20. Hổ Giao – 虎蛟
Hổ Giao là quái giao không phải cá không phải rắn sống trong nước. Hổ Giao trong truyền thuyết có hai loại hình thái: một loại là mặt người thân cá đuôi rắn, bốn chân có vảy; một loại là mặt người thân cá đuôi thú. Tiếng kêu của Hổ Giao giống như chim uyên ương, ăn được thịt của Hổ Giao có thể phòng ngừa bệnh u bướu, mà còn thể trị các loại vết thương lở loét. Trong 《Đồ Tán》 của Quách Phác có viết: “Thân cá đuôi rắn, gọi là Hổ Giao.” Trong 《Bản Thảo Cương Mục》 của Lý Thời Trân cũng có ghi chép: “Có vảy gọi Giao.”
21. Phượng Hoàng – 凤皇
Phượng Hoàng 凤皇 là tên gọi khác của Phượng Hoàng 凤凰, con trống gọi là Phượng 凤, con mái gọi là Hoàng 凰, cùng Lân 麟, Quy 龟, Long 龙 gọi chung là tứ linh. Phượng Hoàng là vua của muôn chim, 《Bản Thảo Cương Mục》 của Lý Thời Trân miêu tả Phượng Hoàng: “Vũ trùng[3] ba trăm mà có sáu mươi là Phượng đứng đầu.” Phượng Hoàng là Chu Điểu (tức Chu Tước) của phương nam, tượng trưng cho đức hạnh và điềm lành. 《Bão Phác Tử》ghi Phượng có ngũ hành: “Do hành Mộc là nhân 仁, là xanh. Trên đầu Phượng xanh, do đó cũng gọi là đội nhân 戴仁. Hành Kim là nghĩa 义, là trắng. Phượng cổ trắng, do đó cũng gọi là buộc nghĩa 缨义. Hành Hỏa là lễ 礼, là đỏ. Phượng lưng đỏ, do đó cũng gọi là gánh lễ负礼. Hành Thủy là trí 智, là đen. Phượng ngực đen, do đó cũng gọi là hướng trí 向智. Hành Thổ là tín 信, là vàng. Dưới chân Phượng vàng, do đó cũng gọi là đạp tín 蹈信.”
[3] Thời cổ đại lấy trùng 虫 làm tên gọi chung của động vật. Cơ thể động vật có lông vũ (tức loài chim) gọi là vũ trùng 羽虫.
22. Chuyên Ngư – 鱄鱼
Chuyên Ngư là một loài quái ngư trong truyền thuyết, một cái khác nói giống cá trích bây giờ, thân khoác lông lợn, kêu lên giống như tiếng lợn; một cái khác lại nói tựa như rắn mà đuôi lợn. Truyền thuyết kể rằng Chuyên Ngư là điềm báo thiên hạ đại hạn, song song đó Chuyên Ngư còn là mỹ vị hiếm có thế gian, 《Lã thị Xuân Thu》 có nói: “Loài cá đẹp nhất, Chuyên của Động Đình.” Chuyên Ngư trong 《Đồ Tán》 của Quách Phác có nói: “Chim Ngung đỗ lại trong rừng, Chuyên Ngư ở chỗ nước sâu. Đều là điềm báo hạn hán, tai họa kéo dài khắp trời. Dự đoán không được, số nó chỉ khó hiểu.”
23. Ngung – 颙
Ngung là một loài quái điểu mặt người thân cú, bốn mắt có tai. Giống như Chuyên Ngư, cũng là điềm báo đại hạn. Truyền thuyết kể rằng năm hai mươi Vạn Lịch, chim Ngung tụ tập ở Ninh Tự thành Dự Chương, cao khoảng hai thước, bầy chim yến tước hót, là tháng năm đến tháng bảy hằng năm, hè nóng bức dị thường. Lại nói Nhâm Thìn[4] Vạn Lịch, chim Ngung tụ tập Dự Chương, mặt người bốn mắt có tai, mùa hè năm đó không có mưa, ruộng mạ khô héo. Thời cổ đại tướng mạo của Ngung có ba loại cách nói: một cái nói mặt người thân chim, bốn mắt có tai; một cái nói mặt người thân chim, hai mắt có tai; một cái nói là bốn mắt không phải chim mặt người.
[4] Thông thường, năm Nhâm Thìn được bắt đầu vào khoảng tháng 1 hoặc tháng 2 năm dương lịch và kết thúc vào khoảng thời gian tương ứng của năm dương lịch tiếp theo.
24. Hàm Dương – 羬羊
Hàm Dương là một loài quái thú, dáng vẻ giống như con dê, thế nhưng có cái đuôi ngựa, mỡ của loài dê này có thể trị khỏi bệnh tật về da cho con người. 《Nhĩ Nhã[5]》 ghi chép bề ngoài của Hàm Dương là: “Dê sáu thước là Hàm.” Trong 《Đồ Tán》 của Quách Phác có viết: “Dê ở Nguyệt Thị, chủng loại hoang dã. Nó cao sáu thước, đuôi đỏ như ngựa. Lấy gì xác định, sự kiến nhĩ nhã.”
[5] Nhĩ Nhã 尔雅 là bộ từ điển của Trung Quốc thời kỳ cổ đại, một trong những tác phẩm kinh điển của Nho giáo được xếp vào danh sách thập tam kinh. Nhĩ nghĩa là cận (gần), nhã nghĩa là chính (tức nhã ngôn – lời nói nhã nhặn), nên Nhĩ Nhã nghĩa là cận chính, tức là tiếp cận với quy cách ăn nói sao cho nhã nhặn, đúng mực. Nội dung chủ yếu của Nhĩ Nhã là giải thích và khảo chứng vốn từ ngữ Trung Quốc thời cổ đại.
25. Đồng Cừ – 䳋渠
Đồng Cừ là một loài kỳ điểu có thể tránh né thiên tai, dáng nó giống như chim núi, có lông vũ màu đen và chân màu đỏ, có thể dùng để trị các loại bệnh về da. Đồng Cừ còn được gọi là Dong Cừ 庸渠, Thảo Cừ 草渠, 《Vận Phủ Quần Ngọc》 viết: “Dong Cừ như chim cú, màu xám, chân gà, có tên khác là Thủy Cừ 水渠, tức gà nước ngày nay.”
(Còn tiếp)
Tác giả: Mao Đậu (Biên tập), Thôn Thôn (Minh họa),Mặc Ngư (Minh họa)