10 bước viết đại cương cho người mới!

by admin

Lần đầu viết đại cương thực sự rất khó.

Bởi vì phần lớn các tác giả trước khi bắt đầu viết đại cương, trong đầu chỉ biết truyện mình muốn viết có mở đầu như thế nào, còn về kết cục chỉ sợ còn không có nghĩ kỹ. Bởi vì rất nhiều tác giả mới đều là sau khi có một ý tưởng hay nào đó liền hào hứng bắt đầu viết, sau đó nghe nói cần viết một cái đại cương, thế là bắt đầu chuẩn bị.

Cho nên, đối với rất nhiều tác giả mà nói, một phần dẫn đường chỉ ra hình thức cơ bản của một bản đại cương là rất cần thiết.

Hình thức cơ bản là sao? Nói thông tục, chính là các trình tự thứ tự trước sau để hoàn thành đại cương. Bởi vậy mình chia sẻ mười bước sau, các bạn nếu chuyên tâm đọc kỹ có thể làm ít công to, đại khái hình dung được hướng đi của mình khi bắt đầu viết.

 

10 bước viết đại cương cho người mới!

 

1. Xác định đề tài.

Nếu như ngay cả mình viết chính là thể loại gì cũng không biết, bạn làm thế nào để triển khai tình tiết phía sau? Đồng dạng, chỉ có sau khi xác định đề tài, mới có thể đề ra các loại thiết lập dành cho truyện.

Mặt khác, trong lúc chọn đề tài, tất nhiên muốn cân nhắc đến nghề nghiệp và sở thích của mình am hiểu nhất là cái gì?

 

2. Xác định hệ thống cấp độ/ thăng cấp/ level.

Để viết những tình tiết hấp dẫn thu hút người xem trong truyện, bạn có thể không cần viết đoạt bảo, phát tài, cua gái, vả mặt… nhưng bạn không thể không viết về việc thăng cấp. Bởi vì dù là hoạt động gì đi nữa, cho dù là đoạt bảo, phát tài, cua gái, trang bức, chống lại phản diện… nếu như không có thăng cấp, các tình tiết ‘sảng khoái’ khác sẽ rất khó thực hiện.

Rất nhiều tác giả sẽ coi nhẹ đối với việc thiết lập hệ thống thăng cấp, nhưng mà các bạn ấy có khả năng chưa nhận ra rằng thiết lập hệ thống thăng cấp là liên lụy tới thế giới bối cảnh, thiết lập nhân vật, chi tiết phát triển tình tiết cùng nhiều phương diện khác của nội dung truyện.

Đối với vấn đề này, đề nghị của mình là, có thể có bao nhiêu kỹ càng liền có bao nhiêu kỹ càng. Mọi người có thể nhìn xem các đại thần như Ngã Cật Tây Hồng Thị, Đường Gia Tam Thiếu hay như Vong Ngữ, thăng cấp hệ thống của các tác giả lớn đều mười phần hoàn mỹ. Mình tin rằng những thiết lập hệ thống thăng cấp này trước khi viết truyện đã được họ dành nhiều thời gian và công sức để chú trọng hoàn thiện nó.

 

3. Xác định tính cách nhân vật chính.

Chỉ có xác định rõ tính cách nhân vật chính, mới có thể thông qua kịch bản để thể hiện hình tượng nhân vật chính tốt hơn, cũng có thể nắm chắc hướng đi kịch bản tốt hơn, cũng có thể căn cứ vào đó mà tham khảo thêm nhiều cơ sở khác để làm kịch bản phong phú hơn.

Mà lại, tính cách nhân vật chính cũng đại khái thể hiện phong cách của tác phẩm. Bạn không có khả năng để một nhân vật chính chính chắn nghiêm túc luôn luôn tham gia vào các tình tiết vô sỉ vả mặt khoe khoang… nếu làm như vậy chắc chắn sẽ khiến hình tượng nhân vật chính rối loạn mất kiểm soát, khiến người đọc vừa khó hiểu vừa khó chịu…

Link tham khảo

Các loại tính cách của nhân vật chính trong truyện ngôn tình

 

10 bước viết đại cương cho người mới!

 

4. Dẫn dắt truyện đi theo cốt truyện chính.

Có rất nhiều phương pháp dẫn dắt truyện đi theo cốt truyện chính. Nhưng cơ bản đều phải sử dụng một ‘tiêu ký’ để đánh dấu từng bước phát triển trong nội dung truyện có đi theo cốt truyện chính hay không.

Có người dùng sự xuất hiện của nhân vật để làm tiêu ký, có người lấy sự xuất hiện của bảo vật làm tiêu ký, có lấy các mốc thời gian trong truyện làm tiêu ký… Nhưng theo mình đề nghị thì phần lớn truyện nên lấy bản đồ biến hóa để làm tiêu ký. Ví dụ cốt truyện phát triển theo bản đồ mà nhân vật chính xuất hiện lần lượt từ Tân thủ thôn – Trấn – Thành – Quốc gia – Lục Địa – Thế Giới – Vũ trụ…

Vì sao vậy? Mình sẽ dùng vài tình huống đơn giản nhất để giải thích:

A- Thể loại thi đấu thể thao. Nhân vật chính chuyển nhượng từ câu lạc bộ nhỏ đến câu lạc bộ lớn hơn, kỹ thuật, giá trị, kỹ năng cũng từng bước phát triển phù hợp theo cốt truyện.

B- Thể loại tu chân, huyền huyễn, tiên hiệp: hiện tại xuyên việt đến Tân thủ thôn đã trở thành thao tác lưu hành nhất, dễ dàng nhất, cũng là hình thức được độc giả dễ dàng tiếp nhận nhất. Sau đó thường là nhân vật chính sẽ gia nhập một cái môn phái, hoặc có thể tạo thế lực riêng từ từ dấn thân đến các ‘map’ cao cấp hơn.

C- Quan trường: Hiện tại thể loại quan trường hiện đại đã bị cấm nên mình chỉ xét về quan trường cổ đại. Trong đó thông thường chức vị của nhân vật chính sẽ có biến hóa dựa trên vị trí nơi ở ( bản đồ ) của hắn, đây là thao tác rất thường thấy.

D- Vương triều tranh bá: Loại tiểu thuyết này bên Trung khá kén chọn người viết, cũng khá ít thấy bởi vì lượng độc giả ít, mặt khác cũng dễ động chạm đến các chi tiết nhạy cảm. Nhưng ở giới tác giả sáng tác nước ta thì rất hay viết, một phần muốn ‘hả cơn giận’ đối với các truyện Trung xuyên tạc nói xấu nước ta, một phần độc giả Việt cũng khá ủng hộ thể loại truyện này. Đặc điểm chung của dòng văn này rất dễ thấy đi từ bản đồ nhỏ đến bản đồ lớn, dùng bản đồ làm tiêu ký cho việc phát triển cốt truyện.

Từ các ví dụ bên trên cho thấy, lấy địa điểm biến hóa thành tiêu ký cho cốt truyện phát triển khi viết đại cường có ưu điểm rất rõ ràng, đó chính là dễ dàng thúc đẩy tình tiết phát triển theo ý muốn. Điểm này đối với tác giả mới hiển nhiên mười phần trọng yếu.

Đối với các tác giả mới lực khống chế đối với tình tiết còn yếu, nếu không có tiêu ký rất dễ dàng khiến truyện đi chệch phương hướng từ đó dẫn đến bí văn. Còn lại nếu như tác giả lâu năm, có năng lực mạnh, kinh nghiệm khống chế tình tiết tốt thì có thể không cần dùng tiêu ký trên đại cương cũng được.

Ngoài ra địa điểm biến hóa cũng có thể trực tiếp song hành với hệ thống thăng cấp, ở Tân thủ thôn thì cấp nhỏ, đến bản đồ lớn hơn một chút thì cấp độ cũng tăng trưởng theo một chút. Đây chính là phương pháp khai thác hệ thống thăng cấp một cách tuyệt hảo rất thường gặp. Tuy nhiên để câu chuyện không bị ‘gượng ép’ thì ta cần phải cho việc ‘đổi map’ một cái giải thích hợp lý.

Nói tóm lại, vấn đề này trên đại cương bạn có thể tóm gọn lại trong vòng vài trăm chữ, chủ yếu đặt tiêu ký theo dòng thời gian phát triển của nội dung cốt truyện. Có thể đặt phục bút vào các tiêu ký để giúp câu chuyện phát triển hợp lý. Nhớ ghi rõ nội dung phục bút và thời điểm ‘gỡ phục bút’ để sau này không bị quên.

 

5. Thiết lập bối cảnh thế giới ban đầu.

Trong thời gian hoàn thành cốt truyện chủ yếu, các tác giả hiển nhiên sẽ có rất nhiều ý tưởng bay lượn trong đầu. Mặc kệ nó là ý tưởng gì, hãy nhanh chóng ghi chú lại. Những ý tưởng này chắc chắn sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều. Nếu không ghi lại, những ý tưởng thoáng qua này có thể biến mất vĩnh viễn.

Cũng có bạn tác giả chọn thiết lập bối cảnh thế giới xong rồi mới tạo nội dung tình tiết cốt truyện. Đây cũng là một lối thủ pháp riêng. Thế nhưng theo mình thì trong một số tình huống, khi viết cốt truyện thì thực tế bạn đã có dự định nó xảy ra ở bối cảnh thế giới như thế nào rồi. Vì vậy nên hoàn thiện cốt truyện đã, sau đó hoàn thiện bối cảnh thế giới.

Vì sao vậy? Nguyên nhân có hai điểm:

Thứ nhất, tình tiết chủ tuyến cùng với bối cảnh thế giới là cần tương quan hợp lý, trong quá trình phát triển tình tiết truyện và diễn biến bối cảnh thế giới cần không ngừng tiến hành sửa chữa cho phù hợp với nhau. Theo đó, việc sửa nội dung cốt truyện thực sự khá phức tạp, còn sửa nội dung bối cảnh thế giới dễ dàng hơn rất nhiều. Cho nên thiết lập bối cảnh thế giới để sau có lợi cho việc chỉnh sửa theo phù hợp với cốt truyện.

Thứ hai, sau khi hoàn thành nội dung cốt truyện, xây dựng bối cảnh thế giới sẽ dễ dàng và phù hợp với cốt truyện hơn rất nhiều. Nhưng mà cũng không phải mù quáng sửa chữa bối cảnh thế giới, mà ta có thể dùng việc xây dựng bối cảnh thế giới để phát hiện sai sót trong cốt truyện, tiến thêm một bước để hoàn thiện cốt truyện. Quá tuyệt!

Theo mình, xây dựng bối cảnh thế giới gồm các yếu tố chủ yếu sau: Bản đồ thế giới ( Càng chi tiết càng tốt, thậm chí mỗi cái phó bản nằm ở đâu, quái vật cấp mấy nằm ở vị trí nào, cây linh thảo nào nằm ở đâu… cũng nên vẽ ra nếu có thể. ), Bản đồ phân chia thế lực, các chi tiết quan hệ chặt chẽ với tình tiết truyện phong tục tập quán, tiền tệ, đo lường, các loại pháp luật quy định quy củ, môn quy… trong đó những gì không liên quan đến nội dung truyện thì không cần thiết lập.

Hạng mục cần chú ý cuối cùng chính là nếu bạn mới viết thì không nên quá phức tạp các thế lực, cuối cùng sinh ra hàng chục thế lực nghe rất ghê gớm nhưng bút lực tác giả không khống chế nổi, không viết ra được tinh túy trong đó.

 

10 bước viết đại cương cho người mới!

 

6. Hoàn thiện hình tượng nhân vật chủ yếu.

Căn cứ tình tiết tình huống đã được định sẵn từ cốt truyện, tiến hành thiết kế tính cách của nhân vật phụ có vai trò lớn trong truyện. Chẳng hạn như tình huống sức mạnh của nhân vật, bối cảnh gia đình gia tộc, cùng với những kinh lịch chủ yếu trong sách này.

Thậm chí ngoại hình, sở thích đam mê và phong cách nói chuyện cũng có thể thiết lập kỹ càng. Có thể căn cứ nhân vật đặc điểm thiết kế mấy cái kịch bản nhỏ tương quan theo cốt truyện. Tại trong quá trình phát triển kịch bản xen kẽ đi vào thật thích hợp.

Link tham khảo

Phỏng vấn Hội Thuyết Thoại Đích Trửu Tử: Tác giả dạy ngươi làm sao tạo dựng nhân vật

 

7. Tinh chỉnh một vài ‘đề cương nhỏ’.

Mỗi một phó bản hoặc bản đồ mới có thể chế định riêng cho nó một cái đề cương nhỏ. Tiêu chuẩn của Đề cương nhỏ này đại khái chia làm ba loại:

– Loại thứ nhất chỉ là đem từng cố sự trong Đại Cương chia tách thành một câu được đánh dấu. Chỉ cần khi viết đến tình tiết sẽ đem ra sử dụng, như vậy sẽ không xuất hiện tình trạng không phù hợp logic của truyện đã đề ra.

– Loại thứ hai là đem mỗi cái cố sự trong Đại cương chia thành một đoạn văn đánh dấu riêng, ghi chú tiêu đề cùng một đoạn văn nhỏ khái quát toàn bộ cố sự.

– Loại thứ ba là bản tóm tắt toàn bộ từng cố sự có phát sinh trong bản Đại Cương. Một số tác giả nổi danh thường dùng biện pháp này, nghe nói một vài tác giả có thể dùng khoảng 300 Chữ để thuyết minh một cố sự, một phó bản, đợi đến thời điểm viết lại dựa trên cơ sở 300 chữ này bổ sung các từ ngữ hình dung, chi tiết miêu tả v.v… triển khai thành vài nghìn từ tùy theo.

Đối với cá nhân mình, mình đề nghị các bạn mới nên chọn loại thứ hai. Nó vừa không quá sơ sài có thể dẫn đến sai sót, nhưng cũng không quá chi tiết như loại thứ ba. Dĩ nhiên, nó cũng không hề đơn giản. Việc tóm tắt ngắn gọn mà đầy đủ chi tiết là cả một nghệ thuật mà bạn cần trau dồi liên tục.

Tuy nhiên, nếu có bạn nào muốn sử dụng phương pháp thứ ba mình cũng có một chút gợi ý để các bạn làm tham khảo. Phương pháp này khá cổ điển, nhưng tính hiệu quả thực sự khá tốt.

Đầu tiên là đối với tình tiết nào đó tiến hành khái quát tổng thể đặc điểm, sau đó lợi dụng thời gian, địa điểm, nhân vật, nguyên nhân gây ra, trải qua, kết quả – Sáu loại yếu tố này mà triển khai một cái kịch bản nhỏ đối với cố sự. Đồng thời, trong quá trình bạn suy nghĩ về thiết lập cố sự này tất nhiên sẽ xuất hiện hoặc nhiều hoặc ít ý tưởng mới hoặc là sẽ gặp phải suy nghĩ cho rằng thiết lập của mình chưa hoàn hảo thì nên tiến hành ghi chép kỹ càng lại, sau này có thể từ từ hoàn thiện nó. Ở loại phương pháp này, điều quan trọng mình muốn nói với các bạn đó là yếu tố thời gian, dù có làm thế nào đi nữa dòng thời gian cũng phải cân nhắc cho hợp lý.

 

10 bước viết đại cương cho người mới!

 

8. Hoàn thiện thiết lập bối cảnh thế giới.

Trải qua uốn nắn kịch bản, chúng ta có khả năng phát hiện thiết lập ban đầu bối cảnh thế giới không đủ hoàn thiện hoặc là không đủ chính xác. Lúc này, chính là thời gian để dựa vào cốt truyện và các đề cương nhỏ bên trên đến tiến hành hoàn thiện thiết lập bối cảnh thế giới cuối cùng.

 

9. Xác định kết thúc cuối cùng.

Rất nhiều, rất nhiều tác giả đặt bút viết mà bỏ qua, thậm chí không hề nghĩ đến cái kết cuối cùng của truyện. Hậu quả thường là truyện không thể kết thúc, Thái giám!

Trên cơ bản, tất cả nội dung tình tiết đã được chúng ta bố cục sẵn, bày ra sẵn rồi, thực tế sau đó chúng ta cũng cần phải suy nghĩ, những tình tiết này phải chăng có lực hấp dẫn? Phải chăng loại kết thúc này không hợp logic và mục tiêu của truyện, rất có thể bị độc giả không thích hoặc thậm chí là khó chịu chửi mắng? Nếu bạn tìm ra vấn đề thì tốt nhất nên tìm cách thay đổi hoặc là xóa nó đi viết lại.

Điểm thứ hai tới nói, chính là suy nghĩ như thế nào làm những kịch bản này viết ra có lực hấp dẫn. Thông qua các loại thủ pháp nghệ thuật, thông qua các góc nhìn khác nhau đến thể hiện xung đột; Suy nghĩ trước sau kịch bản đặt phục bút vào như thế nào, như thế nào gây hiệu ứng đồng cảm, như thế nào chế tạo chi tiết huyền ảo, như thế nào khiến cho các loại tình huống trang bức vả mặt sảng khoái có thể đạt tới hiệu quả tốt hơn… từ đó đem tình tiết tiến hành tối ưu hóa lần cuối cùng.

 

10. Đại cương không thể nào thập toàn thập mỹ.

Sớm tối luôn sẽ có phiền phức xuất hiện cản trở quá trình viết truyện của bạn.

Đại cương có chi tiết đến mức nào đi nữa thì trước sau cũng khó tránh khỏi thiếu chu đáo. Trăm lần đắn đo vẫn ngại không đủ nhiều, vạn sự trước khi làm không thể không suy nghĩ. Cho nên trước khi sáng tác cần nhiều lần kiểm tra cân nhắc Đại cương.

Dù sao, một quyển sách ít thì mấy chục vạn chữ, nhiều thì mấy trăm vạn chữ thậm chí hơn ngàn vạn chữ, trong đó khó tránh khỏi có lúc thiết lập ban đầu bị lãng quên. Trong quá trình sáng tác mới xuất hiện cùng sửa chữa qua tên người, địa điểm, công pháp, chiêu thức, tình tiết các loại ghi chú kỹ càng, phòng ngừa xuất hiện tình huống có chi tình tiết trước sau không thống nhất.

Trong quá trình biên soạn tài liệu này hiển nhiên sẽ còn nhiều điểm sai sót. Tài liệu này liền xem như phao chuyên dẫn ngọc, xin mọi người chỉ điểm nhiều hơn. Hi vọng sẽ trợ giúp được các bạn phần nào đó trên con đường sáng tác truyện của mình.

=========

VTRUYEN

=========

Được rồi, hôm nay chia sẻ 10 bước viết đại cương cho người mới! kết thúc, đối với nội dung phía trên, mọi người muốn nói gì sao? Hoan nghênh bằng hữu nhắn lại cùng tiểu biên thảo luận một phen!

You may also like