trì hoãn là gì? Là cảm giác dù bạn có phép “biến hóa” hay “phân thân” thì bạn cũng không hoàn thành được hết. Lối suy nghĩ như vậy khiến bạn cảm thấy nản thay vì tìm ra hướng giải quyết
?À? ??? ĐỂ ???Á? ??Ỏ? “?Ự ??Ì ??Ã?”
1. Học cách quản lý thời gian
Thời gian không tự nhiên mất đi mà bạn đã lãng phí nó trong những tình huống xao lãng bất chợt hoặc không biết phải làm gì tiếp theo. Học cách quản lý thời gian là liều thuốc hiệu quả đầu tiên để chữa căn bệnh trì hoãn.
Hãy dành ra 5 – 10 phút trước khi ngủ để lên danh sách những việc mình làm cho ngày hôm sau
2. Quy tắc 2 phút – David Allen.
“Hãy tạo ra thói quen bắt đầu công việc trong vòng 2 phút”.
Quy luật này nói rằng: Nếu có một công việc nào đó có thể hoàn thành nhanh trong vòng 2 phút. Hãy bắt tay thực hiện công việc đó ngay trước tiên.
Mỗi ngày, bạn có quá nhiều công việc phải hoàn thành và nó khiến bạn không biết nên bắt đầu từ đâu. Áp dụng quy tắc này, bạn hãy thực hiện những công việc nhỏ và ngắn trước. Dần dần khối công việc của bạn sẽ được giải quyết lần lượt cho đến khi kết thúc.
Ngoài ra, quy tắc còn áp dụng trong trường hợp khác là nếu bạn phân vân, không biết có làm hay không, thì tự nhủ “Mình sẽ làm nó trong vòng 2 phút thôi rồi nghỉ”, và bắt tay vào làm ngay. Đây là cách đánh lừa não bộ để bạn không bị nản, và thường khi bạn bắt đầu tập trung làm “trong 2 phút” rồi thì thời gian đó sẽ không chỉ kéo dài “2 phút” nữa, nên khả năng có thể hoàn thành công việc sẽ tăng lên.
3. Chia nhỏ công việc
Khi bạn tiếp nhận một nhiệm vụ nhìn quá to lớn và phức tạp, sự trì hoãn ngay lập tức sẽ xuất hiện. Cách thức hiệu quả để tránh sự trì hoãn ngay lúc này là chia nhiệm vụ ra thành từng mục tiêu nhỏ và rõ ràng. Ví dụ như khi phải viết một cuốn sách nhỏ, bạn có thể phác thảo ra tổng thể những gì bạn muốn viết, xác định từng chương rồi chia mỗi chương thành từng phần nhỏ và thực hiện viết từng phần một.
Việc chia nhỏ này giúp bạn có nhiều cảm hứng làm việc hơn. Thêm vào đó, nó còn cho bạn có một cái nhìn tổng thể nhưng không kém phần chi tiết về công việc mình đang làm.
4. Ngưng tìm lí do – Hiểu được lí do tại sao mình phải hành động
Mỗi khi cần phải làm việc, trong đầu chúng ta lại hiện ra những âm thanh quen thuộc “Tôi chưa có tâm trạng làm việc; tôi làm việc tốt hơn dưới áp lực, tôi cần X xảy ra trước khi tôi có thể bắt đầu làm việc….”. Những người có thói quen trì hoãn thường có suy nghĩ tập trung vào những lợi ích ngắn hạn (ngủ nướng thêm 5 phút; làm việc bây giờ thật nhàm chán, để ngày mai làm vẫn kịp…) mà bỏ quên đi các hậu quả dài hạn (khả năng tới trễ khi ngủ nướng, khả năng không hoàn thành công việc đúng thời hạn…).
Hãy lập một kế hoạch cụ thể, đừng chờ khi “có thời gian”.