Tháng 10 năm 2014, Yousafzai cùng nhà hoạt động Kailash Satyarthi đã đạt được giải Nobel Hòa Bình vì “ cuộc đấu tranh đàn áp trẻ em và thanh thiếu niên cũng như quyền được giáo dục của tất cả trẻ em”. Yousafzai đã trở thành người trẻ tuổi nhất được vinh danh trong giải thưởng này. Cô cũng viết hồi ký “I Am Malala” (tạm dịch: Tôi tên là Malala) được xuất bản với sự giúp đỡ của nhà văn Christina Lamb vào năm 2013.
Malala Yousafzai là một nhà hoạt động nữ quyền và luôn nhấn mạnh quyền năng của giáo dục, đối thoại và hòa bình. Vào ngày 12/7/1997, Malala Yousafzai được sinh ra tại Mingora, một thành phố thuộc Thung lũng Swat của Pakistan. Yousafzai học tại trường của bố cô bé – ông Ziauddin. Với niềm đam mê học tập, cô đã trở thành học sinh sáng giá trong toàn trường. Nhưng với tình thế hỗn loạn bởi các cuộc xung đột và chiến tranh kéo dài, lực lượng Hồi giáo Taliban đã ban hành lệnh cấm các bé gái tới trường.
Trên chiếc xe bus trở về nhà vào tháng 10 năm 2012, Yousafzai đã trở thành mục tiêu và bị bắn bởi 1 tay súng Taliban, đồng thời khiến cả hai người bạn cùng lớp của cô bị thương nặng. Vài ngày sau đó, cô được chuyển tới bệnh viện Birmingham’s Queen Elizabeth Hospital tại Anh để chữa trị vết thương trên đầu nghiêm trọng. Sau khoảng 5 tháng chữa trị, vào tháng 2 năm 2013, cô đã hồi phục hoàn toàn và tiếp tục theo học tại Birmingham. Vào tháng 7 năm đó, với sự tự tin và thông minh, cô đã phát biểu tại Liên Hợp Quốc về những trải nghiệm và tầm nhìn của mình về thế giới này. Quỹ Malala cũng được thành lập – một tổ chức phi lợi nhuận với nhiệm vụ tạo ra một thế giới mà mọi cô gái trẻ đều có quyền kiểm soát tương lai của mình.
Tháng 10 năm 2014, Yousafzai cùng nhà hoạt động Kailash Satyarthi đã đạt được giải Nobel Hòa Bình vì “ cuộc đấu tranh đàn áp trẻ em và thanh thiếu niên cũng như quyền được giáo dục của tất cả trẻ em”. Yousafzai đã trở thành người trẻ tuổi nhất được vinh danh trong giải thưởng này. Cô cũng viết hồi ký “I Am Malala” (tạm dịch: Tôi tên là Malala) được xuất bản với sự giúp đỡ của nhà văn Christina Lamb vào năm 2013.
Vào năm 2017, cô bắt đầu học tại trường đại học Oxford và năm 2018 là lần đầu tiên cô quay trở lại quê hương của mình kể từ khi rời đi.
Dưới đây là một số những trích dẫn truyền cảm hứng của Malala Yousafzai:
1. Về lĩnh vực giáo dục:
“ Tôi có quyền được giáo dục. Tôi có quyền được vui chơi. Tôi có quyền được hát. Tôi có quyền được nói chuyện. Tôi có quyền được đi chợ. Tôi có quyền được nói ra”.
2. Kể về khi bị bắn:
“Thân gửi các bạn, vào ngày 9 tháng 10 năm 2012, lực lượng Hồi giáo Taliban đã bắn vào bên trái của trán tôi. Họ cũng bắn những người bạn của tôi. Họ nghĩ rằng những viên đạn đó sẽ bịt miệng chúng tôi nhưng họ đã thất bại. Ngược lại, sự im lặng đó đã vang lên hàng ngàn giọng nói. Bọn khủng bố nghĩ rằng họ sẽ thay đổi mục tiêu và chặn đứng tham vọng của tôi. Nhưng không có gì thay đổi trong cuộc đời tôi ngoài việc: sự yếu đuối, nỗi sợ hãi và sự vô vọng. Sức mạnh, quyền lực và lòng dũng cảm đã được sinh ra từ đó. Tôi vẫn là Malala. Tham vọng của tôi vẫn vậy. Hy vọng của tôi vẫn ở nguyên đó.”
3. Về nạn mù chữ:
“ Vì thế chúng ta hãy bắt đầu 1 cuộc đấu tranh chống lại nạn mù chữ, sự đói nghèo và bọn khủng bố. Chúng ta hãy cầm những cuốn sách và bút lên, chúng là những vũ khí lợi hại nhất. Mỗi một đứa trẻ, một giáo viên, một cuốn sách hay một cái bút đều có thể thay đổi thế giới.”
4. Về hòa bình:
“Thân gửi các anh chị em, thế giới của người lớn có thể hiểu điều đó nhưng với trẻ em thì không. Tại sao những đất nước chúng ta gọi là “mạnh” thì họ cũng rất mạnh trong việc tạo ra chiến tranh mà không phải là việc mang lại sự hòa bình? Tại sao cầm 1 khẩu súng rất dễ nhưng tặng 1 cuốn sách thì lại khó đến thế? Tại sao tạo ra xe tăng thì dễ nhưng xây trường học lại quá khó?”
5. Chia sẻ câu chuyện của chính mình:
“Tôi thường nói rằng tôi kể câu chuyện của mình không phải vì nó đặc biệt mà vì đó là câu chuyện của rất nhiều bạn gái khác. Việc bạn nhận ra rằng bạn không cô đơn, rằng bạn đang sát cánh cùng hàng triệu chị em trên thế giới này – rất quan trọng”.
6. Về sức mạnh của trẻ em:
“ Tôi từng nghĩ rằng tôi phải đợi đến khi trưởng thành để lãnh đạo. Nhưng tôi nhận học được rằng ngay cả tiếng nói của 1 đứa trẻ cũng có thể được cả thế giới lắng nghe.”
7. Về khả năng lãnh đạo thế giới:
“Thế giới cần sự lãnh đạo dựa trên nhân quyền – không dựa trên số lượng vũ khí mà bạn có.”
8. Trong việc tạo nên sự khác biệt:
“ Chúng ta nghĩ chúng ta quá trẻ, những ý kiến của chúng ta có thể không đúng, và chúng ta cần trưởng thành để đem lại những sự thay đổi. Tôi lại không rằng như thế là đúng. Bất kỳ thứ gì bạn muốn làm bây giờ, bạn có thể làm chúng luôn.”
9. Về việc tin tưởng vào bản thân:
“ Tin tưởng vào lời nói của mình, vào chính bản thân và luôn theo đuổi ước mơ. Đặc biệt là những cô gái trẻ, họ ước mơ lớn nhưng họ trưởng thành, họ lại có xu hướng đánh giá thấp bản thân, họ không tin vào chính bản thân họ, họ không dám ước mơ lớn. Vì vậy, tôi luôn yêu cầu tất cả những cô gái trẻ hãy ước mơ lớn lên, lớn nhất có thể, và chỉ cần theo đuổi những ước mơ đó là bạn có thể làm bất kì điều gì.”
10. Trong việc sử dụng tiếng nói của mình:
“Chúng tôi cần khuyến khích các cô gái rằng tiếng nói của họ rất quan trọng. Tôi nghĩ rằng có hàng trăm, hàng nghìn Malalas trên thế giới này.”
Trạm Đọc tổng hợp