13 dấu hiệu của cha mẹ độc hại mà phần lớn mọi người (tuy gặp phải nhưng) không nhận ra

by admin

<Điều 5 có lẽ ai cũng gặp – Cha mẹ nên đọc để thay đổi, con cái đọc để biết nguồn gốc để sửa đổi bản thân>

Hầu hết các cha mẹ (thành thật mà nói) họ luôn làm những điều tốt nhất để đem lại sự dạy dỗ cho con được hạnh phúc và phát triển lành mạnh. Tuy nhiên, thậm chí chính bản thân họ có thể vô tình mắc phải sai lầm – những nguyên nhân có khả năng dẫn đến các cuộc hẹn trị liệu tâm lý trong tương lai.

Thật không may, một vài cha mẹ không những không thường xuyên vượt qua các lỗi lầm này, mà còn xoáy sâu vào danh mục độc hại ấy. Bất kể cha mẹ có mục đích trở nên độc hại hay không, vẫn còn tồn tại một số hành vi, điều mà có thể là nguyên nhân dẫn đến sự hủy hoại cảm xúc và tinh thần của đứa trẻ. Đến nỗi nó vẫn gây ảnh hưởng lớn, ngay cả khi chúng đã trưởng thành.

Nếu bạn gặp bất kỳ tình huống sau đây khi còn nhỏ, thì tỉ lệ cao là một hoặc cả hai trong phụ huynh của bạn (ít nhất là) khá độc hại.

1. Họ thất bại trong việc cho bạn sự khích lệ và an toàn

Một vài phụ huynh tin rằng thể hiện tình yêu qua thái độ nghiêm khắc là một việc quan trọng để đảm bảo rằng con họ có thể chăm sóc được bản thân chúng trong tương lai. Nếu bạn là một người tiếp cận phương pháp “dạy dỗ” này một cách thường xuyên, bạn có thể sẽ tin rằng nó có sự ảnh hưởng tích cực trong cuộc sống.

Tuy nhiên, nếu bạn thực sự sụp đổ ngay bây giờ vì bất cứ cảm giác thất bại hay từ chối nào, thì rất có thể điều này bắt nguồn từ sự từ chối của cha mẹ độc hại, khi mà họ không thể cung cấp cho bạn sự an toàn và khích lệ khi bạn còn nhỏ.

Yêu cho roi cho vọt có thể có kết quả thi thoảng, nhưng nó không phải là phương pháp duy nhất mà cha mẹ có thể đem lại trong trường hợp nếu họ muốn con mình trở thành một người trưởng thành trọn vẹn.

2. Họ là một nhà phê bình quá mức

Tất cả mọi người đều là “cha mẹ chỉ trích” theo thời gian. Không có yếu tố này, chúng ta có thể không bao giờ học được cách làm nhiều thứ đúng đắn, chẳng hạn như các công việc nhà, ví dụ việc giặt ủi đồ. Cha mẹ độc hại coi chúng theo một cách cực đoan như một nhà phê bình quá mức về tất cả mọi việc làm của đứa trẻ. Phụ huynh có thể mắc phải sai lầm trong việc tin rằng họ làm như vậy để đảm bảo rằng con cái mình tránh những lỗi lầm tai hại. Thật không may, hệ quả các hành vi này mang lại lại là nguyên nhân khiến đứa trẻ trở thành một người phê bình nội tâm nghiêm khắc và có thể bị rối loạn ranh giới khi ở quãng tuổi trưởng thành.

3. Họ đòi hỏi sự chú ý của bạn

Cha mẹ độc hại thường xuyên khiến con họ trở thành một phiên bản khác của họ bằng cách đòi hỏi sự chú ý của con họ mọi lúc. Điều này có thể được xem như là một sự ràng buộc giữa cha mẹ và con cái, nhưng nó thực ra lại là một mối quan hệ ký sinh khi mà sự đòi hỏi quá mức về thời gian và năng lượng của một đứa trẻ mà lẽ ra chúng nên tập trung vào việc rèn luyện các kỹ năng khác.

Mặc dù đôi khi nó có thể trở nên khó khăn, nhưng một cha mẹ mẫu mực sẽ cho phép con cái của họ đủ không gian để phát triển và trở thành chính nó mà không đòi hỏi một sự tương tác liên tục để phù hợp với những mong muốn của mình.

4. Họ làm những “trò đùa” độc hại với bạn

Tất cả cha mẹ thi thoảng trêu chọc con họ, nhưng họ lại coi đây là một trò đùa phổ biến, sự thật thì đó lại là một rắc rối lớn. Bạn không cần đáp lại các hành vi kiểu như vậy chỉ vì cha mẹ bạn hay trêu chọc về điều gì đó chẳng hạn như chiều cao hay cân nặng của bạn.

Sau cùng, điều này như một quá trình hủy hoại cũng như có thể khiến bạn cảm thấy thật tệ về bản thân. Nếu một cha mẹ có một sự quan tâm thích đáng để trò chuyện với con mình, họ nên thành thật và không phán xét, cũng như phản bác các hành vi mang ý nghĩa đùa cợt.

5. Họ lấy bạn ra để biện minh cho những hành vi tồi tệ (kiểu hay đổ lỗi)

Bạn đã và đang trưởng thành với một niềm tin rằng cha mẹ bạn trách móc về cảm xúc hoặc thể xác chỉ vì bạn xứng đáng với điều đó? Nếu vậy, bạn có thể vẫn biện minh cho các hành vi tồi tệ của người khác về giá trị của bạn. Cha mẹ độc hại có thể “đá xoáy” trong bất kỳ trường hợp nào miễn họ cảm thấy phù hợp, và điều đó để lại cho đứa trẻ hai sự lựa chọn: chấp nhận rằng cha mẹ chúng đã sai hoặc để trong lòng mình tất cả mọi tội lỗi. Trong hầu hết trường hợp, trẻ em, thậm chí cả những người lớn, đều chọn phương án thứ hai.

6. Họ không cho phép bạn bộc lộ các cảm xúc tiêu cực

Các bậc cha mẹ khước từ sự đáp ứng nhu cầu cảm xúc của trẻ và thắp sáng những cảm xúc tiêu cực của con mình. Nghĩa là họ đang dựng nên một tương lai của một đứa trẻ sẽ cảm thấy mình không có khả năng bộc lộ những gì chúng muốn. Điều này không có gì là sai khi giúp đỡ một đứa trẻ nhìn được mặt lạc quan của mọi tình huống. Tuy nhiên, nó lại hết sức thô bạo với những cảm xúc tiêu cực và những nhu cầu cảm xúc khác, điều này có thể dẫn đến trầm cảm và gây ra nhiều có khăn cho chúng khi trưởng thành ở góc độ đưa ra những cách giải quyết phù hợp với những điều tiêu cực (nghĩa là không biết phải đáp trả/đáp trả 1 cách lệch lạc với những cảm giác tồi tệ).

7. Dùng nỗi sợ để con trẻ tôn trọng cha mẹ

Sự tôn trọng và nỗi sợ không cần phải liên kết chặt chẽ với nhau. Trên thực tế, trẻ em càng cảm nhận được tình yêu, giúp đỡ, và kết nối thì càng có nhiều khả năng hạnh phúc khi trưởng thành. Mặc dù theo thời gian, sự kỷ luật sẽ có lúc cần thiết, cha mẹ không độc hại sẽ không dùng những hành động hay từ ngữ gây sợ hãi quá mức, điều thường trực phá hủy tinh thần con người. Trẻ em không cần phải sợ hãi để tôn trọng người lớn, và không cần phải cảm thấy lo lắng mỗi khi cha mẹ gọi điện hay là hỏi thăm.

8. Họ luôn luôn ưu tiên cảm xúc của mình trước

Cha mẹ có lẽ tin rằng cảm xúc của họ nên được đặt lên hàng đầu trong các vấn đề của gia đình, nhưng nó lại là một lối mòn trong tư duy bởi nó sẽ không giúp cho các mối quan hệ lành mạnh hơn. Dù cha mẹ cần phải là người đưa ra quyết định cuối cùng về tất cả mọi thứ từ bữa ăn tối đến các kế hoạch cho kỳ nghỉ, nhưng nó sẽ là điều cần thiết để cân nhắc các cảm xúc của các thành viên trong gia đình – bao gồm cả đứa trẻ. Cá nhân cha/mẹ độc hại sẽ luôn luôn ép buộc trẻ phải kìm nén cảm xúc của chúng để nhượng bộ cảm xúc của mình.

9. Họ cùng tham gia vào mục tiêu của bạn

Một trong hai cha mẹ của bạn đã từng trở nên quan tâm đến tiếp quản tất cả mọi việc bạn đang làm, thậm chí nó đi quá đến mức lặp lại các việc mà bạn từng làm? Điều đó dường như chỉ là hành động quan tâm đến cuộc sống của một đứa trẻ nhưng nếu việc đó xảy ra quá thường xuyên sẽ khiến đứa trẻ (trên thực tế) lại cảm thấy khó khăn hơn trong việc đạt mục tiêu của chúng.

Ví dụ, nếu bạn bán 50 chiếc hộp bánh quy, cùng lúc đó mẹ của bạn lại làm bánh quy và phân phát chúng cho hàng xóm, nó sẽ là một vật cản lớn cản trở mục tiêu bán bánh của bạn. Hành vi này có thể làm trật đường ray xuyên suốt toàn bộ cuộc sống nếu bạn vẫn cứ cho phép cha mẹ mình tiếp tục duy trì nó.

10. Họ sử dụng tội lỗi và tiền để điều khiển bạn (kiểu yêu thương cần có điều kiện)

Mỗi đứa trẻ đều được trải nghiệm những vấp váp lầm lỗi từ chính cha mẹ của mình, những cá nhân độc hại thường xuyên sử dụng các chiến thuật này một cách đều đặn. Thậm chí khi bạn đã là một người trưởng thành, cha mẹ bạn vẫn có thể điều khiển bạn bằng cách tặng bạn một vài món quà đắt tiền và sau đó mong đợi được đáp lại điều gì đó. Nếu bạn không đáp ứng được những gì họ muốn, họ sẽ cố gắng khiến bạn cảm thấy tội lỗi bởi việc “Tất cả những gì hoọ làm đều vì bạn”.

Cha mẹ lành mạnh biết rằng bản thân trẻ không nợ họ một phản hồi cụ thể để đổi lấy tiền của hay quà cáp, đặc biệt là khi những phần quà này không được đòi hỏi ngay từ đầu.

11. Họ đưa ra sự trừng phạt im lặng

Có thể khó nói chuyện với ai đó khi bản thân bạn đang tức giận, nhưng việc bỏ rơi một đứa trẻ bằng cách đối xử im lặng là rất tai hại và thiếu sự chín chắn. Tự ý đưa ra cách đối xử gây hấn thụ động này sẽ gây tổn thương bất kỳ mối quan hệ nào và khiến đối phương cảm thấy áp lực trong việc khắc phục tình hình, ngay cả khi họ không làm gì sai. Nếu cha mẹ quá tức giận để muốn một cuộc trò chuyện phù hợp, họ nên tự dành ra vài phút để giải bào chữa hợp lý thay vì ngang nhiên bỏ mặc con mình.

12. Họ bỏ qua ranh giới lành mạnh

Cha mẹ có thể biện minh cho việc theo dõi con cái không-rời-mắt của mình, thậm chí trong một số trường hợp nhất định, họ cần phải rình mò một chút để chắc rằng chúng vẫn được “giữ” một cách an toàn. Tuy nhiên, tất cả phụ huynh cần có khả năng thiết lập ranh giới cho mình, đặc biệt là đối với con ở tuổi thanh thiếu niên. Cha mẹ độc hại thường vượt quá các ranh giới này, và điều này gây ra không ít vấn đề.

Ví dụ, một phụ huynh độc hại sẽ mở phòng con của họ mà không cần gõ trước. Điều này thiết lập một mô hình khiến trẻ khó nhận biết và hiểu đúng về các ranh giới sau này trong cuộc sống.

13. Họ khiến bạn phải có trách nhiệm với hạnh phúc của họ

Nếu một trong những cha mẹ của bạn dành nhiều thời gian để kể cho bạn biết họ đã hi sinh cho bạn bao nhiêu để đổi lấy sự bất hạnh, thì họ đã đặt kỳ vọng không thực tế với vai trò của bạn trong cuộc sống của họ.

Không có đứa trẻ nào phải chịu trách nhiệm cho hạnh phúc của cha mẹ chúng. Ngoài ra, cha mẹ không bao giờ nên đòi hỏi trẻ từ bỏ những thứ khiến chúng hạnh phúc để (thậm chí là) đạt điểm số mong đợi. Nếu bị mắc kẹt trong tình huống này, khi trưởng thành trẻ sẽ rất khó hiểu rằng, tất cả chúng ta đều phải có trách nhiệm với hạnh phúc của chính mình.

Loại bỏ những người độc hại khỏi cuộc sống của bạn dường như là không thể, đặc biệt nếu một trong số họ là cha mẹ của bạn. Trừ khi bạn hành động, tuy nhiên, điều đó sẽ khó khăn hơn là việc sửa chữa những vết thương cảm xúc và tâm lý còn đọng lại mà bạn đã trải qua trong thời thơ ấu.

Đối với cha mẹ, về mặt tích cực, bất kỳ phụ huynh độc hại nào cũng nhận ra mình có mặt trong 13 chủ đề ở bài viết này, họ đều có thể được cải thiện bởi các cố vấn, được đào tạo, hỗ trợ phá vỡ các hành vi tiêu cực trong mình.

Yến Nhi dịch via A Crazy Mind

You may also like

Leave a Comment