Sơn Hải Dị Thú Chí, Sơn Hải Kinh được xem là bách khoa toàn thư thời thượng cổ Trung Quốc. Bộ kỳ thư này mô tả các thần thoại, địa lý, động vật, khoáng vật, vu thuật, tôn giáo, cổ sử, y thuật, tập tục dân tộc ở thời kì cổ đại.
Sơn Hải Kinh được chia thành 2 phần: Sơn Kinh (5 quyển), Hải Kinh (8 quyển), Đại Hoang Kinh (4 quyển), Hải Nội Kinh (1 quyển), tổng cộng 18 quyển 31,000 chữ. Bộ sách này được lưu truyền qua nhiều thời kỳ, chứng thực có, truyền khẩu cũng có và mang nhiều màu sắc thần thoại.
Tuy vậy, đối vói các nhà sử học, đây là một bộ sách uyên thâm, có giá trị khoa học, đáng tham khảo cho những người nghiên cứu về văn học, sử học, dịch thuật, … Bộ “Dị thú chí” trích từ một phần của Sơn Hải Kinh, mô tả những loài dị thú thời xưa: Thanh Long, Chu Tước, Huyền Vũ, Bạch Hổ, Nhân Xà,… cùng nhiều loài vật khác mà bạn chắc chắn chưa bao giờ nghe qua.
Dưới đây là 103 loài Dị thú được liệt kê trong bộ sách, mời các bạn cùng xem!
1. Cửu Dư – 犰狳
Tựa như con thỏ mà mỏ chim, mắt cú mèo mà đuôi rắn, thấy người thì giả chết. Các nhà khí tượng cổ đại cho rằng Cửu Dư xuất hiện là dấu hiệu nông trại có châu chấu hại mùa. Cửu Dư có nguyên hình ở trong thực tại, còn được gọi là “Khải thử”, bởi vì cơ thể và hình dạng của nó giống như là một con chuột lớn khoác áo giáp. Cái vỏ trên người Cửu Dư được tạo thành bởi rất nhiều mảnh xương nhỏ, trên mỗi mảnh xương mọc ra một lớp chất sừng, vô cùng cứng rắn. Cho nên, bộ vỏ này đã trở thành vũ khí phòng thân tốt nhất của nó.
2. Thiên Cẩu – 天狗
Ở trong truyền thuyết Trung Quốc, hiện tượng nguyệt thực được gọi là “Thiên Cẩu ăn mặt trăng”, mọi người hoang mang lo sợ khua chiêng gõ trống bắn pháo để xua đuổi Thiên Cẩu. Loài động vật giống con cáo mà đầu trắng này rất có thể là một loài động vật có vú cổ đại nào đó, đã từng thật sự tồn tại qua.
3. Nhân Mã – 人马
“Nhân Mã” thật ra là một loài cá rất thần kỳ. “Nhân Mã” cũng được gọi là “Mã Nhân 马人”, toàn thân được bao phủ bởi mảng lớn vảy, trông rất giống cá chép thế nhưng thân hình lớn hơn. Tuy rằng cơ thể là cá, nhưng khuôn mặt lại rất giống ngũ quan của con người.
4. Nhân Xà – 人蛇
Nhân Xà ăn thịt người, bình thường Nhân Xà gặp phải con người sẽ cười to trước, sau đó mới nhanh chóng ăn tươi nuốt sống sạch sẽ. Thế nhưng tốc độ đi của Nhân Xà vô cùng chậm chạp, nếu như con người gặp phải Nhân Xà cười với mình, lập tức quay đầu chạy, Nhân Xà cũng không đuổi kịp con người.
Bản ghi chép về Nhân Xà có thể thấy trong ”Xà Phổ” mà Trần Nguyên Long triều Thanh viết: “Nhân Xà 人蛇, dài bảy thước, màu sắc như mực. Đầu rắn, đuôi rắn, thân rắn, đuôi dài khoảng một thước, mà tay người chân người, dài ba thước. Đi đứng như người, ra ngoài thì tập hợp theo bầy, thấy người thì cười cợt, cười chút thôi liền cắn. Nhưng đi rất chậm, nghe nó cười thì chạy ngay mới có thể thoát.”
5. Cửu Nhĩ Khuyển – 九耳犬
Điển tích của Cửu Nhĩ Khuyển được trích từ ”Quảng Đông Tân Ngữ – Thần Ngữ · Lôi Thần” của Khuất Đại Quân 屈大均 triều Thanh: “Thời Trần, Trần Hồng 陈鉷 người Lôi Châu 雷州 không con, nghề nghiệp săn bắt, nhà có Cửu Nhĩ Khuyển, rất linh. Hễ sắp đi săn, tai chó dự đoán, một tai nhúc nhích thì săn được một con, nhiều thì nhúc nhích ba bốn tai, ít thì một hai tai. Một lần đi săn, mà chín tai đều nhúc nhích, Hồng mừng lớn, cho rằng nhất định sẽ được nhiều thú, một khu có bụi gai, Cửu Nhĩ Khuyển quay chung quanh không đi. Lạ thay, có một trứng lớn, đường kính một thước, mang trở về, giông tố mãnh liệt. Trứng nở, chính là một nam tử, tay có chữ, trái viết Lôi 雷, phải viết Châu 州.”
(Còn tiếp)
Tác giả: Mao Đậu (Biên tập), Thôn Thôn (Minh họa),Mặc Ngư (Minh họa)