Hôm đó mẹ tôi nhận được cuộc gọi từ một số lạ, nghe máy thì là một chú từ rất lâu rồi không gặp. Khoảng mười năm nay kể từ khi gia đình tôi chuyển về quê và mất liên lạc vì mất điện thoại. Mẹ tôi thấy lạ mới hỏi:
– Sao chú biết số mà gọi?
– Hôm bác gọi cho em, em gọi để xin số chị mà lại gặp chị.
À, số này là của bà cho mẹ tôi. Nói chuyện hồi lâu mới biết chú bị ung thư giai đoạn cuối. Nhớ hồi trước chú khoẻ mạnh lại còn phong độ lắm. Sao lại thành ra vậy..
– Chị, sao hồi đó bác không cho em quen chị..
Giọng chú buồn buồn khẽ nói vậy rồi cúp máy. Hồi chưa quen bố, chú có thích mẹ tôi, theo đuổi cũng lâu rồi cũng về thưa với ông bà nhưng không được sự đồng ý. Khi đó chú vẫn thích mẹ lắm vì tôi nhớ cả khi mẹ lấy chồng có tôi rồi những dịp lễ chú hay nhắn tin chúc mừng, câu văn lại rất ấm áp nhưng không hề có ý không tốt nào vì người có gia đình, ấm áp như con người chú vậy.
Không phải tôi không biết thân phận con cái mà là tôi chỉ đang tiếc cho mẹ. Cuộc sống của mẹ ở cùng bố chẳng khi nào ổn. Vậy một người tử tế như chú tôi không được phép nghĩ đến hay sao?
Ông bà xưa hay có hướng suy nghĩ là phải yêu một người hơn tuổi nhưng còn hạnh phúc thì sao?
Lúc đó chú chỉ dừng ở đó là vì tôn trọng. Tôn trọng suy nghĩ lo lắng cho con gái của ông bà, tôn trọng vì quyết định của mẹ, tôn trọng vì một tình yêu không phải làm bất đồng cho cả hai. Tất cả cũng cho là duyên mà không nợ..
Bao nhiêu năm nay hẳn là chú vẫn còn chút gì đó nên mới hỏi như thế, đến cuối đời vẫn chỉ “ tại sao bác lại không cho em quen chị..”
Nếu lúc đó, hai người giữ sợi dây ấy chặt hơn, hai người tiến tới hôn nhân thì bây giờ sẽ không nhìn lại mà suy nghĩ hối tiếc phải không..
Vậy chúng ta sẽ thực sự chứng minh rằng mình sẽ làm tất cả để khiến người đó hạnh phúc khi ở cạnh và được công nhận điều đó. Để chúng ta nhìn lại là hạnh phúc chứ không phải là hối hận.
/ mephuowng.1/
ảnh: Pinterest