Nếu bạn băn khoăn về ngành nghề nào mình phù hợp và nên theo đuổi, bài kiểm tra tính cách là phương án đáng thử.
Hôm nay, mình sẽ giới thiệu 10 bài đánh giá thú vị mà bạn có thể tham khảo và định hướng ngành nghề tốt hơn.
- 16Personalities
Đây là bài trắc nghiệm khá phổ biến giúp bạn xác định “mình là ai” trong số 16 nhóm tính cách điển hình, được đưa vào 4 nhóm lớn: Analysts (Nhà phân tích), Diplomats (Nhà ngoại giao), Sentinels (Người canh gác), Explorers (Nhà thám hiểm).
Bài trắc nghiệm tính cách này đưa ra miêu tả về các mẫu người thường gặp nhằm giúp bạn định vị bản thân. Với kết quả đưa ra sau cùng, bạn sẽ nhận được một số gợi ý nghề nghiệp phù hợp với đặc điểm nhân cách của mình.
- Pymetrics
Bài đánh giá trực tuyến Pymetrics sử dụng AI để thu thập dữ liệu hành vi khách quan thông qua 12 trò chơi nhỏ trong vòng 25 phút.
Sau đó, dữ liệu được sử dụng để đánh giá các đặc điểm hành vi bao gồm 91 đặc điểm nhận thức khác nhau, để đưa ra đánh giá về tiềm năng của bạn cho một vai trò công việc cụ thể.
- My Next Move
Bài Test được tạo ra bởi Bộ lao động Mỹ với 60 câu hỏi. Bài kiểm tra sẽ cung cấp kết quả về sở thích của bạn nằm ở đâu, sau đó đưa ra những nghề nghiệp tương ứng dựa trên tính chất công việc.
Kết quả có phần khám phá các cơ hội dựa trên kinh nghiệm bạn hiện có cũng như mức độ giáo dục và kinh nghiệm bạn cần để đảm bảo công việc bạn muốn.
- Career Strengths Test
Các bài kiểm tra trong này phù hợp cho các bạn có ý định nộp cho các chương trình Management Trainee của các công ty lớn. Bài kiểm tra thuộc dạng kiểm tra năng lực, để xem bạn mạnh ở kĩ năng gì, chẳng hạn như: logic, toán học, nghiên cứu hay về trí tưởng tượng… - The Big Five Personality Test
Đây là một bài test nhanh khoảng 5 phút. Kết quả trình bày chi tiết mức độ cởi mở của bạn với những trải nghiệm mới, khả năng kỷ luật và cách bạn xử lý các tình huống căng thẳng Thông tin này đặc biệt hữu ích để hiểu khi nói đến cách bạn xử lý công việc và đồng nghiệp của mình và loại môi trường làm việc nào sẽ phù hợp nhất với bạn. - MyPlan.com
MyPlan có 4 bài kiểm tra khác nhau để kiểm tra về tính cách, sở thích, kỹ năng và giá trị khi làm việc. Bài kiểm tra giá trị (Value) giúp bạn biết khi chọn một công ty thì bạn thường ưu tiên yếu tố nào hơn. Cái này cực kì hữu ích khi đang phân vân nên chọn công ty A hay công ty B. - Self-Directed Search
Bài kiểm tra tiêu chuẩn SDS chia làm 6 kiểu tính cách bao gồm: Realistic (Thực tế), Investigative (Điều tra), Artistic (Nghệ thuật), Social (Xã hội), Enterprising (Gan dạ), or Conventional (Thỏa hiệp).
Mỗi một nhóm sẽ phù hợp với một kiểu công việc nhất định và khi trả các câu hỏi về mục tiêu, ước mơ, hoạt động và sở thích, bạn nhận được danh sách ba loại nghề nghiệp phù hợp nhất.
- StrengthsQuest
StrengthsQuest là các bài kiểm tra thông dụng thường dùng để tư vấn hướng nghiệp của các trường đại học và trường cấp 3 quốc tế sử dụng với học sinh của họ.
Sau khi làm bài test xong thì mỗi bạn sẽ ra một kết quả là 5 kỹ năng mạnh nhất, cùng với đó là các gạch đầu dòng làm thế nào để phát triển được 5 kỹ năng đó.
- Myers-Briggs Type Indicator
Đây phiên bản được đánh giá là chi tiết và cụ thể, thường được dùng trong công tác hướng nghiệp. MBTI giúp bạn biết được bạn lấy năng lượng từ đâu, bạn xử lý thông tin như thế nào, bạn hợp làm việc với kiểu người ra sao. Từ đó, kết quả gợi ý cho bạn các nghề nghiệp có đặc tính tương đương để bạn tham khảo. - The MAPP™ Career Assessment Test
MAPP cũng dược đánh giá là bài kiểm tra về tính cách và nghề nghiệp cụ thể nhất trên thị trường hiện nay. Sau khi bạn làm khoảng 80 câu trắc nghiệm, bạn sẽ có một bản báo cáo đầy đủ về việc bạn thích làm loại công việc gì, bạn thích làm việc đó như thế nào, bạn làm việc với con người, số liệu, ngôn ngữ ra sao? Sau đó bạn sẽ nhận được gợi ý các công việc phù hợp.
Các bài trắc nghiệm tính cách để lựa chọn nghề nghiệp trên chỉ mang tính chất tham khảo vì đâu đó vẫn có sự khác biệt giữa những cá nhân nằm trong cùng một nhóm tính cách. Bạn hoàn toàn có thể không tin vào kết quả đưa ra nếu cảm giác chúng không đúng.
Suy cho cùng, mục đích của những bài kiểm tra tính cách này là để xây dựng sự nhận thức về những gì chúng ta giỏi, cách người khác nhìn nhận chúng ta và môi trường làm việc mà bạn có nhiều tiềm năng phát triển.
Sự hiểu biết sâu sắc này có thể giúp bạn tìm được ngành nghề dành cho bạn hay giúp bạn phát triển trong công việc hiện tại.
Mong rằng bạn sẽ tìm ra nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình!
Nguồn: Người trong muôn nghề
#Hyystudies